Bài 26. Cách làm bài văn lập luận giải thích

Chia sẻ bởi Ma Thi Kim Thuy | Ngày 28/04/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Cách làm bài văn lập luận giải thích thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

20 - 02 - 2009
ĐOÀN THỊ PHƯƠNG VI
1
CHÚC CÁC EM HỌC SINH HỌC TỐT
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO
CHÚC CÁC EM HỌC SINH HỌC TỐT
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN TUY AN
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI BÌNH
GIÁO VIÊN: ĐOÀN THỊ PHƯƠNG VI
20 - 02 - 2009
ĐOÀN THỊ PHƯƠNG VI
2
KIỂM TRA BÀI CŨ
1. Giải thích trong văn nghị luận là gì?
Trả lời: giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ …. Cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
2.Người ta thường giải thích bằng những cách nào ?
Trả lời: bằng cách nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo,…của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.
20 - 02 - 2009
ĐOÀN THỊ PHƯƠNG VI
3
TIẾT 111
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
Cho đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
Khi tìm hiểu đề cần lưu ý điều gì?

Khi tìm hiểu đề cần lưu ý:
Thể loại: Đề văn này thuộc thể loại gì?
Nội dung vấn đề cần làm rõ là gì?
Em hãy tìm những từ ngữ quan trọng và câu cần giải thích trong đề bài trên?
20 - 02 - 2009
ĐOÀN THỊ PHƯƠNG VI
4
Để tìm ý giải thích ta làm bằng cách nào?
Bằng cách đặt câu hỏi như thế nào? Tại sao? Có ý nghĩa như thế nào?
Dựa vào đề bài sách giáo khoa em hãy đặt câu hỏi tương tự như thế?
Đi một ngày là đi đâu?. Một sàng khôn là gì?
Tại sao đi một ngày đàng lại học một sàng khôn?
Đi như thế nào? Học như thế nào?
Câu tục ngữ đó có ý nghĩa như thế nào?

20 - 02 - 2009
ĐOÀN THỊ PHƯƠNG VI
5
Khi tìm ý cần lưu ý:
Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi theo từng đề bài ( như thế nào? Tại sao? Có ý nghĩa như thế nào?...)
Người viết phải có vốn tri thức hiểu biết rộng.
EM RÚT RA KẾT LUẬN GÌ VỀ VIỆC TÌM Ý?
20 - 02 - 2009
ĐOÀN THỊ PHƯƠNG VI
6
THẢO LUẬN NHÓM
XÂY DỰNG Ý CHO ĐỀ BÀI SAU:

Nhân dân ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng , học một sàng khôn” Hãy giải thích câu tục ngữ đó.
Lập dàn ý theo các yêu cầu sau:
1) Mở bài: Giới thiệu vấn đề gì?
2) Thân bài:
+ Triển khai mấy ý? Đó là những ý gì?
+ Các ý đó sắp xếp theo thứ tự nào là hợp lí?
3) Kết bài: Khẳng định vấn đề gì?
20 - 02 - 2009
ĐOÀN THỊ PHƯƠNG VI
7
DÀN Ý THAM KHẢO
1) Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa là đúc kết kinh nghiệm và khát vọng đi đây đó để mở rộng hiểu biết.
2) Thân bài: Triển khai việc giải thích theo thứ tự:
+ Nghĩa đen: “Đi một ngày đàng” tức là đi thật xa, “ học một sàng khôn” là học hỏi nhiều điều khôn . “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” tức là khi đi xa sẽ học hỏi , sàng lọc điều khôn.
+ Nghĩa bóng: Đi đây đó nhiều nơi, tiếp xúc nhiều với thực tế cuộc sống xung quanh sẽ mở rộng tầm hiểu biết khôn ngoan, từng trải.
Câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm càng đi nhiều, càng biết nhiều.
+ Nghĩa sâu: Khích lệ, động viên cần đi nhiều, giao lưu, tiếp xúc để mở rộng tầm hiểu biết. Thể hiện khát vọng hiểu biết.

