Bài 28. Ca Huế trên sông Hương

Chia sẻ bởi Na Trần | Ngày 28/04/2019 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Ca Huế trên sông Hương thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:





CH�O M?NG
QUí TH?Y Cễ V? D? GI?
L?P 7C

KI?M TRA MI?NG
3
Câu hỏi kiểm tra bài cũ: (8đ)
Câu 1: Em hãy nêu ý nghĩa văn bản “Sống chết mặc bay”. (6đ)
Câu 2: Thái độ của tác giả đối với sự việc, con người xảy ra trong truyện “Sống chết mặc bay”. (2đ)
A. Thể hiện sự đồng cảm, xót thương cho người dân trong hoạn nạn do thiên tai.
B. Lên án thái dộ tàn nhẫn của bọn quan lại trước tình cảnh “ nghìn sầu muôn thảm” của người dân.
C. Cả A và B.
Câu hỏi kiểm tra các nội dung tự học: (2đ)
Câu 3: Em biết gì về xứ Huế và ca Huế?
Câu hỏi kiểm tra bài cũ: (8đ)
Câu 1: Em hãy nêu ý nghĩa văn bản “Sống chết mặc bay”. (6đ)
Câu 2: Thái độ của tác giả đối với sự việc, con người xảy ra trong truyện “Sống chết mặc bay”. (2đ)
A. Thể hiện sự đồng cảm, xót thương cho người dân trong hoạn nạn do thiên tai.
B. Lên án thái dộ tàn nhẫn của bọn quan lại trước tình cảnh “ nghìn sầu muôn thảm” của người dân.
C. Cả A và B.
Câu hỏi kiểm tra các nội dung tự học: (2đ)
Câu 3: Em biết gì về xứ Huế và ca Huế?
Phê phán, tố cáo thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu- đại diện cho nhà cầm quyền thời Pháp thuộc, đồng cảm, xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
Huế nổi tiếng với các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. (1đ)
- Ca Huế là hình thức sinh hoạt văn hoá thanh lịch, tao nhã. (0,5đ)
- Một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển. (0,5đ)
5
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
Hà Ánh Minh
Tiết CT: 109
Tiết: 109
I. Đọc- Tìm hiểu chú thích:
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
Tiết 109
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
a. Tác giả:
Em hãy nêu vài nét về tác giả?
Hà Ánh Minh.
b. Tác phẩm:
Văn bản được đăng trên báo nào ?
- Đăng trên báo “ Người Hà Nội”.
:
“Ca Huế trên sông Hương” thuộc kiểu văn bản gì ?
- Kiểu văn bản: Nhật dụng.
Văn bản nhật dụng là những vấn đề thời sự gần gũi diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
Vậy đâu là nội dung nhật dụng của văn bản này?
Phản ánh một nét đẹp trong văn hoá truyền thống của cố đô Huế: Ca Huế trên sông Hương.
Vậy em hiểu ca Huế là gì ?
Dân ca Huế nói riêng và vùng Thừa Thiên nói chung. Là một sinh hoạt văn hoá độc đáo của cố đô Huế.
9
Theo em đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng hư cấu ? Căn cứ vào đâu để kết luận?
Đây không phải là một truyện ngắn, một sáng tác văn học có tính hư cấu, mà là một bút kí ghi chép lại một cảnh sinh hoạt văn hóa: Ca Huế trên sông Hương.
Ca Huế là một di sản văn hóa đáng tự hào của người dân xứ Huế.
I. Đọc- Tìm hiểu chú thích:
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
Tiết 109
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
a. Tác giả:
Hà Ánh Minh.
b. Tác phẩm:
- Đăng trên báo “ Người Hà Nội”.
-Thể loại: Bút kí: Thể loại văn học ghi chép lại con người và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó.
- Kiểu văn bản: Nhật dụng.
d. Bố cục:
- Đoạn 1:Từ đầu đến Lí hoài nam: Giới thiệu chung về Huế- Cái nôi của dân ca.
- Đoạn 2: Còn lại: Những đặc sắc của ca Huế.
2 phần.
Phương thức:
- Đoạn 1: Nghị luận, chứng minh.
- Đoạn 2: Miêu tả, biểu cảm.
c. Giải từ khó:
Qua đó, theo em văn bản được viết theo thể loại gì?
Văn bản này được chia làm mấy phần, nêu nội dung từng phần?
Theo em, phương thức biểu đạt trong văn bản là gì?
I. Đọc- Tìm hiểu chú thích:
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
Tiết 109
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
Xứ Huế nổi tiếng về nhiều thứ, nhưng ở đây , tác giả chú ý đến sự nổi tiếng nào của Huế?
:
II. Đọc- Tìm hiểu văn bản:
1. Nội dung:
a. Huế- Cái nôi của dân ca.
