Bài 26. Sống chết mặc bay

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tình Thương | Ngày 28/04/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Sống chết mặc bay thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Nhiệt nhiệt chào mừng các thầy cô giáo về dự tiết học Ngữ văn
Bài 26: Văn bản: Sống chết mặc bay
(Phạm Duy Tốn)
KIỂM TRA BÀI CŨ
Hãy lựa chọn đáp án đúng trong các phương án trả lời sau:
Câu 1: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận?
A. Luận điểm
B. Luận cứ
C. Các kiểu lập luận
D. Cốt truyện
Câu 2: Các tác phẩm “Con hổ có nghĩa ”, “Mẹ hiền dạy con”, “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” thuộc thể loại nào?
A. Truyện ngắn hiện đại
B. Truyện trung đại
C. Tuỳ bút
D. Kí
KIỂM TRA BÀI CŨ
Hãy lựa chọn đáp án đúng trong các phương án trả lời sau:
Câu 1: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận?
A. Luận điểm
B. Luận cứ
C. Các kiểu lập luận
D. Cốt truyện
Câu 2: Các tác phẩm “Con hổ có nghĩa ”, “Mẹ hiền dạy con”, “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” thuộc thể loại nào?
A. Truyện ngắn hiện đại
B. Truyện trung đại
C. Tuỳ bút
D. Kí
Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
Truyện ngắn có vị trí như thế nào trong sự nghiệp văn chương của Phạm Duy Tốn?
Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Để đọc tốt văn bản này em cần lưu ý điều gì?
* Hướng dẫn đọc:
- Chú ý phân biệt các giọng đọc:
+ Giọng kể - tả của tác giả.
+ Giọng quan phụ mẫu luôn hách dịch, hống hách, nạt nộ.
+ Giọng sợ sệt, khúm lúm của thầy đề, dân phu.

Theo em truyện có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- 3 phần:
+ “Từ đầu ... không khéo thì vỡ mất”: Cảnh đê sắp vỡ
+ “Tiếp theo ... Điếu, mày!”: Cảnh hộ đê
+ “Tiếp theo ... kể sao cho xiết!”: Cảnh đê vỡ
Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Theo trình tự nào?
- Thời gian: Gần một giờ đêm
- Địa điểm: Khúc đê làng X thuộc phủ X
- Hoàn cảnh: Trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to, khúc đê hai, ba đoạn đã bị thẩm lậu.

Quan sát phần 1, cho biết cảnh đê sắp vỡ được miêu tả bằng các chi tiết nào? (Về thời gian, địa điểm, hoàn cảnh)
Bối cảnh ấy đã gợi lên điều gì?
Qua đó, em có nhận xét gì về cách mở đầu của truyện?
Em hãy kể tóm tắt nội dung phần hai của văn bản?
Quan sát và cho biết hai bức tranh miêu tả sự việc gì?
Em có nhận xét gì về hai sự việc đó?
Vậy em hãy phân tích làm rõ các mặt tương phản trong truyện?
Em hiểu thế nào là phép tương phản?
- Phép tương phản là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.
* Thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1: thời gian, địa điểm, không khí
+ Nhóm 2: cảnh tượng
+ Nhóm 3: thái độ trước và sau khi nghe tin đê vỡ
Dân phu hộ đê Quan phủ, nha lại đánh tổ tôm
trong đình

