Bài 27. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Thành | Ngày 28/04/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 27. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

NHữNG TRò Lố HAY Là
VA-REN Và PHAN BộI CHÂU
Nguyễn ái Quốc
GV Lê Ngọc Thành

Chào các em !
TIẾT 109 - 110
HĐ 1 : KIỂM TRA BÀI CŨ
Phạm Duy Tốn
Phan Bội Châu
Nguyễn ái Quốc
Hoài Thanh
Bạn đã sai!
Chúc mừng bạn !
Bạn đã sai!
Bạn đã sai!
A
B
C
D
BT 1 : Tác giả của văn bản "Sống chết mặc bay" là ai?
BT 2 : Dòng nào sau đây nói đúng nhất nội dung hiện thực của văn bản "Sống chết mặc bay" ?
Cuộc sống cơ cực của người dân và thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.
Cuộc sống cơ cực của người dân trong cơn mưa lũ.
Thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước sinh mạng của người dân.
Cảnh sống sung túc, nhàn hạ của bọn quan lại.
Bạn đã sai!
Chúc mừng bạn !
Bạn đã sai!
Bạn đã sai!
A
B
C
D
- Cảnh khuya
- Rằm tháng giêng.
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Chúng ta đã biết tiểu sử Bác Hồ khi học các văn bản nào ?
CHỦ TỊCH
HỒ CHÍ MINH
HĐ 2 : I/ TÌM HIỂU CHUNG
1/ Tác giả :
Năm 1911 xuất dương tìm đường cứu nước đi sang Pháp và một số nước ở Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ.
Nguyễn ái Quốc là bút danh Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1919 - 1945.
Là vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại, là nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
Chủ tịch Hồ chí Minh khi đang
hoạt động ở Pháp
2/ Tác phẩm :
Truyện ngắn “Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu” ra đời từ một sự thật : Nhà đại cách mạng của Việt Nam Phan Bội Châu sau hai mươi năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước, đến năm 1925 ông bị thực dân Pháp bắt cóc ở Trung Quốc giải về nước. Ông bị giam ở nhà giam Hoả Lò – Hà Nội, Pháp xử ông tù chung thân (ở tù suốt đời). Do nhân dân trong nước và cả nhân dân tiến bộ Pháp đấu tranh đòi thả cụ nên sau đó Pháp phải ra lệnh ân xá cho cụ và đưa cụ về giam lỏng ở Bến Ngự (Huế)
Phan Bội Châu
Tượng và mộ cụ
tại Bến Ngự Huế
Quan lại triều đình
Huế trong một lần
đón tiếp Va-ren
ở Huế.
Va-ren vốn là đảng viên Đảng Xã hội Pháp (một đảng tiến bộ có hệ tư tưởng gần gũi với Đảng Cộng Sản) ; sau đó Va-ren phản bội Đảng này và được chính quyền Pháp cử làm Toàn quyền Đông Dương thay Méc-lanh - người trước đó đã bị nhà cách mạng Phạm Hồng Thái giết hụt . Va-ren trước ngày sang Đông Dương nhậm chức có tuyên bố sẽ quan tâm tới vụ cụ Phan. Ngay lập tức Nguyễn Ái Quốc đã viết tác phẩm “Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu” để phơi bày thực chất dối trá, lố bịch của Va-ren.
Truyện ngắn này được viết bằng tiếng Pháp đăng trên báo “NGƯỜI CÙNG KHỔ” năm 1925
Một số
bản in báo “NGƯỜI
CÙNG KHỔ”
3/ Bố cục :
- Chặng 1: Bốn tuần lễ Va-ren ở trên tàu trong hành trình từ Mác-xây đến Sài Gòn (Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù).
TRUYỆN KÝ
- Chặng 2: Varen đến Sài Gòn được đón tiếp nhiệt tình (Phan Bội Châu vẫn nằm tù).
- Chặng 3: Varen đến Huế được nghênh tiếp, dự yến tiệc, gắn mề-đay (Phan Bội Châu vẫn ở tù).
- Chặng 4: Varen ra Hà Nội, tiến hành cuộc hội kiến với Phan Bội Châu ở trong tù và những trò lố chính thức diễn ra.
Nhà tù
HOẢ LÒ
Hà Nội
thời Pháp
5/ Kiểu văn bản và đặc điểm của kiểu văn bản :
Đây là một truyện ngắn, hình thức có vẻ như là một bài ký sự (ghi chép sự việc có thực, kịp thời) nhưng thục ra là một truyện ngắn hư cấu.
Truyện được viết trước khi Va-ren sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương và thực tế sau khi sang Đông Dương cũng không có chuyện y gặp Phan Bội Châu ở Hoả Lò Hà Nội.
4/ Đọc - hiểu chú thích văn bản :
PARIS
Thủ đô nước Pháp
HĐ 3 : II/ TÌM HIỂU CHI TIẾT
1/ Bốn tuần lễ khi Va-ren ở trên tàu từ Mác-xây đến Sài Gòn:
Va-ren hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu trước khi sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương nhưng đó là lời hứa dối trá, hứa để vuốt ve, trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu.
Lời hứa đó thực chất là một trò lố bịch. Cụm từ “nửa chính thức hứa” và câu hỏi mang tính chất nghi ngờ của tác giả thể hiện điều đó. Thực tế Va-ren vẫn là Va-ren, một kẻ đứng đầu trong việc cai quản Đông Dương
Cảnh Pháp đón
rước Va-ren
ở Sài Gòn.
1925
2/ Va-ren đến nhà tù Hoả Lò Hà Nội gặp cụ Phan:
a/ Sự tương phản đối lập giữa Va-ren và người tù yêu nước nổi tiếng Phan Bội Châu:





