Bài 26. Sống chết mặc bay

Chia sẻ bởi Phan Thị Hoàn | Ngày 28/04/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Sống chết mặc bay thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy cô giáo và các em học sinh
Kiểm tra bài cũ
2.Qua hai văn bản :Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và Đức tính giản dị của Bác Hồ, em thấy được rõ nhất công dụng nào của văn chương?
1.Cho biết tên tác giả của văn bản:Ý nghĩa văn chương?
Công dụng của văn chương
Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng(nghĩa là văn chương phản ánh được chân dung muôn màu muôn vẻ của sự sống)
Văn chương sáng tạo ra sự sống:gây cho ta những tình cảm ta không có,luyện những tình cảm ta sẵn có.
Văn chương tô điểm& làm phong phú đời sống tinh thần của nhân loại
Tiết 105-106
Văn bản

Sống chết mặc bay
Phạm Duy Tốn
Tiết 105-106
Văn bản
Sống chết mặc bay
(Phạm Duy Tốn)
I.Đọc tìm hiểu chung
1.Tác giả:
+ Phạm Duy Tốn (1883-1925)
+Nguyên quán:Phượng Vũ -Thường Tín –Hà Tây (cũ)
+Là cây bút tiên phong trong sáng tác truyện ngắn mang khuynh hướng hiện thực những năm đầu thế kỉ XX
2.Tác phẩm
a)In trên Tạp chí Nam Phong-1918
Được đánh giá là “bông hoa đầu mùa” của truyện ngắn
hiện đại Việt Nam.
Tiết 105-106
Văn bản
Sống chết mặc bay
(Phạm Duy Tốn)
I.Đọc tìm hiểu chung
1.Tác giả
2.Tác phẩm:
b)Bố cục:
+Phần I:Từ đầu đến: “Khúc đê này hỏng mất”
=>Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân
+Phần II. Tiếp đến “Điếu mày!”:
=>Cảnh quan lại đánh tổ tôm trong khi “đi hộ đê”
+Phần III:Còn lại:
=>Đê vỡ và thảm cảnh của dân

Tiết 105-106:
Sống chết mặc bay
(Phạm Duy Tốn)
I.Đọc tìm hiểu chung
II.Tìm hiểu văn bản:
1.Cảnh nhân dân hộ đê:
*Tình huống :
gần 1giờ đêm
trời mưa tầm tã,nước sông Nhĩ Hà lên to
khúc đê làng X,phủ X hai ba đoạn đã thẩm lậu
*Người dân:
hàng trăm nghìn con người từ chiều …hết sức giữ gìn
kẻ thì thuổng,người thì cuốc,kẻ đội đất vác tre,nào đắp nào cừ,
bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân ,
người nào người nấy lướt thướt như chuột lột
Ai cũng mệt lử cả
*Không khí:
trống đánh liên thanh , ốc thổi vô hồi,tiếng người
xao xác gọi nhau

Cảnh dân phu hộ đê
Thảo luận:
1.Vì sao tác giả dùng kí hiệu X thay cho việc nêu tên địa danh cụ thể ?
A.Vì tác giả không nhớ những cũng không muốn bịa ra tên làng
B.Vì đó là tên của một địa danh đặc biệt
C.Vì cách dùng kí hiệu đó có tính chất ám chỉ phạm vi rộng hơn việc nêu tên một địa danh cụ thể
D.Vì nhà văn hư cấu nên câu chuyện do đó không cần nêu địa danh cụ thể
C
2.Phép tăng cấp là
một thủ pháp nghệ thuật sắp xếp chi tiết theo dụng ý:
tính chất,mức độ biểu thị của chi tiết sau cao hơn chi tiết trước.
Trong cảnh này,phép tăng cấp thể hiện qua những chi tiết nào?

