Bài 26. Sống chết mặc bay

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lệ Hằng | Ngày 28/04/2019 | 14

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Sống chết mặc bay thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

1. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc
cốt yếu của văn chưương là gì ?
Kiểm tra bài cũ

Câu 2: T�i sao n�i � ngh�a van ch��ng cđa Ho�i Thanh
l� m�t van b�n ngh� lu�n van ch��ng ?

Vỡ dẫn chứng trong bài viết là tác phẩm van chương
C� A v� B �Ịu sai
Vỡ nó nói về nguồn gốc cốt yếu của van chương
Theo em, dòng nào không phải là đặc sắc nghệ thuật trong bài Ý nghĩ văn chương ?

Sử dụng luận cứ hợp lí

B. Sử dụng phép tương phản

C. Văn viết có cảm xúc

D. Văn phong giàu hình ảnh
B
Sống chết mặc bay
Phạm Duy Tốn
TUẦN 29- BÀI 26
TIẾT 109, 110


TUẦN 29- BÀI 26
TIẾT 109, 110
VĂN BẢN:
SỐNG CHẾT MẶC BAY
( Vũ Duy Tốn)
I. ĐỌC - CHÚ THÍCH
1. Đọc - Tóm tắt tác phẩm:
2. Chú thích :
a.Tác giả:
- Phạm Duy Tốn (1883-1924).
- Quê: Thường Tín, Hà Tây ( nay thuộc HN)
Được coi là người đầu tiên có thành tựu về thể loại truyện ngắn VN.
Là một trong những nhà văn xuất sắc đầu thế kỉ XX.
Truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” là tác phẩm thành công nhất của ông.
TUẦN 29. BÀI 26
TIẾT 109, 110
VĂN BẢN:
SỐNG CHẾT MẶC BAY
( Phạm Duy Tốn)
I. ĐỌC - CHÚ THÍCH
1. Đọc - Tóm tắt tác phẩm:
b. Tác phẩm:
c. Từ khó/sgk
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1.Tìm hiểu khái quát :
TUẦN 29. BÀI 26
TIẾT 109, 110
VĂN BẢN:
SỐNG CHẾT MẶC BAY
( Phạm Duy Tốn)
- Thể loại: truyện ngắn.
- Phương thức biểu đạt chính: tự sự
- Ngôi kể: ngôi thứ 3
- Sự việc chính: cảnh trước và sau khi vỡ đê
- Nhân vật chính: quan phụ mẫu.
Bố cục: 3 đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến Khúc đê này hỏng mất: nguy cơ vơ đê và sự chống đỡ của người dân.
+ Đoạn 2: Từ “Ấy lũ con dân”  “điếu mày”: cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi “đi hộ đê”.
+ Đoạn 3: Phần còn lại: cảnh vỡ đê, nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu.
- Thể loại:
- Phương thức biểu đạt chính:
- Ngôi kể:
- Sự việc chính:
- Nhân vật chính:
- Bố cục:
2. Tìm hiểu chi tiết:
a. Cảnh đê sắp vỡ:
+ Không gian: Trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to.
+ Thời gian: Gần một giờ đêm
+ Địa điểm: Khúc sông làng X, hai ba đoạn đã thẩm lậu.
- >Sự nguy cấp của con đê, sự khắc nghiệt của thiên nhiên báo hiệu đê sắp vỡ.
* Công việc hộ đê :
+ Hình ảnh: Kẻ thì thuổng, người thì cuốc kẻ đội đất, kẻ vác tre....lướt thướt như chuột lột, mệt lử.
+ Âm thanh: Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau
=> Ngôn ngữ miêu tả: Sử dụng nhiều từ láy tượng hình kết hợp ngôn ngữ biểu cảm (Than ôi! Lo thay! Nguy thay!)
-> Cảnh tượng hối hả, khẩn trương >< nhốn nháo, nhếch nhác, căng thẳng và tuyệt vọng đến thảm hại của người dân trước sức trời.
=> người dân vô cùng vất vả, phải chống đỡ với thiên nhiên.
TUẦN 29. BÀI 26
TIẾT 109, 110
VĂN BẢN:
SỐNG CHẾT MẶC BAY