Tại sao tác giả quan tâm đến dân ca Huế?
Hãy thống kê các làn điệu ca Huế, đặc điểm của từng làn điệu?
I. Đọc- Tìm hiểu chú thích:
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
Tiết 109
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
:
II. Đọc- Tìm hiểu văn bản:
1. Nội dung:
a. Huế- Cái nôi của dân ca.
Qua đó em có nhận xét gì các làn điệu ca Huế?
- Các làn điệu phong phú và đa dạng, sâu sắc, thấm thía về nội dung tình cảm: Hò trên sông, lúc cấy, lúc cày, chăn tằm, trồng cây…
- Nhiều điệu lí: lí hoài nam, lí hoài xuân …
Qua các làn điệu ca Huế, người dân Huế muốn thể hiện điều gì?
- Thể hiện đời sống nội tâm của con người.
Em hãy kể các nhạc cụ dùng trong ca Huế?
Đàn tranh
Đàn bầu
Đàn tì bà
Đàn nguyệt
Đàn nhị
Cặp sanh
I. Đọc- Tìm hiểu chú thích:
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
Tiết 109
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
:
II. Đọc- Tìm hiểu văn bản:
1. Nội dung:
a. Huế- Cái nôi của dân ca.
Qua đó, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
=> Phép liệt kê , thể hiện được sự phong phú về làn điệu, mang những nét đặc trưng của miền đất và tâm hồn Huế.
Bên cạnh cái nôi dân ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta?
Dân ca quan họ Bắc Ninh
Dân ca đồng
bằng Bắc Bộ
Dân ca các
dân tộc miền
Núi phía Bắc
và Tây Nguyên
I. Đọc- Tìm hiểu chú thích:
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
Tiết 109
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
:
II. Đọc- Tìm hiểu văn bản:
1. Nội dung:
a. Huế- Cái nôi của dân ca.
b. Những đặc sắc của ca Huế.
I. Đọc- Tìm hiểu chú thích:
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
Tiết 109
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
:
II. Đọc- Tìm hiểu văn bản:
1. Nội dung:
a. Huế- Cái nôi của dân ca.
b. Những đặc sắc của ca Huế.
- Cách thức biểu diễn:
+ Ca công: Lịch sự, duyên dáng, trẻ.
+ Nhạc công: Điêu luyện, dùng nhiều ngón đàn trau chuốt.
+ Dàn nhạc: Đàn tranh , đàn nguyệt, tì bà , đàn bầu.
=>Thanh lịch, tinh tế, mang đậm tính dân tộc.
I. Đọc- Tìm hiểu chú thích:
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
Tiết 109
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
II. Đọc- Tìm hiểu văn bản:
1. Nội dung:
a. Huế- Cái nôi của dân ca.
b. Những đặc sắc của ca Huế.
Vậy nghe ca Huế được diễn ra trong khung cảnh thời gian, không gian như thế nào?
- Cách thức thưởng thức:
+ Thời gian:
Đêm khuya.
+ Không gian:
rồng, bồng bềnh trên sông.
Trên con thuyền

Quang cảnh sông nước ở đây như thế nào?
- Quang cảnh sông nước đẹp huyền ảo , thơ mộng.
Em có nhận xét gì về cách thưởng thức ca Huế?
=>Cách thưởng thức độc đáo.
Đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
- Dùng phép liệt kê dẫn chứng , miêu tả kết hợp với biểu cảm.
THẢO LUẬN NHÓM NHỎ (2 bạn cùng bàn)
Tại sao có thể nói: Nghe ca Huế là một thú tao nhã?
Ca Huế được biểu diễn trên thuyền rồng bồng bềnh giữa sông Hương trong đêm trăng gió mát. Người nghe có thể nghe, ngắm nhìn rồi cảm nhận. Ca Huế là một thú thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức ; từ ca công đến nhạc công; từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc.
Do đó, có thể nói “Nghe Huế là một thú tao nhã”
Trước sự kiện “Nhã nhạc cung đình Huế” được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể (tháng 11/2003) và sau khi học xong văn bản “Ca Huế trên sông Hương” , em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về ca Huế?
Qua văn bản “Ca Huế trên sông Hương” em có nhận xét gì về người ca Huế, về con người xứ Huế?
I. Đọc- Tìm hiểu chú thích:
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
Tiết 109
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
II. Đọc- Tìm hiểu văn bản:
1. Nội dung:
a. Huế- Cái nôi của dân ca.
b. Những đặc sắc của ca Huế.
- Con người xứ Huế:
+ Tâm hồn người Huế qua các làn điệu dân ca: thanh lịch, tao nhã, kín đáo và giàu tình cảm.
+ Những người nghệ sĩ Huế biểu diễn trên thuyền: tài ba, điêu luyện.
