Bài 26. Sống chết mặc bay

Chia sẻ bởi Hồ Thị Thu Trang | Ngày 28/04/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Sống chết mặc bay thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

SỐNG CHẾT MẶC BAY
(Phạm Duy Tốn)
Ngữ văn 7
Tiết CT: 105,106
Tuần CM: 28
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện và kiểm diện: CSBM báo cáo tình hình soạn bài.
2. Kiểm tra miệng:
HS1 câu 1: Nêu nội dung văn bản “Ý nghĩa văn chương”. (5 đ). Đọc thuộc lòng một đoan văn. (5 đ)
Đáp án câu 1: Văn chương là hình ảnh của sự sống và sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm mới, luyện những tình cảm vốn có làm cho đời sống tình cảm con người trở nên phong phú, sông rộng hơn nhiều. Văn chương sáng tạo ra sự sống. Đời sống nhân loại sẽ rất nghèo nàn nếu không có văn chương.
HS2 câu 2: Nêu nghệ thuật và ý nghĩa văn bản. (5 đ) Cho biết tác giả của bài Sống chết mặc bay. (5 đ)
Đáp án câu 2: Có luận điểm luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy sức thuyết phục.
Có cách nêu dẫn chứng đa dạng: khi trước, khi sau, khi hòa với luận điểm, khi làm một câu chuyện ngắn.
Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.
3. Bài mới:
I.Đọc-tìm hiểu chú thích:
1.Đọc
2. Tác giả, tác phẩm
Hãy nêu vài nét về tác giả Phạm Duy Tốn và tác phẩm Sống chết mặc bay.
Phạm Duy Tốn: một trong những nhà văn mở đường cho nển văn xuối quốc ngữ hiện đại Việt Nam.
Sống chết mặc bay là một trong những truyện ngắn thành công của tác giả Phạm Duy Tốn.
Em hãy tóm tắt truyện.
Truyện ngắn này xảy ta ở Bắc bộ, vào lúc một giờ đêm, nước sông Nhị Hà lên to quá, khúc đê X thuộc phủ X chuẩn bị vỡ. Dân phu kể hàng trăm nghìn người rất lo sợ khúc đê này hỏng nhưng trong đình, đèn thắp sáng trưng pha lê, lính tráng, kẻ hầu người hạ cho "quan phụ mẫu" đánh tổ tôm. Trước tin nguy cấp của đê vỡ quan phụ mẫu cùng nha lại tiếp tục đánh tổ tôm bất chấp, thờ ơ trước cảnh tượng nhốn nháo, lo sợ của dân chúng trong khi họ đi "hộ đê" và cuối cùng khúc đê ấy vỡ, nhân dân lâm vào tình trạng "nghìn sầu muôn thảm".
II. Đọc-tìm hiểu văn bản:
Truyện này có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung mỗi đoạn?
Bài văn chia ra làm 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu...hỏng mất: nguy cơ đê vỡ và sự chống đỡ của người dân.
Đoạn 2: tiếp theo...điếu này: cảnh chơi bài của bọn quan lại.
Đoạn 3: còn lại: cảnh đê vỡ nhân dân lâm vào cảnh thẩm sầu.
a)Nội dung
? Truy?n du?c x�y d?ng b?ng ngh? thu?t ch? y?u n�o?
Tương phản và tăng cấp
Haõy chæ ra 2 maët töông phaûn trong truyeän, phaân tích laøm roû hai maët ñoù?
Cảnh vỡ đê > < Cảnh trong đình
?Tìm chi tiết thuộc về cảnh người dân đang hộ đê trong trạng thái nguy kịch?
- Tác phẩm làm hiện lên những bức tranh hiện thực:
+ Về tình cảnh nhân dân trong nạn lụt được miêu tả với nhiều chi tiết chân thực. Hoàn cảnh (một giờ đêm, ở chỗ đê xung yếu nhất) nói lên tình thế căng thẳng, cấp bách đe dọa cuộc sống của người dân.
?Trong sự tương phản cực độ này, hình ảnh tên quan phủ đi hộ đê được tác giả khác họa ntn?
Không khí quang cảnh tĩnh mịch trang nghiêm, nhàn nhã đường bệ, nguy nga.
+ Đồ dùng của quan phủk khi hộ đê.
+ Dáng ngồi cách nói của tên quan phủ, cảnh tượng kẻ hầu người hạ.
+ Về sự lạnh lùng, vô trách nhiệm của bọn quan lại, trong đó đáng chú ý nhất là quan phụ mẫu.
Em hãy nêu dụng ý của tác giả của việc dựng cảnh tượng tương phản này?
- Thái độ của tác giả đối với con người, sự việc xảy ra trong truyện:
+ Thể hiện sự đồng cảm, thương xót người dân trong hoạn nạn do thiên tai.
+ Lên án thái độ tàn nhẫn của bọn quan lại trước tình cảnh, cuộc sống “nghìn sầu muốn thảm” của người dân.
?Em hãy phân tích, chứng minh sự tăng cấp trong sự miêu tả mức độ của trời mưa, của nước sông dâng cao của nguy cơ vỡ đê, của cảnh hộ đê vất vả căng thẳng của ngưởi dân ntn?
Cảnh trời mưa mỗi lúc một dâng cao nước sông nhị hà lên to quá dưới sông thì nước cứ cuồn cuộn bốc lên.
+ Âm thanh mỗi lúc một ầm ĩ. Tiếng trống vô hồi, tiếng gười í ới gọi nhau.
+ Sức người mỗi lúc một đuối.
+ Nguy cơ vỡ đê mỗi lúc một gần.
Em hãy phân tích và chứng minh sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê của tên quan ntn?
b)Nghệ thuật:
Với cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong đình của tên quan phủ mỗi lúc mỗi tăng làm rõ thêm tâm lí, tính cách nhân vật là như thế.
Em hãy nêu vài nét về nghệ thuật?
Xây dựng tình huống tương phản-tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại rất sinh động.
Lựa chọn ngôi kể khách quan.
Lựa chọn ngôn ngữ kể, tả khắc họa chân dung nhân vật sinh đông.
? Qua nhöõng ñoaïn vaên ñaõ ñöôïc phaân tích hay neâu nhaän xeùt veà giaù trò noäi dung phaûn aùnh vaø noäi dung nhaân ñaïo cuøng giaù trò ngheä thuaät.
Giá trị hiện thực.
Giá trị nhân đạo.
Giá trị nghệ thuật.
c)Ý nghĩa văn bản:
Em hãy nêu ý nghĩa của truyện?
Phê phán, tố cáo thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu-đại diện cho nhà cầm quyền thời Pháp thuộc; đồng cảm, xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1: Nêu nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
Đáp án câu 1: - Xây dựng tình huống tương phản-tăng cấp và kết thức bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn rất sinh động.
- Lựa chọn ngôi kệ khách quan.
- Lựa chọn ngôn ngữ kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật sinh động.

Phê phán, tố cáo thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu-đại diện cho nhà cầm quyền thời Pháp thuộc; đồng cảm, xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
5. Hướng dẫn HS tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học nội dung ghi, ghi nhớ SGK.
+ Nhận xét ngôn ngữ của nhân vật quan phụ mẫu và tính cách của y.
+ Tìm một số câu thành ngữ, tục ngữ gần nghĩa với thành ngữ Sống chết mặc bay.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Những trò lố hay là va-ren và Phan Bội Châu.
+ Chú ý: nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
Hẹn gặp lại!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thị Thu Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)