Bài 26. Sự bay hơi và sự ngưng tụ

Chia sẻ bởi Phạm Duy Hiển | Ngày 26/04/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Sự bay hơi và sự ngưng tụ thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

Kiểm ra bài cũ :
Câu hỏi : Thế nào là sự nóng chảy ? Sự đông đặc ?
Trả lời : Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là
sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
gọi là sự đông đặc.
Bài 26 :
SỰ BAY HƠI
Sự bay hơi
Nước mưa trên đường nhựa lại biến đi đâu khi Mặt
Trời xuất hiện sau cơn mưa ?
1. Nhớ lại những điều đã học ở lớp 4 về sự bay hơi :
Câu hỏi : Hãy tìm một số ví dụ về sự bay hơi của nước và một số chất lỏng khác ?
Trả lời:
- Khi chúng ta phơi áo quần.
- Rượu để trong cốc không đậy nắp sau thời gian sẽ không còn nữa.
2. Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những
yếu tố nào ?
a. Quan sát hiện tượng :
C1 : Áo lúc mặt trời lên khô nhanh hơn chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào ?
Trả lời : Phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ.
a. Quan sát hiện tượng : (tt)
C2: Áo lúc gió xuất hiện khô nhanh hơn lúc chưa có gió chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào ?
Trả lời : Phụ thuộc yếu tố gió.
a. Quan sát hiện tượng : (tt)
C3: Áo lúc căng ra khô nhanh hơn khi chưa được căng
chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào ?
Trả lời : Phụ thuộc vào yếu tố mặt thoáng.
b. Nhận xét :
Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
C4: Chọn từ thích hợp sau đây để điền vào chỗ trống : lớn, nhỏ, cao, thấp, mạnh, yếu.
- Nhiệt độ càng (1) . thì tốc độ bay hơi càng (2) . .
- Gió càng (3) . thì tốc độ bay hơi càng (4) . .
- Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng (5)
. thì tốc độ bay hơi càng (6) . .
Kết Quả:
cao (thấp)
lớn (nhỏ)
mạnh (yếu)
lớn (nhỏ)
lớn (nhỏ)
lớn (nhỏ)
cao (thấp) - lớn (nhỏ)] ; [mạnh (yếu) - lớn (nhỏ)] ; [lớn (nhỏ) - lớn (nhỏ)]
c. Thí nghiệm kiểm tra :
Muốn kiểm tra tác động của nhiệt độ đối với sự bay hơi của nước, ta phải làm cho nhiệt độ thay đổi, còn giữ nguyên diện tích mặt thoáng và không cho gió tác động, bằng thí nghiệm sau :
C5: Tại sao phải dùng dĩa có diện tích lòng dĩa như nhau ?
Trả lời :
Để có cùng điều kiện diện tích mặt thoáng.
C6: Tại sao phải đặt hai dĩa trong cùng một phòng không có gió ?
Trả lời :
Để loại trừ tác động của gió.
C7: Tại sao chỉ hơ nóng một dĩa ?
Trả lời :
Để kiểm tra tác động của nhiệt độ.
C8: Kết quả thí nghiệm thế nào thì có thể khẳng định dự đoán tốc độ bay hơi phụ thuộc nhiệt độ là đúng ?
Trả lời :
Nước ở dĩa được hơ nóng bay hơi nhanh hơn nước ở dĩa đối chứng.
d. vận dụng
C9: Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá ?
Trả lời :
Để giảm bớt sự bay hơi, làm cây ít bị mất
nước hơn.
C10: Để làm muối người ta cho nước biển chảy vào ruộng muối. Nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại trên ruộng. Thời tiết như thế nào thì nhanh thu hoạch được muối ? Tại sao ?
Trả lời :
Nắng nóng và có gió, vì khi có nắng và gió thi tốc độ bay hơi của nước nhanh hơn làm muối mau khô hơn.
Ghi nhớ :
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay
hơi.
- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Dặn dò
- Học ghi nhớ, C4, trả lời được các câu hỏi từ C1 đến C10.
- Xem trước bài 27: SỰ NGƯNG TỤ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Duy Hiển
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)