+Trời mưa mỗi lúc một nhiều:
“mưa tầm tã->” mưa vẫn tầm tã trút xuống”
+Mực nước sông mỗi lúc một dâng cao:
“nước sông lên to quá”->”dưới sông
nước cứ cuồn cuộn bốc lên”
+Âm thanh ,không khí ngày càng ầm ĩ,
nhốn nháo ,că ng thẳng :
“tiếng trống,tiếng tù và,tiếng người xao xác gọi nhau”
+Nguy cơ đê vỡ mối lúc một gần



Biểu hiện của phép tăng cấp trong phần đầu của truyện
Thảo luận:
Thảo luận
3.Ngoài phép tăng cấp, đoạn văn còn sử dụng thành công nghệ thuật tương phản.Em hãy tìm những chi tiết có tính đối lập ,tương phản nhau trong đó?
Biểu hiện của thủ pháp tương phản trong đoạn :
+Thời gian:1 giờ đêm>< sự chống đỡ vất vả của người dân(…)
+Sức người(yếu dần, kiệt dần)>+Thế đê(yếu đi )>Thảo luận:
Tác dụng:
+làm nổi bật tính chất nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng cuộc sống và tính mạng người dân của hiện tượng (thiên tai lũ lụt và nguy cơ đê vỡ)
+làm nổi bật tình trạng vật lộn ,chống đỡ căng thẳng,vất vả đến cực độ của người dân trước nguy cơ vỡ đê

?Nêu tác dụng của việc kết hợp sử dụng hai thủ pháp nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong đoạn đầu văn bản?
Tiết 105-106:
Sống chết mặc bay
(Phạm Duy Tốn)
II.Tìm hiểu văn bản:
1.Nguy cơ vỡ đê và cảnh người dân hộ đê
Kết luận:
Bằng sự kết hợp khéo léo hai thủ pháp tăng cấp và tương phản cùng ngôn ngữ có tính gợi tả và gợi cảm cao nhà văn đã phản ánh được một cách chân thực tính chất nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng cuộc sống và tính mạng người dân của hiện tượng (thiên tai lũ lụt và nguy cơ đê vỡ
Đồng thời làm nổi bật tình trạng vật lộn ,chống đỡ căng thẳng,vất vả đến cực độ của người dân trước nguy cơ vỡ đê

Tiết 105-106:
Sống chết mặc bay
(Phạm Duy Tốn)
I.Đọc tìm hiểu chung
II.Tìm hiểu văn bản:
1.Nguy cơ vỡ đê và cảnh người dân đi hộ đê
2.Cảnh quan lại đi hộ đê
Quan lại ở trong đình

2.Cảnh quan lại khi đi “hộ đê”
Tiết 105-106:
Sống chết mặc bay
(Phạm Duy Tốn)
II.Tìm hiểu văn bản
2.Cảnh quan lại khi đi hộ đê
*Cảnh tượng bao quát:
+Đình cách xa khúc đê bốn năm trăm thước ,cao mà vững chãi…
dẫu nước to cũng không việc gì
+Quang cảnh:
-đèn thắp sáng trưng ,
-kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng …tấp nập
-Không khí: tĩnh mịch nghiêm trang ,,nhàn nhã
-Lính lệ khoanh tay xếp hàng nghi vệ tôn nghiêm
-Có mặt đầy đủ những kẻ có trách nhiệm :quan phụ mẫu,thầy đề,
đội nhất,thông nhì,chánh tổng…
-quan phụ mẫu cùng nha laị đang vui cuộc tổ tôm
=>Cảnh xa hoa,nhàn nhã,yên ổn
II.Tìm hiểu văn bản
1.Cảnh người dân hộ đê
2.Cảnh quan lại đi hộ đê
*Cảnh ngoài đê
Mưa gió ầm ầm,dân phu rối rít,gội gió tắm mưa như đàn sâu lũ kiến
Sắp sinh ra cảnh “nghìn sầu muôn thảm”