( Phạm Duy Tốn)
b. Cảnh quan phụ mẫu cùng sai nha đánh tổ tôm trong đình
* Trước khi đê vỡ
- Ngôi đình:ở trên mặt đê dẫu nước to thế cũng không việc gì
- Không khí và quang cảnh trong đình:
+ Đủ mặt những kẻ có quyền thế …
+ Đèn thắp sáng trưng …
-> Không khí, quang cảnh: tĩnh mịch, nghiêm trang, nhàn nhã, đường bệ, nguy nga
TUẦN 29. BÀI 26
TIẾT 109, 110
VĂN BẢN:
SỐNG CHẾT MẶC BAY
( Phạm Duy Tốn)
Cảnh quan phụ mẫu cùng lũ quan đang đánh tổ tôm
* Quan phụ mẫu
- Chân dung: uy nghi, chiễm chệ ngồi, tay trái …, chân phải.
- Đồ dùng: vật dụng: sang trọng: bát yến … tráp đồi mồi đầy trầu vàng, cau tía, rễ đậu, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng.
- Lời nói nói rất ít (thỉnh thoảng mới gọi):
- Việc làm: chơi bài, xơi yến
-> Miêu tả chi tiết, cụ thể, sinh động, đan xen bình luận và biểu cảm
=> Tên quan béo tốt, nhàn nhã, thích hưởng lạc, ham mê cờ bạc, vô trách nhiệm.
=>Thái độ của tác giả đối với dân và quan
+ Đồng cảm, xót thương (gián tiếp phản ánh tình cảnh thê thảm của người dân)
+ Mỉa mai, phê phán, bất bình với quan lại.
=>Nổi bật thực trạng phong kiến xưa: dân thì lầm than, quan chỉ lo hưởng lạc, vô trách nhiệm.
* Khi đê vỡ
- Tiếng kêu, khóc,....
-> tình cảnh nhân dân: hoảng loạn, sợ hãi.
-> Quan sở tại và nha lại: lo lắng, sợ hãi tăng dần.
- Quan phụ mẫu ù ván bài to  thờ ơ, vô trách nhiệm.
->NT: tương phản,đan xen lời bình luận, biểu cảm.
=> Là 1 kẻ ham mê cờ bạc một cách quá đáng, vô trách nhiệm đến độ thành tội ác, 1 kẻ lòng lang dạ sói, táng tận lương tâm, bất nhân.
* Đoạn cuối:
Khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; Kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!
->NT:miêu tả, ngôn ngữ biểu cảm, nghệ thuật tương phản
=> Khắc hoạ rõ nét cảnh lầm than cơ cực của nhân dân trong đại nạn đê vỡ và bản chất lòng lang dạ sói của viên quan được coi là cha mẹ dân càng thêm rõ nét, làm cho kịch tính của truyện càng trở nên gay gắt.
III. GHI NHỚ
1. Nội dung
- Hiện thực:
+ phản ánh cuộc sống đau khổ, lầm than, cơ cực của người dân trong xã hội phong kiến.
+ Bộ mặt thật của quan lại phong kiến.
- Nhân đạo:
+ thông cảm, xót thương
+ tố cáo, lên án …
2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật tương phản, tăng cấp.
3. Ý nghĩa
- Thể hiện tình cảm nhân đạo của tác giả.
Bài tập bổ sung
Tác phẩm Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn được viết theo thể loại nào ?

Bút kí

B. Tùy bút

C. Tiểu thuyết

D. Truyện ngắn
D
Bài tập bổ sung
1. Theo em, truyện ngắn Việt Nam được coi là hiện đại thì trước hết phải đáp ứng được yêu cầu gì ?

Có cốt truyên phức tại

B. Viết về người thật, việc thật ở thời hiện đại

C. Tác giả là người hiện đại

D. Viết bằng văn xuôi tiếng Việt
D
3. Trọng tâm miêu tả của tác giả trong truyện Sống chết mặc bay nằm ở đoạn nào ?

Đọan 1

B. Đọan 2

C. Đọan 3

D. Đọan 2 và 3
Bài tập bổ sung
C
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lệ Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)