Bài 26. Luyện tập lập luận giải thích
Chia sẻ bởi Nguyễn Đình Đan Thanh |
Ngày 28/04/2019 |
18
Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Luyện tập lập luận giải thích thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Tiết 109,110
Luyện tập lập luận giải thích. Viết bài tập làm văn số 6 (ở nhà)
Kiểm tra bài cũ
- Nêu các bước làm bài và bố cục của bài văn lập luận giải thích?
- Nội dung của các bước đó?
Đáp án:
Các bước: Tìm hiểu đề và tìm ý; lập dàn bài, viết bài; đọc lại và sửa chữa.
Dàn bài:
a- Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
b- Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung cần giải thích, cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.
c- Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
- Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu, giữa các phần, các đoạn cần có liên kết.
Tiết 109,110: Luyện tập lập luận giải thích. Viết bài tập làm văn số 6 ở nhà
Cho đề bài: Một nhà văn có nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất
diệt của trí tuệ con người". Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
I- Tìm hiểu đề và tìm ý:
1- Tìm hiểu đề:
Vấn đề cần giải thích: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người"
2- Tìm ý:
- Ngọn đèn sáng bất diệt là như thế nào?
- Vì sao nói sách là ngọn đèn sáng bất diệt?
- Vì sao nói đến sách người ta luôn nghĩ đến trí tuệ con người?
- Tìm ví dụ cho thấy sách là trí tuệ bất diệt?
- Câu nói có phải là tôn vinh , ca ngợi giá trị của sách không?
- Tìm câu nói khác để hiểu sâu vấn đề?
- Tình cảm, thái độ của con người đối với sách?
Gợi ý:
+ ngọn đèn sáng: ngọn đèn chiếu rọi ánh sáng, xua tan bóng tối.
+ sách là ngọn đèn sáng: sách đem lại ánh sáng , mở mang trí óc con người.
+ ngọn đèn sáng bất diệt: ngọn đèn soi sáng mãi mãi.
+ trí tuệ: tinh túy, tinh hoa của sự hiểu biết.
*Câu nói có ý nghĩa: Sách là nguồn sáng bất diệt, được thắp lên từ trí tuệ con người và mãi mãi soi sáng trí tuệ con người.
II- Lập dàn bài:
1- Mở bài:
Giới thiệu điều cần giải thích và trích dẫn câu nói
2. Thân bài :
a. Giải thích ý nghĩa của câu nói :
- Sách chứa đựng trí tuệ của con người
- Sách là ngọn đèn sáng : Ngọn đèn sáng chiếu soi, soi toả đưa con người ra khỏi chỗ tối tăm
- Sách là ngọn đèn sáng bất diệt không bao giờ tắt
b. Vì sao:
- Sách ghi lại những hiểu biết của con người.
- Những hiểu biết ấy không chỉ có ích cho một thời mà nó có ích cho muôn đời?
c. Làm như thế nào?
- Chăm đọc sách ?
- Chọn sách để đọc
3. Kết bài :
- Khẳng định lại nội dung của câu nói
- Liên hệ
III- Luyện tập viết bài:
Nhóm 1: Mở bài và kết bài
Nhóm 2: Đoạn 1 phần thân bài.
Nhóm 3: Đoạn 2 phần thân bài
Nhóm 4: Đoạn 3 phần thân bài.
* Đề bài tập làm văn số 6.
" Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân"
Bác Hồ khuyên chúng ta điều gì qua hai dòng thơ
này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất
nước lại có thể góp phần tạo nên mùa xuân của đất
nước?
Dàn ý tham khảo:
1.MB:
- Dẫn dắt vấn đề: Cứ vào mùa xuân hằng năm, trên khắp mọi miền đất nước, phong trào trồng cây vào mùa xuân đã trở thành một truyền thống tót đẹp của dân tộc VN.
- Giới thiệu vấn đề cần giải thích: dẫn lời kêu gọi của Bác.
2.TB:
a. L Đ 1: Nội dung lời khuyên của Bác ( Hiểu lời khuyên của Bác như thề nào?)
- Mùa xuân đất trời tươi đẹp, là dịp để mọi người vui chơi sau một năm làm việc vất vả. Mùa xuân cũng là mùa có khí hậu phù hợp cho cây cối phát triển, thích hợp nhất cho việc trồng cây.
- Trên cơ sở đó, Bác Hồ mong muốn mọi người vui xuân nhưng cũng cần thời gian dành cho trồng cây, làm cho ngày xuân trở thành ngày hội trồng cây trên cả nước.
- Khi việc trồng cây trở thành ngày hội đầu năm, đất nước sẽ càng giàu đẹp hơn, mùa xuân sẽ càng có ý nghĩa hơn.
b.L Đ 2: Ý nghĩa lời khuyên ( Vì sao Bác muốn việc trồng cây vào mùa xuân trở thành một ngày Tết? )
- Tổ chức ngày hội trồng cây vào mùa xuân vùa tranh thủ được sức LĐ khi mọi người đã hoàn thành công việc của năm cũ, chưa bước vào công việc của năm mới.
- Trồng cây vào mùa xuân cây dễ sống, dễ phát triển tạo nên sức sống mới.
- Khi trồng cây đã trở thành truyền thống, việc trồng cây sẽ giúp cho lá phổi xanh của đất nước thêm dồi dào sức sống, bầu không khí thêm trong lành, môi trường sống của con người thêm tốt đẹp.
- Trồng được nhiều cây, nhân dân ta có thêm nhiều nguyên liệu phục vụ cho đời sống.
* Tạo ra được “ Tết trồng cây”, cuộc sống của nhân dân ngày thêm tốt đẹp, đất nước ngày càng giàu mạnh, đát nước ngày càng xuân.
3. KB:
- Để lời kêu gọi trồng cây có sức thuyết phục, BH là người gương mẫu trong việc trồng cây, chăm bón cây mà khu vườn Bác ở là một hình ảnh tiêu biểu.
- Hiểu được ý nghĩa trong lời kêu gọi của Bác, mọi người, bản thân, tích cực tham gia trồng cây và chăm sóc cây, nhất là vào dịp Tết.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Làm bài tập làm văn số 6.
Học bài, chuẩn bị bài tiếp theo “ Dùng cụm C_V để mở rộng câu : Luyện tập
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đình Đan Thanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)