Bài 26. Luyện tập lập luận giải thích
Chia sẻ bởi Nguyễn Trường Tam |
Ngày 28/04/2019 |
20
Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Luyện tập lập luận giải thích thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
KÍNH CHÀO
QUÝ THẦY CÔ
VỀ DỰ GIỜ LỚP 7/2
Kiểm tra bài cũ
Nêu các bước làm bài và bố cục của bài văn lập luận giải thích?
1.CÁC BƯỚC: TÌM HIỂU ĐỀ VÀ TÌM Ý; LẬP DÀN BÀI, VIẾT BÀI; ĐỌC LẠI VÀ SỬA CHỮA.
2.DÀN BÀI:
- MỞ BÀI: GIỚI THIỆU ĐIỀU CẦN GIẢI THÍCH VÀ GỢI RA PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI THÍCH.
- THÂN BÀI: LẦN LƯỢT TRÌNH BÀY CÁC NỘI DUNG CẦN GIẢI THÍCH, CẦN SỬ DỤNG CÁC CÁCH LẬP LUẬN GIẢI THÍCH PHÙ HỢP.
- KẾT BÀI: NÊU Ý NGHĨA CỦA ĐIỀU ĐƯỢC GIẢI THÍCH ĐỐI VỚI MỌI NGƯỜI.
* LỜI VĂN GIẢI THÍCH CẦN SÁNG SỦA, DỄ HIỂU, GIỮA CÁC PHẦN, CÁC ĐOẠN CẦN CÓ LIÊN KẾT.
Luyện tập lập luận giải thích
Giáo viên: Nguyễn Thị Lệ Thu
Trường THCS Phan Bội Châu
Tiết 108
Tiết 108: LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
Đề bài: Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
I. Tìm hiểu đề và tìm ý:
1. Tìm hiểu đề:
-Kiểu bài: Giải thích
-Nội dung giải thích: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”
2.Tìm ý:
- Như thế nào là ngọn đèn sáng ? Ngọn đèn sáng bất diệt?
- Vì sao nói sách là ngọn đèn sáng bất diệt?
- Vì sao nói đến sách người ta luôn nghĩ đến trí tuệ con người?
- Tìm ví dụ cho thấy sách là trí tuệ bất diệt?
- Câu nói có phải là tôn vinh , ca ngợi giá trị của sách không?
- Tìm các câu nói khác để hiểu sâu vấn đề?
- Cần phải đọc sách như thế nào?
- Tình cảm, thái độ của con người đối với sách?
(Dẫn chứng)
(dẫn chứng)
Tiết 108: LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
I. Tìm hiểu đề và tìm ý:
II.Lập dàn ý:
III- Luyện tập viết bài:
HOẠT ĐỘNG NHÓM 5’
Nhóm 1: Mở bài
Nhóm 2: Đoạn 1 phần thân bài. ( Luận điểm 1)
Nhóm 3: Kết bài
IV. Đọc và sửa chữa:
MỞ BÀI:
Sách là kho tàng kiến thức của nhân loại. Những kiến thức mà con người đã chắc lọc và tích lũy hàng bao thế hệ để truyền lại cho mai sau. Chính vì vậy có một nhà văn đã nói: “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.”
THÂN BÀI:
Ý kiến đó hàm chứa nhiều ý nghĩa. “Ngọn đèn sáng” sẽ chiếu rọi, soi đường cho con người thoát khỏi cảnh tối tăm mù mịt, giúp họ nhận ra cái đúng cái sai, cái tốt cái xấu.Và ngọn đèn sáng bất diệt là ngọn đèn không bao giờ tắt, không bao giờ lụi tàn, nó sẽ mãi là nguồn ánh sáng vĩnh cữu. Trong văn học, hình ảnh của ánh sáng, ánh đèn, ngọn lửa còn là biểu tượng cho sự soi đường, chỉ lối, sự hiểu biết. Bởi thế, câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” đã khẳng định sách chính là công cụ, là phương tiện giúp con người mở mang trí tuệ và phát triển.
Thật vậy, nhờ có sách và chữ viết mà con người có thể lưu giữ và truyền lại những hiểu biết của mình. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la. Có thể nói sách là một thế giới thu nhỏ bao gồm nhiều lĩnh vực: khoa học, địa lí, lịch sử, sinh học, toán học, văn học... Đọc sách, chúng ta mới hiểu về lịch sử đất nước ta từ thời vua Hùng dựng nước, những trận đánh lẫy lừng gắn với các địa danh bất hủ: Bạch Đằng, Đống Đa, Chi Lăng...Điện Biên Phủ, Bến Tre... Đọc sánh, ta sẽ hiểu được những kì quan thiên nhiên của thế giới, những đại dương bao la, những châu lục rộng lớn, những dãy núi hùng vĩ.... Đọc sách, ta hiểu được tình cảm của con người; hiểu được nét văn hóa của các dân tộc khác nhau sống trên Trái Đất ... để từ đó con người biết đoàn kết, thương yêu nhau hơn. Sách thực sự là cánh cửa để ta nhìn ra thế giới xung quanh như nhà văn Gor- ki đã nói: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”.
Kết bài:
Nói tóm lại, sách chính là tri thức, không có sách thì không có tri thức. Vậy nên chúng ta phải luôn biết giữ gìn sách, giữ gìn những gì quí báu và bổ ích của sách để phát triển trí tuệ của mình. Hãy coi sách là loại vũ khí sắc bén để đánh bại sự ngu dốt.
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
- Xem lại dàn ý.
- Viết lại hoàn chỉnh bài văn theo dàn ý đã lập.
CHÚC CÁC EM NGOAN, HỌC GIỎI !
