Bài 27. Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Trần Nguyệt Vân | Ngày 26/04/2019 | 67

Chia sẻ tài liệu: Bài 27. Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo) thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh - Mạo Khê Đông triều
Trang bìa
Trang bìa:
SỰ BAY HƠI VÀ NGƯNG TỤ. GV: TRẦN NGUYỆT VÂN ĐV: THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH. KIỂM TRA BÀI CŨ.
BÀI 1.: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.
Bài 1: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của dự bay hơi.
A. Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào của chất lỏng.
B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
C. Không nhìn thấy được.
D. Xảy ra ở nhiệt độ xác định của chất lỏng.
BÀI 2.: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.
Bài 2: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:
A. Nước trong cốc càng nhiều.
B. Nước trong cốc càng ít.
C. Nước trong cốc càng nóng.
D. Nước trong cốc càng lạnh.
II.SỰ NGƯNG TỤ.
1. TÌM CÁCH QUAN SÁT SỰ NGƯNG TỤ.: TÌM CÁCH QUAN SÁT SỰ NGƯNG TỤ.
a) DỰ ĐOÁN.: DỰ ĐOÁN.
?: DỰ ĐOÁN.
Muốn dễ quan sát hiện tượng ngưng tụ, ta làm tăng hay giảm nhiệt độ? DỰ ĐOÁN.: DỰ ĐOÁN.
Dự đoán: Khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ sẽ xảy ra nhanh hơn và ta sẽ dễ quan sát hiện tượng hơi ngưng tụ. b) THÍ NGHIỆM KIỂM TRA.: THÍ NGHIỆM KIỂM TRA.
DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM.: THÍ NGHIỆM KIỂM TRA.
Dụng cụ thí nghiệm: +Hai cốc thuỷ tinh giống nhau. +Nước có pha màu. +Nước đá đập nhỏ. +2 nhiệt kế. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM.: THÍ NGHIỆM KIỂM TRA.
Tiến hành thí nghiệm: +Dùng khăn khô lau mặt ngoài của hai cốc. Đổ đầy nước màu tới 2/3 mỗi cốc. Một cốc dùng để đối chứng, một cốc dùng làm thí nghiệm. +Đo nhiệt độ của nước ở hai cốc. +Đổ nước đá vụn vào cốc làm thí nghiệm. Chú ý: Phải đặt hai cốc khá xa nhau. NHẬN XÉT.: BÀI TẬP KÉO THẢ CHỮ.
Chọn từ, cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau:
-Nhiệt độ ở cốc thí nghiệm ||thấp hơn|| nhiệt độ ở cốc đối chứng. -Có nước đọng ở mặt ngoài của ||cốc thí nghiệm||, không có nước đọng ở mặt ngoài ||cốc đối chứng||. -Nước trong cốc không thể thấm qua thuỷ tinh ra ngoài được: +Nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm ||không có màu||. Còn nước ở trong cốc ||pha màu||. -Các giọt nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm do hơi nước trong không khí gặp ||lạnh||, ngưng tụ lại. C) RÚT RA KẾT LUẬN.: KẾT LUẬN.
Khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ sẽ xảy ra nhanh hơn và ta sẽ dễ dàng quan sát được hiện tượng hơi ngưng tụ. 2. VẬN DỤNG.: VẬN DỤNG
C6: VẬN DỤNG
C6. Hãy nêu hai thí dụ về hiện tượng ngưng tụ. C7: VẬN DỤNG
C7. Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm TL C7: VẬN DỤNG
C7. Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành những giọt sương đọng trên lá. C8: VẬN DỤNG
C8. Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu nút kín thì không cạn? TL C8: VẬN DỤNG

C8: Trong chai đựng rượu xảy ra hai quá trình bay hơi và ngưng tụ.Vì chai được đậy kín, nên có bao nhiêu rượu bay hơi thì có bấy nhiêu rượu ngưng tụ. Do đó mà lượng rượu không giảm.

Với chai để hở miệng (không đậy nút), quá trình bay hơi mạnh hơn quá trình ngưng tụ, nên rượu cạn dần.

BTTN.: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI.
Hiện tượng nào sau đây là sự ngưng tụ?
A. Sương đọng trên lá cây.
B. Sương mù.
C. Hơi nước.
D. Mây.
GHI NHỚ.
GHI NHỚ.: GHI NHỚ.

- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.

-Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

-Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.
HDVN.: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.

-Vạch kế hoạch làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán đặc điểm của sự ngưng tụ, ghi vở.

-Đọc phần: Có thể em chưa biết.

-Làm các bài tập trong SBT.

-Chép bảng 28.1 SGK vào một trang của vở ghi.

-Mang vở bài tập Vật lí.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Nguyệt Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)