Bài 25. Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

Chia sẻ bởi Trương Tô Hoài | Ngày 28/04/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:


CHÀO MỪNG CÁCTHẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY
GV: Lê Thị Phương Minh
* Mục đích: Chứng minh là đưa ra những bằng chứng để làm sáng tỏ, để chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề.
* Phương pháp: Trong văn nghị luận muốn chứng minh vấn đề :
+ Dùng lí lẽ, dẫn chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng minh.
+ Những lí lẽ, dẫn chứng đó phải được sắp xếp theo một cách hợp lí.
Hãy nêu mục đích và phương pháp chứng minh?
Kiểm tra bài cũ
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN giải thích
Tiết 104:
I – MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI THÍCH


I – Mục đích và phương pháp chứng minh.
- Giải thích trong đời sống: làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.
- Giải thích trong văn nghị luận: làm người ta hiểu rõ các vấn đề tư tưởng, đạo lý lớn nhỏ, các chuẩn mực hành vi của con người.
Tìm hiểu bài văn “Lòng khiêm tốn”:
I – Mục đích và phương pháp giải thích
*Vấn đề cần giải thích: Lòng khiêm tốn - vấn đề tư tưởng, thể hiện chuẩn mực đạo lý của con người.
Cách giải thích
- « Khiêm tốn là … »

=> Nêu định nghĩa
- « Không nhằm mục đích khoe khoang, tự đề cao…thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu nhiều…không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại…”

=>kể ra các biểu hiện của lòng khiêm tốn
và đối chiếu với các hiện tượng khác.
Tìm hiểu bài văn “Lòng khiêm tốn”
I – Mục đích và phương pháp chứng minh.
- “Tại sao con người phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận mà tài nghệ của mỗi cá nhân chỉ là một giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la…”
=>Chỉ ra nguyên nhân
Mở bài :Nêu vấn đề cần giải thích “lòng khiêm tốn”
Thân bài: Lập luận làm người ta hiểu thế nào là lòng khiêm tốn.
1. Nêu định nghĩa về lòng khiêm tốn.
2. Nêu các biểu hiện của lòng khiêm tốn.
3. Giải thích vì sao con người cần khiêm tốn.
Kết bài : Khẳng định gía trị của con người có lòng khiêm tốn.

Bố cục bài văn
Nhận xét: Bài văn có lớp lang rõ ràng, mạch lạc. Ngôn từ trong sáng , dễ hiểu.
=> Người đọc hiểu rõ ràng về lòng khiêm tốn, trân trọng đức tính ấy và noi theo.
Sơ đồ bài văn lòng khiêm tốn

a. Tiếng Viêt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kỳ lịch sử.
b. Người ta kể chuyện đời xưa, một thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.
Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường , song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
II.Luyện tập
II.LUYỆN TẬP
Bài văn “Lòng nhân đạo”:
- Vấn đề được giải thích : Lòng nhân đạo
- Phương pháp giải thích:
+ Nêu định nghĩa
+ Biểu hiện.
+ Chỉ rõ vai trò quan trọng của lòng nhân đạo và cách noi theo.
DẶN DÒ
- Nắm cách lập luận giải thich.
- Sưu tầm các VB giải thích để làm tài liệu học tập.

kính chúc QUí thầy cô giáo V� C�C EM H?C SINH mạnh khỏe !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Tô Hoài
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)