Bài 27. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

Chia sẻ bởi Kim Thị Mỹ | Ngày 28/04/2019 | 15

Chia sẻ tài liệu: Bài 27. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

* Tác giả:
- Nguyễn Ái Quốc là tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động cách mạng từ năm 1919 đến năm 1945. Trong thời kì hoạt động ở Pháp, bút danh Nguyễn Ái Quốc gắn liền với tờ báo Người cùng khổ. Đây cũng là thời kỳ Người viết nhiều truyện kí và về sau được tập hợp trong quyển truyện kí Nguyễn Ái Quốc. Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được Nguyễn Ái Quốc viết năm 1925.

* Hoàn cảnh lịch sử:
- Phan Bội Châu là vị lãnh tụ cách mạng nổi bậc nhất vào những năm đầu thế kỉ XX. Năm 1913, thực dân Pháp ở Đông Dương đã kết án cụ tử hình vắng mặt. Năm 1925, Phan Bội Châu bị bắt cóc ở Trung Quốc, bị giải về giam ở Hỏa Lò chờ ngày xử án. Thực ra, lúc đầu chúng định thủ tiêu bí mật nhưng sự việc bị bại lộ, phải đem xử công khai, kết án tù chung thân. Nhưng trước sức ép của dư luận, chúng phải ra lệnh ân xá, đem Phan Bội Châu về giam lỏng ở Huế cho đến ngày cụ qua đời ( 1940).
- Va – ren vốn là một đảng viên Đảng xã hội Pháp nhưng y phản bội Đảng, được cử sang làm Toàn quyền Đông Dương thay cho Méc-lanh. Trước hoàn cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc đã viết tác phẩm này nhằm mục đích cổ động phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước đòi thả Phan Bội Châu và vạch trần bản chất bịp bợm của quan Toàn quyền Va-ren.



* NỘI DUNG:
- Bằng trí tưởng tượng sáng tạo và ngòi bút sắc sảo, tác giả đã dựng lên cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu trong nhà ngục Hỏa Lò, Hà Nội, để làm nổi bật sự tương phản gay gắt giữa hai nhân vật: một bên là tên trùm thực dân vừa xảo trá vừa trắng trợn, một bên là nhà ái quốc vĩ đại, với nhân cách cao thượng, kiên cường, bất khuất, người đại diện cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam.
- Tác phẩm vừa vạch trần bộ mặt của chủ nghĩa thực dân Pháp vừa ngợi ca người anh hùng tiêu biểu cho cuộc đất tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam.

* NGHỆ THUẬT:
Thành công nổi bật về nghệ thuật của truyện là tài năng hư cấu, tưởng tượng, nghệ thuật xây dựng nhân vật tương phản gay gắt, ngôn ngữ sắc sảo, giọng điệu đa dạng
Bài tập 1.
(?) Cảnh gặp gỡ của Va-ren và Phan Bội Châu trong truyện có diễn ra trong thực tế hay không? Tác giả dựng lên cảnh tượng ấy nhằm mục đích gì? Qua đó, em có thể rút ra nét đặc trưng của truyện là gì?

- Cảnh gặp gỡ ấy không diễn ra trong thực tế mà chỉ là sự tưởng tượng hư cấu của tác giả. Trong truyện cũng đã nói rõ điều này: “ Nhưng chúng ta hay theo dõi, theo dõi bằng đôi cánh của trí tưởng tượng”.
- Trong truyện, cảnh gặp gỡ đã được miêu tả sinh động như nó đã từng diễn ra. Điều đó chứng tỏ tài năng hư cấu nghệ thuật của tác giả. Dựng lên cảnh tượng ấy, tác giả nhằm mục đích vạch trần bổ mặt xảo trá, sự lừa mị của Va-ren cũng là của chủ nghĩa thực dân, đồng thời ngợi ca Phan Bội Châu - người anh hùng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở đầu thế kỉ XX. Tác phẩm cũng góp thêm tiếng nói vào phong trào đấu tranh đòi thả tự do cho cụ Phan Bội Châu, lúc đó đang sôi nổi trong cả nước.
- Qua đây có thể nhận ra một đặc điểm của truyện: khác với kí ghi chép sự việc và con người có thực, truyện chủ yếu dùng tưởng tượng, hư cấu, sáng tạo những bức tranh đời sống trên cơ sở hiện thực.
2. Bài tập 2.
Hãy xác định bố cục của truyện và đặt tên cho từng phần. Màu sắc kí sự trong truyện có tác dụng như thế nào đến việc bộc lộ chủ đề của tác phẩm?
- Truyện ngắn này có thể chia làm 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “ Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù”: Những lời hứa giả dối của một kẻ bịp bợm.
+ Phần 2. Tiếp đến “ không hiểu Phan Bội Châu”.“một tấn kịch”, một cuộc chạm trán.
+ Phần 3. Còn lại: Cuộc chạm trán chấm dứt.
- Về hình thức, truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu giống như một bài kí sự nói về chuyến đi của Va-ren, cuộc gặp gỡ giữa hắn và Phan Bội Châu. Màu sắc kí sự đã góp phần làm cho câu chuyện mang vẻ khách quan. Truyện hư cấu nhưng lại có vẻ như thật. Điều này cho ta thầy truyện ngắn của Nguyễn Ái Quốc được viết bằng tư duy nghệ thuật hiện đại.
3. Bài tập 3.
(?) Phân tích nhân vật Phan Bội Châu qua những cách thể hiện sau:
- Lời trực tiếp của người trần thuật.
- Lời miêu tả về thái độ, cử chỉ trong cuộc đối mặt với Va-ren.
- Lời các nhân chứng ở cuối truyện.
(?) Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật Phan Bội Châu?
Nhân vật Phan Bội Châu hiện ra qua 3 cách thể hiện, như đã nêu trong câu hỏi. Đây là cách miêu tả nhân vật qua nhiều điểm nhìn của người kể chuyện và của các nhân vật khác, nhưng vẫn rất thống nhất, để tăng sức thuyết phục của sự ngợi ca hình tượng nhân vật này.
- Lời trực tiếp của người kể chuyện ( ngôi thứ ba vô hình, nhưng luôn bộc lộ thái độ, tình cảm qua lời trần thuật, miêu tả, bình luận): “ con người đã hi sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy mặt bọn cướp nước mình…., bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”. Đó là những lời ngợi ca nồng nhiệt, chân thành với người anh hùng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Trong cuộc chạm trán với Va-ren, Phan Bội Châu chỉ được miêu tả rất ít, chỉ bằng một câu “ Nhưng, lạ chưa! Nhưng lời nói của Va-ren hình như lọt vào tai ( Phan) Bội Châu chẳng khác gì “ nước đổ lá khoai”, và cái im lặng dửng dưng của Phan Bội Châu suốt buổi gặp gỡ hình như làm cho Va-ren sửng sốt cả người”. Trong khi để Va-ren nói rất nhiều lời, tác giả lại nhấn mạnh vào sự im lặng của Phan Bội Châu và việc người tù vĩ đại ấy dửng dưng bỏ ngoài tai mọi lời lẽ thuyết phục của viên Toàn quyền. Đây chính là cách miêu tả nhân vật bằng thủ pháp đối lập triệt để. Nhân cách và chí khí của Phan Bội Châu còn được khắc họa qua lời các nhân chứng của cuộc nói chuyện. Nụ cười ruồi và việc nhổ vào mặt Va-ren là thể hiện sự giễu cợt, sự khinh bỉ cao độ của Phan Bội Châu với y.
4. Bài tập 4.
(?) Nhận xét về nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của tác giả qua hai chi tiết ở cuối truyện: “ Lời quả quyết của người lính gác ngục và lời một nhân chứng giấu tên trong “ Tái bút”?
 