3) Kết bài: Ý nghĩa của câu tục ngữ đối ngày hôm nay.
20 - 02 - 2009
ĐOÀN THỊ PHƯƠNG VI
8
Em có thể rút ra kết luận gì về việc lập dàn bài cho một bài văn lập luận giải thích?
DÀN BÀI: 3 phần
Mở bài: giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích .
Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.
Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích với mọi người.
20 - 02 - 2009
ĐOÀN THỊ PHƯƠNG VI
9
MỘT SỐ CÁCH MỞ BÀI
-“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một câu tục ngữ hay, chẳng những đúc kết kinh nghiệm học tập của người xưa, mà còn thể hiện khát vọng được đi xa để mở rộng tầm mắt”.
-“ Người nông dân Việt Nam xưa quanh năm bó mình trong trong luỹ tre xanh, tầm mắt hạn hẹp. Chính vì vậy mà dân gian đã có câu tục ngữ khích lệ họ đi đây đi đó để mở rộng hiểu biết: Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
- “Nhân dân ta có nhiều câu tục ngữ, ca dao nói về việc đi xa để mở rộng tầm mắt . Một trong những câu đó là : Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
20 - 02 - 2009
ĐOÀN THỊ PHƯƠNG VI
10
Em có nhận xét gì về ba cách mở bài trên? Ngoài ba cách mở bài trên còn có cách mở bài nào khác?
Cả ba cách mở bài trên thì cách nào cũng giới thiệu được câu tục ngữ và nội dung sâu sắc cần giải thích.
Ngoài ba cách mở bài trên thì còn có nhiều cách mở bài khác nhau.
20 - 02 - 2009
ĐOÀN THỊ PHƯƠNG VI
11
Đi từ thực tiễn cuộc sống đến câu tục ngữ:
Trong cuộc sống không ít những kẻ vênh váo, tự mãn cho mình là hiểu biết hơn người mà không cần đi đây đi đó để học hỏi. Để nhắc nhở, khích lệ mọi người cần đi nhiều để mở mang tầm hiểu biết để học tập nhiều điều tốt đẹp hơn thì tục ngữ Việt Nam có câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
MỞ BÀI THAM KHẢO
20 - 02 - 2009
ĐOÀN THỊ PHƯƠNG VI
12
Em hãy cho biết làm thế nào để đoạn một phần thân bài liên kết với đoạn mở bài và các đoạn sau phần thân bài liên kết với phần trước nó?
Liên kết bằng từ ngữ: thật vậy….
Liên kết bằng những cặp quan hệ từ sóng đôi.( Nhưng …mà; Không chỉ …mà còn)
Liên kết bằng cách đặt câu hỏi
20 - 02 - 2009
ĐOÀN THỊ PHƯƠNG VI
13
Em hãy cho biết cách giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu xa trong ba đoạn văn đó?.
Cách giải thích nghĩa đen: giải thích nghĩa từng từ ngữ, từng vế câu rồi giải thích nghĩa đen của cả câu sau.
Cách giải thích nghĩa bóng, nghĩa sâu dựa trên cơ sở nghĩa đen.
20 - 02 - 2009
ĐOÀN THỊ PHƯƠNG VI
14
Trong ba đoạn văn phần thân bài người viết đã sử dụng phép lập luận nào để giải thích?
Đoạn 1: dùng cách định nghĩa
Đoạn 2: dùng cách lập luận đối chiếu, so sánh.
Đoạn 3: Chỉ ra ý nghĩa của mặt lợi.
20 - 02 - 2009
ĐOÀN THỊ PHƯƠNG VI
15
Em có nhận xét gì về cách kết bài trên? Đó có phải là cách kết bài duy nhất không?
Kết bài nêu được ý nghĩa của câu tục ngữ
Có nhiều cách kết bài khác nhau nhưng phần kết bài phải hô ứng với phần mở bài.
20 - 02 - 2009
ĐOÀN THỊ PHƯƠNG VI
16
Qua việc tìm hiểu cách làm bài văn lập luận giải thích em rút ra những điều gì cần ghi nhớ?
Muốn làm bài văn lập luận giải thích phải thực hiện bốn bước :
BỐN BƯỚC:
Tìm hiểu đề và tìm ý:
Đề yêu cầu điều gì
Đề yêu cầu dùng phương thức lập luận nào
Lập dàn bài:
Mở bài:giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
Thân bài: lần lượt trình bày các nội dung giải thích . Cách sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.
Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
Viết bài: ( có nhiều cách viết khác nhau nhưng phải bám sát vào dàn bài đã lập)
Đọc lại và sửa chữa: đọc lại các phần mở bài, thân bài , kết bài , sửa chữa bài viết cho hoàn chỉnh.
Đặt ra câu hỏi để tìm ý.
Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các phần, các đoạn phải có liên kết.
20 - 02 - 2009
ĐOÀN THỊ PHƯƠNG VI
17
TIẾT 111
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
Cho đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
2. Lập dàn bài
a) Mở bài:
b) Thân bài
c) Kết bài
3. Viết bài.
4. Đọc và sửa chửa
II. LUYỆN TẬP
Em hãy viết một đoạn kết bài theo suy nghĩ của em?
20 - 02 - 2009
ĐOÀN THỊ PHƯƠNG VI
18
Kết bài tham khảo:

Rõ ràng, Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một chân lí không bao giờ cũ. Ngày xưa, con người đã cần đi để học. Ngày nay, trong một xã hội đang phát triển mạnh mẽ, con người lại càng cần phải đi nhiều “ ngày đàng” hơn nữa, để học lấy nhiều “sàng khôn” hơn nữa, nếu không muốn đất nước mình và bản thân mình bị bỏ rơi lại ở phía sau.
20 - 02 - 2009
ĐOÀN THỊ PHƯƠNG VI
19
BÀI TẬP BỔ TRỢ
Đề: Tìm ý để giải thích cho câu tục ngữ: “ tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Tìm ý:
Đặt câu hỏi và trả lời cho những câu hỏi sau:
Tốt gỗ là gì? (nội dung, chất lượng)
Tốt nước sơn là gì? ( hình thức bên ngoài)
Vì sao tốt gỗ hơn tốt nước sơn?
Làm thế nào để tốt gỗ và tốt cả nước sơn?
20 - 02 - 2009
ĐOÀN THỊ PHƯƠNG VI
20
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
1) Bài vừa học:
Học thuộc ghi nhớ SGK/ 86
Củng cố phần luyện tập viết đoạn văn
Tìm đọc các bài văn mẫu về lập luận giải thích để tham khảo.
2) Bài sắp học: Luyện tập lập luận giải thích
Một nhà văn có nói: “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
Chuẩn bị theo gợi ý SGK/87
Tìm hiểu đề và tìm ý
Lập dàn bài
Viết đoạn văn phần mở bài, kết bài.


20 - 02 - 2009
ĐOÀN THỊ PHƯƠNG VI
21
Bài học của chúng ta đến đây là kết thúc. Chúc các thầy cô giáo cùng các em học sinh mạnh khoẻ!
Xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ma Thi Kim Thuy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)