Dân phu hộ đê
* Thời gian, địa điểm: Gần một giờ đêm, trên khúc đê đã bị thẩm lậu.
* Không khí: Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau hộ đê.
* Cảnh tượng:
- Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn.
- Hàng trăm nghìn con người kẻ thuổng, cuốc, đội đất, vác tre... bì bõm dưới bùn lầy; gội gió tắm mưa như đàn sâu lũ kiến.
- Đê bắt đầu vỡ, tiếng người kêu rầm rĩ, một người nhà quê mình mẩy lấm láp, quấn áo ướt đầm, tất tả xông vào bẩm quan.
* Thái độ: Hết sức giữ gìn, trăm lo nghìn sợ. Bất lực trước sức trời.
Quan phủ, nha lại đánh tổ tôm trong đình
* Thời gian, địa điểm: Gần một giờ đêm, trong đình vững chãi, đê vỡ cũng không sao.
* Không khí: Tĩnh mịch, trang nghiêm.
* Cảnh tượng:
- Đèn thắp sáng trưng, nha lệ, lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng.
- Trên sập, quan phụ mẫu uy nghi chễm chện ngồi, xơi bát yến, vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc.
- Nghe báo đê vỡ, quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát mắng, đe doạ cách cổ, bỏ tù người báo tin... vẫn say sưa với ván bài sắp ù to.
* Thái độ: Điềm nhiên hưởng lạc, ung dung êm ái , khi cười khi nói vui vẻ dịu dàng, say sưa với ván bài, vui sướng tột độ khi được ù to.
Ngoài phép tương phản, em có nhận xét gì về việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả khi miêu tả những cảnh tượng ấy?
- Sử dụng nhiều từ láy gợi hình.
- Ngôn ngữ kể chuyện kết hợp miêu tả, biểu cảm và bình luận.
- Ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.
Qua đó, em cảm nhận như thế nào về cảnh dân phu hộ đê và cảnh quan phủ, nha lại trong đình?
Nghệ thuật tương phản kết hợp với việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả có tác dụng gì?
“Bên cạnh phép tương phản, tác giả còn kết hợp khéo léo với phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét tính cách nhân vật.”
Em có đồng ý với ý kiến trên không. Hãy chứng minh?
Việc kết hợp khéo léo phép tương phản với phép tăng cấp có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của truyện?
Quan sát phần ba, cảnh đê vỡ được miêu tả như thế nào?
Tác giả đã bộc lộ thái độ tình cảm gì trước tình cảnh đó?
Đặt trong toàn bộ truyện, phần này có vai trò gì?
THẢO LUẬN NHÓM
* Nhóm 1: Khái quát lại những nét nghệ thuật đặc sắc của truyên?
* Nhóm 2: Truyện giúp em hiểu gì về cuộc sống của người dân lao động và giai cấp thống trị đương thời cũng như thái độ, tình cảm của tác giả?
THẢO LUẬN NHÓM
Ngày nay, nhà nước ta đã quan tâm giúp đỡ nhân dân chống lũ lụt như thế nào?
Bài 1: Hình thức ngôn ngữ nào không được vận dụng trong truyện Sống chết mặc bay?
A. Ngôn ngữ tự sự E. Ngôn ngữ nhân vật
B. Ngôn ngữ miêu tả G. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
C. Ngôn ngữ biểu cảm H. Ngôn ngữ đối thoại
D. Ngôn ngữ người dẫn chuyện
Bài 2: Theo em, bốn chữ “Sống chết mặc bay” trong nhan đề của truyện ngắn này được Phạm Duy Tốn dùng với ý nghĩa gì?
A. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của những người dân quê.
B. Dùng để chỉ thái độ của giai cấp thống trị với việc hộ đê.
C. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của bọn chánh tổng và nha lại.
D. Là một vế của câu thành ngữ “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.
Bài 1: Hình thức ngôn ngữ nào không được vận dụng trong truyện Sống chết mặc bay?
A. Ngôn ngữ tự sự E. Ngôn ngữ nhân vật
B. Ngôn ngữ miêu tả G. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
C. Ngôn ngữ biểu cảm H. Ngôn ngữ đối thoại
D. Ngôn ngữ người dẫn chuyện
Bài 2: Theo em, bốn chữ “Sống chết mặc bay” trong nhan đề của truyện ngắn này được Phạm Duy Tốn dùng với ý nghĩa gì?
A. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của những người dân quê.
B. Dùng để chỉ thái độ của giai cấp thống trị với việc hộ đê.
C. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của bọn chánh tổng và nha lại.
D. Là một vế của câu thành ngữ “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.
Bài 1: Hình thức ngôn ngữ nào không được vận dụng trong truyện Sống chết mặc bay?
A. Ngôn ngữ tự sự E. Ngôn ngữ nhân vật
B. Ngôn ngữ miêu tả G. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
C. Ngôn ngữ biểu cảm H. Ngôn ngữ đối thoại
D. Ngôn ngữ người dẫn chuyện
Bài 2: Theo em, bốn chữ “Sống chết mặc bay” trong nhan đề của truyện ngắn này được Phạm Duy Tốn dùng với ý nghĩa gì?
A. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của những người dân quê.
B. Dùng để chỉ thái độ của giai cấp thống trị với việc hộ đê.
C. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của bọn chánh tổng và nha lại.
D. Là một vế của câu thành ngữ “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.
Hướng dẫn học bài:
- Đọc, kể tóm tắt lại truyện.
- Nắm nội dung và nghệ thuật của truyện.
- Làm BT2/SGK 83
- Chuẩn bị: Cách làm bài văn lập luận giải thích
+ Đọc kĩ đề bài SGK
+ Tìm hiểu các bước làm bài văn lập luận giải thích
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tình Thương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)