Bài 26. Oxit

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lệ Thu | Ngày 23/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Oxit thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

1
HS1: Nêu khái niệm sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp, viết phương trình hóa học cho ví dụ.

Sự oxi hóa:
Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó nhiều chất phản ứng tạo thành 1 chất sản phẩm.
PTHH
3Fe (r) + 2O2 (k) to Fe3O4 (r)
S (k) + O2 (k) to SO2 (k)
Tiết 42 bài OXIT
KIỂM TRA BÀI CŨ
2
Tiết 42 bài OXIT
KIỂM TRA BÀI CŨ
HS2
Bài toán: Lập PTHH Lưu huỳnh tác dụng với Mg, Zn, Fe, Al tạo thành MgS, ZnS, FeS, Al2S3. (bài 2 trang 87 SGK)
Giải:
S + Mg  MgS
S + Zn  ZnS
S + Fe  FeS
3S + 2Al  Al2S3
3
KIỂM TRA BÀI CŨ
HS3
Bài toán: Tính V của khí oxi cần để đốt cháy hoàn toàn 44,8 lít khí Mêtan. Các thể tích đó được đo ở đktc.
Giải:
Tóm tắt: VCH4 = 44,8 lít, VO2 = ?
Tính:
Số mol của CH4, nCH4 = 44,8/22,4 = 2 mol.
PTHH CH4 (k) + 2O2 (k) to CO2 (k) + 2H2O (h)
1 mol 2 mol
2 mol  4 mol
Thể tích của oxi, VO2 = 4 * 22,4 = 89,6 lít.
4
Ngày 03/02/2009
YÊU CẦU
Các khái niệm: oxit là gì, có mấy loại oxit, vận dụng để nhận biết oxit thuộc loại nào
Viết đúng công thức hóa học của oxit, đọc tên oxit.
Thật cẩn thận khi viết CTHH và tính toán.
TIẾT 42: OXIT
5
I. ĐỊNH NGHĨA OXIT:
Có các oxit:
Đồng (II) oxit: CuO
Sắt (III) oxit: Fe2O3
Cacbon đioxit: CO2
Nhận xét:
Số lượng nguyên tố hóa học tạo nên oxit:
Oxit là hợp chất có 2 nguyên tố.
Thành phần nguyên tố tạo nên oxit:
 Trong oxit có một nguyên tố là nguyên tố oxi.
02
6
I. ĐỊNH NGHĨA OXIT:
 Định nghĩa: Oxit là hợp chất có 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Ví dụ: các oxit:
Đồng (II) oxit: CuO
Sắt (III) oxit: Fe2O3
Cacbon đioxit: CO2
7
II. CÔNG THỨC HÓA HỌC CỦA OXIT:
Hãy nêu qui tắc hóa trị?
 Trong hợp chất có 2 nguyên tố thì tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
Công thức tổng quát của oxit?
MxOy
Hóa trị của oxi?
Oxi có hóa trị II, CTTQ của oxit có thể ghi M2Oy.
+ Nếu hóa trị của M = II (y = II), công thức là: MO.
+ Nếu hóa trị của M ≠ II (y ≠ II), công thức là: M2Oy.
Chú ý: chỉ số phải tối giản.
8
II. CÔNG THỨC HÓA HỌC CỦA OXIT:
 Công thức tổng quát của oxit là MxOy
+ Nếu hóa trị của M = II (y = II), công thức là: MO.
+ Nếu hóa trị của M ≠ II (y ≠ II), công thức là: M2Oy.
Chú ý: chỉ số phải tối giản.
 Viết công thức hóa học của:
Oxit photpho, biết hóa trị của P = V.
Oxit crom, biết hóa trị của Cr = III.
 Ví dụ công thức hóa học của:
P2O5
Cr2O3
9
III. PHÂN LOẠI OXIT:
Dựa vào tính chất vật lý ta chia đơn chất ra làm mấy loại? Kể ra?
Kim loại: có ánh kim, thường dẫn điện, dẫn nhiệt.
Phi kim: không có những tính chất trên (trừ than chì dẫn điện...)
Dựa vào M là kim loại hay phi kim, ta chia oxit thành 02 loại: oxit axit và oxit bazơ. (axit và bazơ sẽ học ở bài 37).
10
III. PHÂN LOẠI OXIT:
 a. Oxit axit:
Thường là oxit của nguyên tố phi kim, oxit axit tương ứng với một axit.
Hãy kể một vài phi kim?
 Ví dụ:
SO3 tương đương với axit sunfuric H2SO4.
CO2 tương đương với axit cacbonic H2CO3.
P2O5 tương đương với axit photphoric H3PO4.
11
III. PHÂN LOẠI OXIT:
 b. Oxit bazơ:
Là oxit của nguyên tố kim loại, oxit bazơ tương ứng với một bazơ.
Hãy kể một vài kim loại?
 Ví dụ:
Na2O tương đương với bazơ natri hiđroxit NaOH.
CaO tương đương với bazơ canxi hiđroxit Ca(OH)2.
CuO tương đương với bazơ đồng hiđroxit Cu(OH)2.
12
III. PHÂN LOẠI OXIT:
 Phân biệt các oxit sau:
SO3
N2O5
CO2
Fe2O3
CuO
CaO
Oxit axit
Oxit bazơ
13
IV. CÁCH GỌI TÊN OXIT:
Nhắc lại định nghĩa oxit?
Gồm có nguyên tố oxi và một nguyên tố khác.
Vậy tên của oxit phải như thế nào?

Thể hiện được nguyên tố tạo nên.
Tên nguyên tố và oxit.
 Tên oxit : Tên nguyên tố + oxit.
Đối với các nguyên tố có nhiều hóa trị, làm sao biết trong oxit nguyên tố thể hiện hóa trị nào?
Như vậy trong tên của oxit phải thể hiện hóa trị của nguyên tố.
Nhắc lại có những loại oxit nào?
14
IV. CÁCH GỌI TÊN OXIT:
 Tên của oxit bazơ:
Tên kim loại (hóa trị) - oxit.
Ví dụ:
FeO - Sắt (II) oxit
Fe2O3 - Sắt (III) oxit
Fe3O4 - Sắt (II,III) oxit
15
IV. CÁCH GỌI TÊN OXIT:
 Tên của oxit axit:
Tiền tố - tên phi kim – tiền tố - oxit.
Chú ý: tiền tố là từ chỉ số nguyên tử của nguyên tố đứng sau nó.
Mono: 1 và thường không ghi / đọc ra.
Đi: 2; Tri: 3; Tetra: 4; Penta: 5.
Ví dụ:
CO - Cacbon oxit
CO2 - Cacbon đi oxit
P2O3 - Đi photpho tri oxit
16
Nhắc lại:
Định nghĩa oxit.
Kể các loại oxit.
Cách gọi tên các loại oxit.
Học bài ở nhà:
Làm các bài tập còn lại.
Chuẩn bị trước bài Điều chế oxi – phản ứng phân hủy.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lệ Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)