Bài 25. Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Minh |
Ngày 28/04/2019 |
33
Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
phòng giáo dục và đào tạo huyện tiên yên
kính chào quý thầy cô
tới dự giờ môn ngữ văn lớp 7B
Tiết 104:
tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích
* Câu hỏi cần giải thích:
Vì sao nước biển mặn?
Vì sao có lụt?
Vì sao hôm qua bạn Tuấn nghỉ học?
Vì sao lại có nguyệt thực?...
* Câu hỏi cần giải thích:
Thế nào là hạnh phúc?
Trung thực là gì?
Thế nào là Có chí thì nên?
Lòng hiếu thảo là gì?...
Giải thích trong đời sống
Giải thích trong văn nghị luận
* Mục đích: làm cho ta hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực
* Mục đích: làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lí, chuẩn mực hành vi của con người
- Giới thiệu về lòng khiêm tốn
- Nêu cái lợi của khiêm tốn
- Định nghĩa về khiêm tốn
- Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn
- Nêu nguyên nhân vì sao khiến con người phải khiêm tốn
- Khái quát ý nghĩa của khiêm tốn
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của khiêm tốn
* Bố cục:
ba phần
* Mối quan hệ giữa các phần:
mạch lạc, liên kết, có lớp lang
* Ngôn từ:
trong sáng, dễ hiểu
* Cách giải thích:
Ghi nhớ:
. Trong đời sống, giải thích là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.
. Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,... cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
. Người ta thường giải thích bằng các cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng học noi theo,... của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.
. Bài văn giải thích phải có mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu.
. Muốn làm được bài giải thích tốt, phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tácgiải thích phù hợp
Bài tập
- Vấn đề giải thích:
Lòng nhân đạo
- Phương pháp giải thích:
+ Nêu định Nghĩa: Lòng nhân đạo là lòng biết thương người
+ Đặt câu hỏi: Thế nào là biết thương người và thế nào là lòng nhân đạo?
+ Kể những cảnh khổ khiến mọi người xót thương:
. Ông lão hành khất
. Đứa bé nhặt từng mẩu bánh
+ Noi theo: Qua ra câu nói của thánh Găng-đi
Nhóm 1: Xác định phương pháp lập luận của hai đoạn văn sau và cho biết vì sao em xác định được như vậy?
Thành nghĩa là gì? Nghĩa là thật lòng, không dối mình, dối người, không giả nhân, giả nghĩa; việc phải thì dù có nguy hiểm đến tính mệnh cũng không từ; việc phi nghĩa dù có được phú quý cũng không tưởng.
(Nguyễn Bá Học)
2. Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ vậy. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang cái tội rất to...
( Nguyễn Văn Ngọc - Trần Lê Nhân)
Nhóm 2: Có bạn học sinh cho rằng: Lập luận chứng minh và lập luận giải thích đều phải dùng dẫn chứng. Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Nhóm 3: Hãy tìm đoạn văn có tính chất giải thích trong văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ. Qua đó em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa văn giải thích và văn chứng minh?
Nhóm 1: Xác định phương pháp lập luận của hai đoạn văn sau và cho biết vì sao em xác định được như vậy.
Thành nghĩa là gì? Nghĩa là thật lòng, không dối mình, dối người, không giả nhân, giả nghĩa; việc phải thì dù có nguy hiểm đến tính mệnh cũng không từ; việc phi nghĩa dù có được phú quý cũng không tưởng.
(Nguyễn Bá Học)
2. Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ vậy. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang cái tội rất to...
( Nguyễn Văn Ngọc - Trần Lê Nhân)
1. - Phương pháp lập luận:
Giải thích
- Lí do:
Người viết đã trả lời câu hỏi: Thành nghĩa là gì?
2. - Phương pháp lập luận:
Chứng minh
- Lí do:
Người viết nêu những dẫn chứng cụ thể để làm rõ thế nào là đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ, thế nào là tội bất hiếu.
Nhóm 2: Có bạn học sinh cho rằng: Lập luận chứng minh và lập luận giải thích đều phải dùng dẫn chứng. Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên.
ý kiến trên là đúng. Tuy nhiên dẫn chứng trong bài văn giải thích khác với dẫn chứng trong bài văn chứng minh ở chỗ:
+ Về mục đích: Dẫn chứng trong bài văn giải thích làm nổi bật một số lí lẽ, làm cho lí lẽ tăng thêm sức thuyết phục.
+ Về số lượng: Dẫn chứng trong văn giải thích ít hơn và không cần liên tục , thường xuyên như dẫn chứng trong văn chứng minh
Nhóm 3: Hãy tìm đoạn văn có tính chất giải thích trong văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ. Qua đó em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa văn giải thích và văn chứng minh?
- Đoạn văn giải thích:
Nhưng chớ hiểu lầm rằng ... nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.
- Mối quan hệ:
Có sự đan xen giữa giải thích và chứng minh (trong chứng minh có giải thích và trong giải thích có chứng minh vì trong thực tế không có phép lập luận nào thuần tuý là giải thích hoặc chứng minh).
Hai cách
Ba cách
C
Cách giải thích rất đa dạng
D
B
A
Chỉ có một cách duy nhất
Có mấy cách giải thích trong một bài văn viết theo phép lập luận giải thích?
Hướng dẫn về nhà:
Bài cũ:
Học ghi nhớ
Làm hết bài tập
Đọc hai bài văn phần đọc thêm và cho biết cách giải thích của tác giả trong từng bài văn
2. Bài mới:
- Soạn văn bản "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Minh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)