- Hai chi tiết này tạo nên sự đa dạng cho cách trần thuật, không chỉ là lời của một người trần thuật duy nhất mà có thêm lời kể của người khác trong truyện.
- Tạo cho câu chuyện thêm tính khách quan bằng lời của các nhân chứng - những người đã chứng kiến cuộc gặp gỡ.
- Tạo cho kết thúc truyện yếu tố bất ngờ, thú vị, thậm chí cả khi truyện đã kết thúc, vẫn còn thêm phần “ tái bút”.
- Những chi tiết này làm tăng cấp sự thể hiện nhân vật Phan Bội Châu về thái độ trước kẻ thù. Đồng thời, cũng biểu lộ thái độ của chính tác giả với bọn thực dân thống trị.
5. Bài tập 5.
(?) Hãy phân tích nhân vật Va-ren khi gặp Phan Bội Châu?
( Chú ý đến chân dung, hành động, ngôn ngữ, bản chất của nhân vật)
 
- Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu được tác giả cho rằng đó là “ một tấn kịch”, “ một cuộc chạm trán” giữa “ một kẻ phản bội nhục nhã” và một “ vị thiên sứ”. Trong cuộc chạm trán ấy, chỉ có Va-ren nói còn Phan Bội Châu im lặng. Qua lời nói, cử chỉ, hành dộng, Va-ren thực sự là một kẻ lố bịch, trơ trẽn, nhỏ nhen, ti tiện. Chân dung của Va-ren được vẽ bằng bút pháp biếm họa:
- Trước hết, hắn là một kẻ phản bội, một kẻ ruồng bỏ đến ba làn: quá khứ, lòng tin, giai cấp. Đây là một tên Giu-đa không hơn không kém.
- Hắn gặp Phan Bội Châu trong một vai kịch sĩ: “ tay phải giơ ra bắt tay Phan Bội Châu, còn tay trái thì nâng cái gông to kệch đang xiết chặt Phan Bội Châu trong nhà tù ảm đạm”. Những chi tiết này có tác dụng vạch trần sự giả dối của Va-ren.
- Mục đích của chuyến thăm này là khuyên Phan Bội Châu đầu hàng, hợp tác với thực dân Pháp. Hắn thực hiện ngón mặc cả “ có đi có lại”. Để khuyên Phan Bội Châu, hắn dùng những lời lẽ thống thiết nhưng hết sức giả dối. Hắn không từ một thủ đoạn nào: ve vuốt, dụ dỗ, bịp bợm.
- Bản chất của Va-ren lộ rõ nhất qua hai chi tiết:
+ Hắn đưa ra các dẫn chứng và kết luận: “ Những vị ấy…đều đã lần lượt đốt cháy những cái mình đã tôn thờ và đang tôn thờ những cái mình đã đốt cháy”.
+ “ Ông hãy nhìn tôi này…! Trước tôi là đảng viên Xã hội đấy, và giờ đây thì tôi làm Toàn quyền…!
- Nhưng những lời của Va-ren chỉ là “ nước đổ lá khoai” vì một kẻ bịp bợm, phản phúc và trơ trễn như hắn làm sao hiểu được ý chí sắt đã của một “ đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng”!. 
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Kim Thị Mỹ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)