Bài 27. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Chia sẻ bởi Dong Thi My Thua | Ngày 07/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 27. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 thuộc Lịch sử 6

Nội dung tài liệu:

KHỞI ĐỘNG (Trò chơi):
Ai nhanh hơn? Ai chính xác hơn?
Trong vòng 60 giây:
N 1
N 3
N 4
N 2
Xem đại diện học sinh của nhóm nào ghi nhận được nhiều thông tin hơn và chính xác hơn.
Tiết 31 - Bài 27:
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Chuyên đề: Tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ học lịch sử 6
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Chuyên đề: Tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ học lịch sử 6
Tiết 31 - Bài 27:
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Chuyên đề: Tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ học lịch sử 6
Tượng Ngô Quyền ở Hải An, Hải Phòng
Chuyên đề: Tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ học lịch sử 6
I/ Giới thiệu về thân thế Ngô Quyền:
Theo Phả họ Ngô, Ngô Quyền sinh ngày 12/3 năm Đinh Tỵ (897), mất năm 944, một số tài liệu khác ghi ông sinh năm Mậu Ngọ 898. Ông còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương, người ấp Đường Lâm (nay là xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội).
Ngô Quyền sinh ra trong dòng họ hào trưởng có thế lực. Cha ông là Ngô Mân, từng làm chức Châu mục Đường Lâm, rất được người dân mến phục.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư (ngoại kỷ, quyển 5) mô tả: "Ngô Quyền có dung mạo khác thường, lưng có ba nốt ruồi. Các thầy tướng cho là lạ, rằng có thể làm chủ được một phương. Bởi thế, Ngô Mân mới đặt tên con là Quyền. Khi lớn lên, Ngô Quyền có tướng mạo khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, trí dũng hơn người, sức có. thể nâng được vạc”.
Chuyên đề: Tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ học lịch sử 6
II/ Trận chiến trên sông Bạch Đằng (938)
1. Hoàn cảnh
- Năm 937, Kiều Công Tiễn mưu phản:
+ Giết chủ tướng của mình là Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền đem quân ra Bắc trị tội Kiều Công tiễn.
+ Kiều Công Tiễn vội vã cầu cứu vua Nam Hán giúp sức.
-Vua Nam Hán chỉ đạo cho con trai Hoằng Tháo thống lĩnh một thủy quân hùng mạnh vượt biển sang sang đánh Ngô Quyền.
Chuyên đề: Tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ học lịch sử 6
II/ Trận chiến trên sông Bạch Đằng (938)
2. Diễn biến
2.1. Ngô Quyền bao vây và giết chết Kiều Công Tiễn:
Năm 938, Ngô Quyền tiến ra thành Đại La bắt giết Kiều Công Tiễn và tiến thẳng ra sông Bạch Đằng đón đánh giặc.
2.2. Kế hoạch của quân Nam Hán:
Năm 938, quân Nam Hán do Hoằng Thao kéo vào vùng biển nước ta
2.3. Kế hoạch tác chiến của Ngô Quyền:
- Xây dựng trận địa cọc ở cửu sông Bạch Đằng
- Cách đánh: Mai phục và phản công
→ Ngô Quyền cho thuyền nhỏ ra đánh nhử quân giặc.
→ Quân Nam Hán đuổi theo và lọt vào trận địa cọc.
2.4. Thủy chiến trên sông Bạch Đằng (xem phim TL)
Tiết 31 - Bài 27:
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Chuyên đề: Tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ học lịch sử 6
Ở Việt Nam hỏi đỉnh núi nào thiêng nhất trả lời: Yên Tử! Dòng sông nào lịch sử nhất trả lời: Bạch Đằng! Bạch Đằng dòng sông của những chiến thắng lớn dòng sông lịch sử:
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng...
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng - Chế Lan Viên)
Điểm đầu của sông Bạch Đằng là Phà Rừng
(ranh giới Hải Phòng và Quảng Ninh)
Nói đến Bạch Đằng là nói đến lời thề sát Thát nói đến khí thế xung thiên cọc Bạch Đằng. Cọc Bạch Đằng đã trở thành biểu tượng chiến thắng:
"Muôn năm còn soi đó
Sông oai hùng ngàn xưa
Những cọc lim bất tử
Nắng soi nghiêng bãi bờ"

(Ở trận địa cọc lim xã Yên Giang - Lê Hữu Lịch)
Chuyên đề: Tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ học lịch sử 6
Tiết 31 - Bài 27:
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Chuyên đề: Tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ học lịch sử 6
Bãi cọc Bạch Đằng ngày nay là chứng tích về truyền thống hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam
Năm Mậu Tuất 938, với chiến thắng Bạch Đằng vang dội, dân tộc ta thực sự đã đè bẹp được ý chí xâm lược của kẻ thù. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938, được ghi vào sử sách như một chiến công hiển hách, bất diệt, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại, chấm dứt ách đô hộ hơn 1000 năm của các triều đại phong kiến phương Bắc (Triệu- Hán-Ngô-Lương-Tùy-Đường…) mở ra một kỷ nguyên mới độc lập lâu dài và phát triển rực rỡ của dân tộc ta.

Chuyên đề: Tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ học lịch sử 6
II/ Trận chiến trên sông Bạch Đằng (938)
3. Kết quả:
- Trận Bạch Đằng 938 kết thúc hoàn toàn thắng lợi và diệt trừ mộng mở rộng xuống phía Nam của nhà Nam Hán (TQ).
- Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, lập ra triều Ngô và dựng kinh đô ở Cô Loa (Đông Anh, Hà Nội).
4. Kết quả:
- Kép lại thời kì hơn 1000 năm Bắc thuộc.
- Mở ra thời kì mới – độc lập lâu dài cho thế hệ về sau đó của dân tộc ta.
- Chiến thắng Bạch Đằng 938 để lại nhiều bài học quý về nghệ thuật quân sự -trận thủy chiến
Di tích bãi cọc Bạch Đằng huyền thoại
Ngày nay dấu tích bãi cọc gắn liền với trận đại thắng trên trên sông Bạch Đằng (Quảng Ninh), một biểu tượng cho truyền thống người Việt đánh giặc ngoại xâm từ phương Bắc.
Trong lịch sử giữ nước của dân tộc ta, sông Bạch Đằng đã từng ba lần chứng kiến quân và dân ta chiến thắng oanh liệt quân xâm lược phương Bắc hùng mạnh đều bằng các cây cọc gỗ cắm xuống lòng sông Bạch Đằng. Đó là chiến thắng Bạch Đằng năm 938, chiến thắng Bạch Đằng năm 981 và đỉnh cao là chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.

Năm 938, Ngô Quyền đóng cọc gỗ ở sông, đem quan khiêu chiến nhử quân giặc vào trận địa bố trí rồi tung quân đánh tan chiến thuyền giặc Nam Hán, mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự chủ của nước Đại Việt.

Năm 981, Lê Hoàn theo cách đánh của Ngô Vương Quyền, sai quân sĩ trống cọc gỗ ở sông để cản quân xâm lược nhà Tống, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc.

Đặc biệt, chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo đã khẳng định sức mạnh không thể nào lay chuyển được của quân dân Đại Việt, phá tan âm mưu cướp nước ta của đế quốc Nguyên - Mông.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dong Thi My Thua
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)