Bài 26. Cách làm bài văn lập luận giải thích

Chia sẻ bởi Hoàng Vĩnh Thủy | Ngày 28/04/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Cách làm bài văn lập luận giải thích thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo và các em học sinh!
Trường THCS Hoa Động
Ngữ văn 7
Bài 26 - Tiết 107:
cách làm bài văn lập luận giải thích
Giáo viên: Phạm Thị Ngọt
Kiểm tra bài cũ:
Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án em cho là đúng:
1. Trong văn nghị luận, phép lập luận giải thích được hiểu là gì ?
A. Là việc kể tên các đặc điểm của một hiện tượng nào đó.
B. Là việc nêu lên vai trò của một sự vật, hiện tượng nào đó đối với cuộc sống của con người.
C. Là việc chỉ ra cách thức thực hiện một công việc nào đó.
D. Là việc làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo đức, phẩm chất, quan hệ.
Có bố cục mạch lạc.
Có lớp lang.
Ngôn từ trong sáng dễ hiểu.
Gồm các yêu cầu trên
2. Bài văn giải thích cần đảm bảo những yêu cầu gì ?
cách làm bài văn lập luận giải thích
I/ Các bước làm bài văn lập luận giải thích:
Thứ ba ngày 09 tháng 03 năm 2010
Ngữ Văn 7 – Bài 26 - tiết 107 :
Cho đề bài :
Nhân dân ta có câu tục ngữ :
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Yêu cầu : Giải câu tục ngữ : “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
- Giải thích : + Nghĩa đen
+ Nghĩa bóng
+ Nghĩa sâu
- Tìm hiểu đề : + Đọc kĩ đề.
+ Xác định yêu cầu của đề.
- Tìm ý : + Nêu nội dung cần được giải thích.
+ Phương pháp giải thích.
2. Lập dàn bài:
a. Mở bài:
- Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa.
- Giải thích nghĩa đen:
b. Thân bài :
+ Đi một ngày đàng là gì?
+ Học một sàng khôn là gì?
+ Cách đo thời gian và tri thức có gì đặc biệt.
- Giải thích nghĩa bóng: Đúc rút một kinh nghiệm về nhận thức: đi đây, đi đó sẽ mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan, từng trải
- Giải thích nghĩa sâu: Thể hiện khát vọng của người nông dân xưa muốn được đi xa khỏi nhà, khỏi luỹ tre làng để mở rộng tầm mắt.
c. Kết bài:
Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.
3. Viết bài:
a. Viết mở bài:
- Đi thẳng vào vấn đề: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một câu tục ngữ hay, chẳng những đúc kết kinh nghiệm học tập của người xưa, mà còn thể hiện khát vọng được đi xa để mở rộng tầm mắt”.
- Đối lập hoàn cảnh với ý thức : “Người nông dân Việt Nam xưa quanh năm bó mình trong luỹ tre xanh, tầm mắt hạn hẹp. Chính vì vậy mà dân gian đã có câu tục ngữ khích lệ họ đi đây đi đó để mở rộng hiểu biết: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
- Nhìn từ chung đến riêng: “Nhân dân ta đã có nhiều câu tục ngữ, ca dao nói về việc đi xa để mở rộng tầm mắt. Một trong những câu đó là: Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
- Đoạn 1: Thật vậy câu tục ngữ : “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” trước hết là đúc kết một kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, đi một ngày đàng có nghĩa là đi rất xa. Đối với người nông dân xưa vốn ít đi xa, lại chưa có phương tiện đo độ dài, họ thường lấy thời gian để đo con đường đã đi. Với tốc đọ đi bộ trung bình một ngày đàng có thể đi được bốn năm chục cây số, như thế là có thể đi đến một làng khác xã khác, huyện khác. Đi xa như vậy, họ mới học được những điều mới lạ mà ở làng mình, xã mình, huyện mình không có được, nghĩa là học được một sàng khôn. Ấn tượng về những chuyến đi xa thường rất sâu đậm. và đó có thể là cơ sở thực tế của câu tục ngữ.
b. Viết phần thân bài:
- Đoạn 2 : “ Nhưng tục ngữ bao giờ cũng đúc kết kinh nghiệm, mà đúc kết thì phải có ý nghĩa khái quát. Nội dung khái quát đó là một điều có tính quy luật: Hễ đi xa là nhìn thấy cái mới lạ, mở rộng tầm hiểu biết. Điều quan trọng là hãy đi xa đã, đến lúc đó, dù không có ý định học gì thì vẫn cứ học được và khôn ra. Đó cũng chính là nội dung của câu ca dao:đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn! ở nhà với mẹ thì sướng thật đấy nhưng chỉ ở nhà sẽ hạn chế sự hiểu biết. Những câu tục ngữ như thế rất sâu sắc. Chỉ cần nhớ lại các cuộc tham quan, du lịch mà ta đã tham gia, dù chỉ là đi chơi, ta cũng biết thên nhiều điều!
- Đoạn 3: “ Câu tục ngữ này không chỉ đúc kết kinh nghiệm, mà còn thể hiện một lời khuyên, một lời khích lệ, một ước vọng thầm kín. Đó là ước vọng đi xa để mở rộng tầm hiểu biết, để thoát khỏi sự hạn hẹp của tầm nhìn”
c. Kết bài: “ Ngày nay giao thông thuận tiện, đời sống đã khấm khá, nhiều người có điều kiện để đi xa học hỏi. Nhưng câu tục ngữ xưa vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với những ai quen sống khép mình”.
4. Đọc lại và sửa chữa.
II/ Luyện tập:
Hãy tự viết thêm những cách kết bài khác cho đề bài trên
Hướng dẫn về nhà
Nắm chắc cách làm bài văn lập luận giải thích.
Chuẩn bị bài luyện tập lập luận giải thích ( Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết mở bài và kết bài) cho bài luyện tập. SGK/87
Trò chơi

chiếc hộp may mắn
1
2
3
7
6
5
4
8
Câu 1: Muốn làm bài văn lập luận giải thích cần thực hiện những bước nào?
Trò chơi

chiếc hộp may mắn
Câu 2: Dàn bài văn lập luận giải thích gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
Trò chơi
chiếc hộp may mắn
Câu 3: Nhiệm vụ của phần mở bài là gì?
Trò chơi
chiếc hộp may mắn
Câu 4: Phần thân bài có nhiệm vụ gì?

Trò chơi
chiếc hộp may mắn
Câu 5: Nhiệm vụ của phần kết bài là gì?
Trò chơi
chiếc hộp may mắn
Câu 6: Bài văn lập luận giải thích cần đảm bảo yêu cầu gì về hình thức?
Trò chơi
chiếc hộp may mắn
10 Điểm
hộp quà may mắn
Xin trân trọng cảm ơn
các thầy, cô giáo
và toàn thể các em học sinh !

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Vĩnh Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)