I. Đọc- Tìm hiểu chú thích:
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
Tiết 109
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
II. Đọc- Tìm hiểu văn bản:
1. Nội dung:
a. Huế- Cái nôi của dân ca.
b. Những đặc sắc của ca Huế.
Ca Huế được hình thành từ đâu? Qua đó cho thấy tính chất nổi bật nào của Huế ?
- Sự hình thành của ca Huế: Từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình nhã nhạc trang trọng uy nghi.
- Nghe ca Huế là thú vui tao nhã.
Nhạc cung đình là nhạc dùng trong các buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến, thường có sắc thái uy nghi, trang trọng.
Nhạc cung đình
Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò, điệu lí …., bắt nguồn từ cuộc sống lao động hàng ngày, trong lao động sản xuất nên thường sôi nổi, lạc quan , tươi vui.
Nhạc dân gian
Ca Huế vừa sôi nổi , tươi vui lại vừa trang trọng, uy nghi.
Tại sao các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài vừa sôi nổi tươi vui vừa sang trọng uy nghi?
Khi viết “ Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm”, tác giả muốn cảm nhận sự huyền diệu nào của ca Huế trên sông Hương ?
Khiến người nghe quên cả không gian, thời gian , chỉ cảm thấy tình người . Ca Huế làm giàu tâm hồn con người. Ca Huế mãi mãi quyến rũ bởi vẻ đẹp bí ẩn của nó.
Qua văn bản này, em hiểu gì thêm về vẻ đẹp của xứ Huế ? Qua đó em có tình cảm gì với xứ Huế ?
Xứ Huế không những nổi tiếng về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà còn nổi tiếng về sản phẩm văn hóa độc đáo, một trong những sản phẩm đó là ca Huế. Con người Huế nội tâm thật phong phú, âm thầm, kín đáo và sâu thẳm.
Ca Huế là hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống, một sản phẩm văn hóa phi vật thể. Rất đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.
I. Đọc- Tìm hiểu chú thích:
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
Tiết 109
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
II. Đọc- Tìm hiểu văn bản:
1. Nội dung:
Qua tìm hiểu và phân tích, em hãy khái quát lại giá trị nghệ thuật của văn bản?
2. Nghệ thuật:
- Viết theo thể bút kí.
Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ.
- Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động.
3. Ý nghĩa văn bản:
Em hãy nêu ý nghĩa văn bản?
Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa dân tộc.
I. Đọc- Tìm hiểu chú thích:
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
Tiết 109
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
II. Đọc- Tìm hiểu văn bản:
1. Nội dung:
2. Nghệ thuật:
3. Ý nghĩa văn bản:
III. Luyện tập:
Địa phương em sinh sống có những làn điệu dân ca nào? Hãy kể tên các làn điệu dân ca ấy.
Hãy thể hiện một điệu dân ca mà em biết.
Lí con chuột, hát ru, hò lơ. (Dân ca Tây Ninh)
Lí cây bông, lí cây xanh. (Dân ca Nam Bộ)
TỔNG KẾT
Câu 1: Nội dung chính của văn bản “ca Huế trên sông Hương” là gì?
Ca ngợi vẻ đẹp của một hình thức sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế.
Câu 2 : Ca Huế được hình thành từ đâu ?
A. Nhạc dân gian.
B. Nhạc cung đình.
C. Nhạc thính phòng.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 3: Nghệ thuật chính của văn bản “ca Huế trên sông Hương” là:
A. Liệt kê
B. Miêu tả
C. Bình luận
D . Cả A, B, C đều đúng.
* Đối với bài vừa học:
- Học thuộc ghi nhớ và nội dung bài ghi.
- Thống kê lại những làn điệu dân ca Huế và tên những nhạc cụ được nhắc đến trong bài để thấy được sự đa dạng phong phú của hình thức ca Huế trên sông Hương.
- Sưu tầm thêm những làn điệu dân ca mà em biết.
- Tìm hiểu và học thuộc những làn điệu dân ca ở địa phương em.
- Đọc thêm văn bản: “Quan Âm Thị Kính”.
- Chú ý:
+ Đọc kĩ tóm tắt nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính.
+ Đọc kĩ trích đoạn Nỗi oan hại chồng và các chú thích để hiểu văn bản và các từ ngữ khó.
+ Tóm tắt ngắn gọn trích đoạn :Nỗi oan hại chồng.
+ Trả lời các câu hỏi SGK/120.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Chuẩn bị bài: “Dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu. Luyện tập (tt)”.
- Đọc kĩ lý thuyết, soạn câu hỏi SGK/96+97
Chuẩn bị trước các bài tập SGK/96+97 vào vở soạn.
GIỜ HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ CÙNG TẤT CẢ CÁC EM!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Na Trần
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)