KÍNH CHÚC
THẦY CÔ GIÁO MẠNH KHỎE.
QUÝ THẦY CÔ
VỀ DỰ GIỜ LỚP 7/2
Kiểm tra bài cũ
Nêu các bước làm bài và bố cục của bài văn lập luận giải thích?
1.CÁC BƯỚC: TÌM HIỂU ĐỀ VÀ TÌM Ý; LẬP DÀN BÀI, VIẾT BÀI; ĐỌC LẠI VÀ SỬA CHỮA.
2.DÀN BÀI:
- MỞ BÀI: GIỚI THIỆU ĐIỀU CẦN GIẢI THÍCH VÀ GỢI RA PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI THÍCH.
- THÂN BÀI: LẦN LƯỢT TRÌNH BÀY CÁC NỘI DUNG CẦN GIẢI THÍCH, CẦN SỬ DỤNG CÁC CÁCH LẬP LUẬN GIẢI THÍCH PHÙ HỢP.
- KẾT BÀI: NÊU Ý NGHĨA CỦA ĐIỀU ĐƯỢC GIẢI THÍCH ĐỐI VỚI MỌI NGƯỜI.
* LỜI VĂN GIẢI THÍCH CẦN SÁNG SỦA, DỄ HIỂU, GIỮA CÁC PHẦN, CÁC ĐOẠN CẦN CÓ LIÊN KẾT.
Luyện tập lập luận giải thích
Giáo viên: Nguyễn Thị Lệ Thu
Trường THCS Phan Bội Châu
Tiết 108
Tiết 108: LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
Đề bài: Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
I. Tìm hiểu đề và tìm ý:
1. Tìm hiểu đề:
-Kiểu bài: Giải thích
-Nội dung giải thích: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”
2.Tìm ý:
- Như thế nào là ngọn đèn sáng ? Ngọn đèn sáng bất diệt?
- Vì sao nói sách là ngọn đèn sáng bất diệt?
- Vì sao nói đến sách người ta luôn nghĩ đến trí tuệ con người?
- Tìm ví dụ cho thấy sách là trí tuệ bất diệt?
- Câu nói có phải là tôn vinh , ca ngợi giá trị của sách không?
- Tìm các câu nói khác để hiểu sâu vấn đề?
- Cần phải đọc sách như thế nào?
- Tình cảm, thái độ của con người đối với sách?
(Dẫn chứng)
(dẫn chứng)
Tiết 108: LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
I. Tìm hiểu đề và tìm ý:
II.Lập dàn ý:
III- Luyện tập viết bài:
HOẠT ĐỘNG NHÓM 5’
Nhóm 1: Mở bài
Nhóm 2: Đoạn 1 phần thân bài. ( Luận điểm 1)
Nhóm 3: Kết bài
IV. Đọc và sửa chữa:
MỞ BÀI:
Sách là kho tàng kiến thức của nhân loại. Những kiến thức mà con người đã chắc lọc và tích lũy hàng bao thế hệ để truyền lại cho mai sau. Chính vì vậy có một nhà văn đã nói: “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.”
THÂN BÀI:
Ý kiến đó hàm chứa nhiều ý nghĩa. “Ngọn đèn sáng” sẽ chiếu rọi, soi đường cho con người thoát khỏi cảnh tối tăm mù mịt, giúp họ nhận ra cái đúng cái sai, cái tốt cái xấu.Và ngọn đèn sáng bất diệt là ngọn đèn không bao giờ tắt, không bao giờ lụi tàn, nó sẽ mãi là nguồn ánh sáng vĩnh cữu. Trong văn học, hình ảnh của ánh sáng, ánh đèn, ngọn lửa còn là biểu tượng cho sự soi đường, chỉ lối, sự hiểu biết. Bởi thế, câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” đã khẳng định sách chính là công cụ, là phương tiện giúp con người mở mang trí tuệ và phát triển.
Thật vậy, nhờ có sách và chữ viết mà con người có thể lưu giữ và truyền lại những hiểu biết của mình. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la. Có thể nói sách là một thế giới thu nhỏ bao gồm nhiều lĩnh vực: khoa học, địa lí, lịch sử, sinh học, toán học, văn học... Đọc sách, chúng ta mới hiểu về lịch sử đất nước ta từ thời vua Hùng dựng nước, những trận đánh lẫy lừng gắn với các địa danh bất hủ: Bạch Đằng, Đống Đa, Chi Lăng...Điện Biên Phủ, Bến Tre... Đọc sánh, ta sẽ hiểu được những kì quan thiên nhiên của thế giới, những đại dương bao la, những châu lục rộng lớn, những dãy núi hùng vĩ.... Đọc sách, ta hiểu được tình cảm của con người; hiểu được nét văn hóa của các dân tộc khác nhau sống trên Trái Đất ... để từ đó con người biết đoàn kết, thương yêu nhau hơn. Sách thực sự là cánh cửa để ta nhìn ra thế giới xung quanh như nhà văn Gor- ki đã nói: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”.
Kết bài:
Nói tóm lại, sách chính là tri thức, không có sách thì không có tri thức. Vậy nên chúng ta phải luôn biết giữ gìn sách, giữ gìn những gì quí báu và bổ ích của sách để phát triển trí tuệ của mình. Hãy coi sách là loại vũ khí sắc bén để đánh bại sự ngu dốt.
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
- Xem lại dàn ý.
- Viết lại hoàn chỉnh bài văn theo dàn ý đã lập.
CHÚC CÁC EM NGOAN, HỌC GIỎI !
KÍNH CHÚC
THẦY CÔ GIÁO MẠNH KHỎE.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trường Tam
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)