=>Cảnh vật lộn trong lo lắng,vất vả,khổ sở.
*Cảnh trong đình:
+Đình cách xa khúc đê bốn năm trăm thước ,cao mà vững chãi…dẫu nước to cũng không việc gì
+Quang cảnh:
đèn thắp sáng trưng ,rộn ràng …tấp nập, tĩnh mịch nghiêm trang ,nhàn nhã,nghi vệ tôn nghiêm
đầy đủ những kẻ có trách nhiệm :quan phụ mẫu,thầy đề, đội nhất,thông nhì,chánh tổng
quan phụ mẫu cùng nha laị đang vui cuộc tổ tôm
=>Cảnh hưởng lạc,nhàn nhã,yên ổn
><
><
Tiết 105-106:
Sống chết mặc bay
(Phạm Duy Tốn)
II.Tìm hiểu văn bản
2.Cảnh trong đình trước khi đê vỡ
*Cảnh tượng bao quát:có sự tương phản cao với cảnh dân phu hộ đê
*Hình ảnh trung tâm: Quan phụ mẫu:
-Dáng vẻ:uy nghi,chễm chện
-Đồ dùng:đầy đủ ,sang trọng,kiểu cách
-Theo hầu:kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng
-Cách nói năng:Không nói nhiều nhưng nói to ,hách dịch,
-Việc làm -sở thích:chỉ quan tâm đến nước bài cao thấp ,
-Cử chỉ, điệu bộ :xơi bát yến xong…ngồi khểnh vuốt râu,rung đùi,mắt mải trông đĩa nọc
Bức chân dung biếm họa về kẻ được coi là “phụ mẫu”của dân nhưng chỉ thích ăn chơi hưởng lạc nhàn nhã
Bài tập nhanh:
Em hãy sắp xếp những chi tiết sau thành từng cặp chi tiết có tính đối lập nhau?
a/ Dân phu rối rít,xao xác
b/ quan xơi bát yến xong…ngồi khểnh vuốt râu,rung đùi,mắt
mải trông đĩa nọc
c/ mọi người đều giật nảy mình
d/ quan vẫn điềm nhiên…lăm le chờ hạ
e/ có người khẽ nói:”Bẩm dễ có khi đê vỡ”
g/ quan cau mặt gắt:”Mặc kệ”
h/ ai nấy đều nôn nao sợ hãi
i/ quan thản nhiên
k/ Quan quay ra quát người dân đã chạy vào báo tin đê vỡ:
“Đê vỡ thời ông cách cổ chúng mày,thời ông bỏ tù chúng mày
… Đuổi cổ nó ra”
l/ quan ù ván bài to:vỗ tay,vừa cười vừa nói
m/ Đê vỡ,dân lâm vào “tình cảnh thảm sầu ,kể sao cho xiết”
Tiết 105-106:
Sống chết mặc bay
(Phạm Duy Tốn)
-Thái độ:
+”dân chẳng dân thời chớ” “một nước bài cao bằng mấy mươi đê lở ruộng ngập”
+mọi người đều giật nảy mình>< quan vẫn điềm nhiên…lăm le chờ hạ
+có người khẽ nói:”Bẩm dễ có khi đê vỡ”>+ai nấy đều nôn nao sợ hãi>+quan ù ván bài to:vỗ tay,vừa cười vừa nói><Đê vỡ,dân lâm vào “tình cảnh thảm sầu”
II. Đọc hiểu văn bản
2.Cảnh trong đình
*Hình ảnh trung tâm:Quan phụ mẫu
Màn bi- hài kịch
Trong khi dân lâm vào thảm cảnh thì tên quan phủ vẫn thản nhiên ,thờ ơ ,vô trách nhiệm thậm chí còn đổ vấy trách nhiệm cho người dân .
Tiết 105-106:
Sống chết mặc bay
(Phạm Duy Tốn)
II. Đọc hiểu văn bản
2.Cảnh quan lại khi đi hộ đê
*Cảnh tượng bao quát
*Hình tượng trung tâm:Quan phụ mẫu
Kết luận:
Bằng việc sử dụng triệt để phép tăng cấp và tương phản,nhà văn
đã phản ánh được một thực tế:
Thiên tai là một loại tai họa đáng sợ của con người .Nhưng bọn
quan lại vô trách nhiệm,vô nhân tính như tên quan phủ còn đáng
sợ hơn bới sự vô trách nhiệm đó đã đẩy hàng trăm nghìn con người vào cảnh “sống không chỗ ở,chết chẳng nơi chôn”
Tiết 105-106:
Sống chết mặc bay
(Phạm Duy Tốn)
II. Đọc hiểu văn bản
2.Cảnh quan lại đi hộ đê
3.Thái độ của tác giả:
1.Theo em thái độ của tác giả thể hiện qua những yếu tố nào trong tác phẩm:
A.Nhan đề
B.Những câu bình luận,biểu cảm
C.Kết hợp cả hai phương án
Câu hỏi và bài tập