VA- REN
- Là quan Toàn quyền.
- Bất lương nhưng là kẻ thống trị, đang đắc thắng.





PHAN BỘI CHÂU
Là một người tù.
Là người cách mạng vĩ đại, nhưng thất bại, bị đàn áp
Sự tương phản, đối lập ở mức độ cao. Tác giả đã dùng một khối lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc hoạ tính cách của Va-ren. Còn với cụ Phan, tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập.
Đây là một bút pháp, một cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thuý, sinh động, lý thú.
b/ Tên Toàn quyền Va-ren :
- Lời lẽ của Va-ren mang hình thức đối thoại đơn phương, gần như là độc thoại, tự nói một mình, vì cụ Phan không hề nói lại điều gì.
Lời lẽ của Va-ren mang hình thức ngôn ngữ gì ?
Qua ngôn ngữ gần như là độc thoại của Va-ren, động cơ, tính cách của y bộc lộ như thế nào ?
- Va-ren đã thể hện sự vuốt ve, dụ dỗ, bịp bợm một cách trắng trợn.
c/ Tên Toàn quyền Va-ren :
Phan Bội Châu đã có cách ứng xử với Va-ren như thế nào ? Qua hình thức ứng xử đó, thái độ, tính cáchcủa cụ như thế nào ?
- Cụ Phan dùng hình thức im lặng, phớt lờ, coi như không có Va-ren trước mặt. Qua đó bộc lộ thái độ khinh bỉ và bản lĩnh kiên cường trước kẻ thù.
Thảo luận : Đọc lại lời bình của tác giả. Trước thái độ “im lặng dửng dưng” của Phan Bội Châu, tác giả đã thể hiện giọng điệu như thế nào ? Điều đó có ý nghiã gì ?
- Giọng điệu hóm hỉnh, mỉa mai góp phần làm rõ thêm thái độ, tính cách cụ Phan.
Thảo luận : Tác phẩm có thể chấm dứt ở câu “Nhưng cứ xét bình tình… cũng như Va-ren không hiểu (Phan) Bội Châu” Nhưng ở đây đã có thêm đoạn kết, trong đó có lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và lời đoán thêm của tác giả thì giá trị câu chuyện có gì khác không ?
Đoạn kết một lần nữa góp phần nâng cấp tính cách , thái độ của Phan Bội Châu trứơc kẻ thù. Đồng thời tỏ thêm thái độ khinh bỉ của tác giả với Va-ren.
Thảo luận : Đọc lại lời Tái bút và nêu giá trị của lời T.B này ? Có gì thú vị trong sự phối hợp giữa lời lời kết và lời tái bút ?
Nếu với lời kết ở trên, thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu được thể hiện bằng hình thức im lặng, dửng dưng thì ở lời Tái bút mức độ cao hơn là hành động chống trả lại quyết liệt : nhổ vào mặt Va-ren.
Như thế, là với kẻ thù có nhiều cách tỏ thái độ. Chỉ im lặng dửng dưng thì chưa đủ mà còn phải nhổ vào mặt nó. Cách dẫn chuyện thật hóm, thật thú vị, và quan trọng hơn là làm tăng thêm ý nghĩa của vấn đề.
HĐ 4 : III/ TỔNG KẾT
Thảo luận : Hãy tổng kết lại nội dung và nghệ thuật văn bản ?
Đọc GHI NHỚ
HĐ 5 : IV/ LUYỆN TẬP
BT 1:
BT 2:
Thái độ của tác giả là đề cao, kính trọng thể hiện qua những chi tiết miêu tả, qua tường thuật những lời nói của cụ Phan.
Cụm từ “Những trò lố” trong nhan đề tác phẩm chính là xuất phát từ ý muốn trực tiếp vạch trần hành động lố lăng, bản chất xấu xa của Va-ren.
HĐ 6 : DẶN DÒ
1/ Đọc lại văn bản.
2/ Sưu tầm các mẩu chuyện về Bác trong giai đoạn hoạt động tại Pháp.
3/ Sưu tầm tư liệu về cuộc đời hoạt động cách mạng lẫy lừng của cụ Phan Bội Châu.
4/ Soạn “Ca Huế trên sông Hương” : Sưu tầm hình ảnh và thu âm vài làn điệu ca Huế.
Chaøo caùc em !

GV Lê Ngọc Thành
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)