Tiết 105-106:
Sống chết mặc bay
(Phạm Duy Tốn)
II.Tìm hiểu văn bản:
3.Thái độ của tác giả
+Tình cảnh trông thật thảm
+Lo thay!Nguy thay!Khúc đê này hỏng mất.
+Ấy đó quan phụ mẫu cùng với nha lại đương vui cuộc tổ tôm ở trong đình ấy.Ngài mà còn dở ván bài thì dầu trời long dất lở, đê vỡ dân trôi,ngài cũng thây kệ
+ÔI!Trăm hai mươi lá bài đen đỏ có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế?....nhiều đường thú vị
+Than ôi!...thương xót cho đồng bào huyết mạch
+Mặc !Dân chẳng dân thời chớ…..Vậy mà không hiểu thời thật là phàm!
+Quan ù ấy là hạnh phúc!
+Ấy trong lúc quan ù ván bài to như thế khắp mọi nơi miền đó,nước tràn lênh láng…kể sao cho xiết
Tìm những câu bình luận ,biểu cảm của tác giả?
Tiết 105-106:
Sống chết mặc bay
(Phạm Duy Tốn)
Với người dân:
Chân thành tỏ lòng ai oán, cảm thương,xót xa cho cuộc sống lầm than cơ cực của người dân
Với bọn quan lại:
Ban đầu là sự mỉa mai phê phán,càng về cuối truyện càng bộc lộ rõ sự khinh bỉ,căm phẫn sâu sắc đối với bọn quan lại táng tận lương tâm
II.Tìm hiểu văn bản:
3.Thái độ của tác giả

Tinh thần nhân đạo
><

Giá trị hiện thực-tố cáo
Tiết 105-106:
Sống chết mặc bay
(Phạm Duy Tốn)
III.Hướng dẫn tổng kết
?Em hiểu thế nào về nhan đề truyện:Sống chết mặc bay?
=>tố cáo bọn quan lại vô trách nhiệm trước thảm cảnh của dân
Trong tác phẩm,hai thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nhất,
sử dụng hiệu quả nhất là thủ pháp nghệ thuật nào?
TRuyện có những giá trị nào về mặt nội dung?
Tăng cấp và tương phản
Phản ánh -tố cáo hiện thực:bọn quan lại vô trách nhiệm ,lòng lang dạ thú
và thể hiện tinh thần nhân đạo:cảm thương cho tình cảnh của dân
Tiết 105-106:
Sống chết mặc bay
(Phạm Duy Tốn)
III.Hướng dẫn Tổng kết:
Sống chết mặc bay
Nội dung
Lên án tên quan phủ “lòng lang dạ thú’
Cảm thương trước thảm cảnhdo thiên tai ,do sự vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền
Nghệ thuật
Kết hợp khéo léo thủ pháp
tăng cấp và tương phản
Ngôn ngữ
nhân vật và ngôn ngữ miêu tả sinh động






Tiết 105-106:
Sống chết mặc bay
(Phạm Duy Tốn)
IV.Luyện tập
Nhân vật quan phủ trong chuyện Sống chết mặc bay có thể làm dẫn chứng minh họa cho tính cách nào của con người?
Từ tác phẩm này,em rút ra cho mình bài học đạo đức nào ?
“Nếu ta sống thiếu trách nhiệm với chính bản thân ta đã tự biến mình
thành” đồ phế thải”.
Nếu ta thiếu trách nhiệm với gia đình ,ta đã giống một con thú hoang
Nếu sống thiếu trách nhiệm với nghề ,ta đã biến mình thành một tên vô dụng
Nếu ta sống thiếu trách nhiệm với quê hương ta chính là kẻ vô cảm , vô tri
Nếu thiếu trách nhiệm với đất nước ,ta chẳng khác gì một tên tội đồ “
Làm người trước hết phải sống có tình thương và trách nhiệm
Kính chúc thầy cô và các em vui khỏe
Bài học kết thúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thị Hoàn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)