Bài 25. Thường biến
Chia sẻ bởi Trần Thị Hương Lam |
Ngày 04/05/2019 |
57
Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Thường biến thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
I.MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GEN, MÔI TRUỜNG & KIỂU HÌNH.
1. Phân Tích
* Ở hoa Liên hình : lai giống hoa màu đỏ với giống hoa màu trắng thì F1 đều có hoa màu đỏ, F2 có sự phân tính 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
-> Màu sắc hoa là do 1 cặp gen qui định. Màu đỏ là tính trạng trội, màu trắng là tính lặn
Kiểu gen : Hoa Đỏ (Tc) : Aa
Hoa trắng : aa
-> Kiểu hình phụ thuộc kiểu gen.
* Giống hoa liên hình màu đỏ trồng ở 20o C cho hoa màu đỏ, trồng ở 35oC cho hoa màu trắng, thế hệ sau cây hoa trắng này trồng ở 20oC lại cho hoa màu đỏ.( TẠO HIỆU ỨNG HÌNH)
* Giống hoa liên hình màu trắng trồng ở 35oC hay 20oC đều cho hoa màu trắng.
-> Kiểu hình phụ thuộc vào kiểu gen và nhiệt độ môi trường.
II. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình :
- Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền một kiểu gen.
- Kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.
- Môi trường qui định kiểu hình cụ thể trong giới hạn mức phản ứng do kiểu gen qui định.
- Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường cụ thể.
III. THUỜNG BIẾN
1. Khái niệm :
Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng 1 kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
III. THUỜNG BIẾN
2. Nguyên nhân :
Do ảnh hưởng trực tiếp của môi trường lên sự biểu hiện kiểu hình của cùng 1 kiểu gen.
3. Đặc điểm :
- Biến đổi liên tục, đồng loạt, theo 1 hướng xác định tương ứng với điều kiện môi trường.
- Chỉ biến đổi kiểu hình không liên quan đến biến đổi kiểu gen nên không di truyền được.
4. Ý nghĩa :
- Thường biến có lợi cho sinh vật, bảo đảm cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình trước những thay đổi của điều kiện môi trường do đó có thể tồn tại và phát sinh đột biến.
-> Thường biến có ý nghĩa gián tiếp đối với quá trình tiến hóa và chọn giống .
- Thường biến không di truyền được nên không phải là nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
IV. MỨC PHẢN ỨNG
1. Khái niệm mức phản ứng :
- Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau.
- Mức phản ứng do kiểu gen qui định nên di truyền được.
- Trong một kiểu gen , mỗi gen có mức phản ứng riêng :
+ Tính trạng số lượng biến đổi nhiều, nghĩa là có mức phản ứng rộng.
Vd : Sản lượng sữa bò chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện chăm sóc, thức ăn.
+ Tính trạng chất lượng ít hoặc không biến đổi, nghĩa là có mức phản ứng hẹp.
Vd : Tỷ lệ bơ trong sữa ít thay đổi theo điều kiện chăn nuôi.
2. Mối quan hệ giữa giống, kỹ thuật sản xuất và năng suất
IV. MỨC PHẢN ỨNG
- Giống : là kiểu gen, qui định giới hạn của năng suất.
- Kỹ thuật sản xuất : là môi trường , qui định năng suất cụ thể của một giống trong giới hạn mức phản ứng do giống qui định.
- Năng suất : là kiểu hình, là kết quả tác động của cả giống và kỹ thuật sản xuất.
=> - Để thu năng suất cao nhất cần kết hợp giữa giống và kỹ thuật sản xuất :
+ Có giống tốt mà không nuôi, trồng đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ không phát huy hết khả năng của giống.
+ Ngược lại khi đã đáp ứng yêu cầu kỹ thuật sản xuất, muốn vượt giới hạn năng suất của giống cũ, thì phải cải tiến giống cũ hoặc tạo giống mới.
- Trong chỉ đạo nông nghiệp, tùy điều kiện cụ thể ở từng nơi, trong từng giai đoạn mà người ta nhấn mạnh vai trò của giống hay kỹ thuật sản xuất nhưng không bao giờ quên một trong hai yếu tố đó.
1. Phân Tích
* Ở hoa Liên hình : lai giống hoa màu đỏ với giống hoa màu trắng thì F1 đều có hoa màu đỏ, F2 có sự phân tính 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
-> Màu sắc hoa là do 1 cặp gen qui định. Màu đỏ là tính trạng trội, màu trắng là tính lặn
Kiểu gen : Hoa Đỏ (Tc) : Aa
Hoa trắng : aa
-> Kiểu hình phụ thuộc kiểu gen.
* Giống hoa liên hình màu đỏ trồng ở 20o C cho hoa màu đỏ, trồng ở 35oC cho hoa màu trắng, thế hệ sau cây hoa trắng này trồng ở 20oC lại cho hoa màu đỏ.( TẠO HIỆU ỨNG HÌNH)
* Giống hoa liên hình màu trắng trồng ở 35oC hay 20oC đều cho hoa màu trắng.
-> Kiểu hình phụ thuộc vào kiểu gen và nhiệt độ môi trường.
II. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình :
- Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền một kiểu gen.
- Kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.
- Môi trường qui định kiểu hình cụ thể trong giới hạn mức phản ứng do kiểu gen qui định.
- Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường cụ thể.
III. THUỜNG BIẾN
1. Khái niệm :
Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng 1 kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
III. THUỜNG BIẾN
2. Nguyên nhân :
Do ảnh hưởng trực tiếp của môi trường lên sự biểu hiện kiểu hình của cùng 1 kiểu gen.
3. Đặc điểm :
- Biến đổi liên tục, đồng loạt, theo 1 hướng xác định tương ứng với điều kiện môi trường.
- Chỉ biến đổi kiểu hình không liên quan đến biến đổi kiểu gen nên không di truyền được.
4. Ý nghĩa :
- Thường biến có lợi cho sinh vật, bảo đảm cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình trước những thay đổi của điều kiện môi trường do đó có thể tồn tại và phát sinh đột biến.
-> Thường biến có ý nghĩa gián tiếp đối với quá trình tiến hóa và chọn giống .
- Thường biến không di truyền được nên không phải là nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
IV. MỨC PHẢN ỨNG
1. Khái niệm mức phản ứng :
- Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau.
- Mức phản ứng do kiểu gen qui định nên di truyền được.
- Trong một kiểu gen , mỗi gen có mức phản ứng riêng :
+ Tính trạng số lượng biến đổi nhiều, nghĩa là có mức phản ứng rộng.
Vd : Sản lượng sữa bò chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện chăm sóc, thức ăn.
+ Tính trạng chất lượng ít hoặc không biến đổi, nghĩa là có mức phản ứng hẹp.
Vd : Tỷ lệ bơ trong sữa ít thay đổi theo điều kiện chăn nuôi.
2. Mối quan hệ giữa giống, kỹ thuật sản xuất và năng suất
IV. MỨC PHẢN ỨNG
- Giống : là kiểu gen, qui định giới hạn của năng suất.
- Kỹ thuật sản xuất : là môi trường , qui định năng suất cụ thể của một giống trong giới hạn mức phản ứng do giống qui định.
- Năng suất : là kiểu hình, là kết quả tác động của cả giống và kỹ thuật sản xuất.
=> - Để thu năng suất cao nhất cần kết hợp giữa giống và kỹ thuật sản xuất :
+ Có giống tốt mà không nuôi, trồng đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ không phát huy hết khả năng của giống.
+ Ngược lại khi đã đáp ứng yêu cầu kỹ thuật sản xuất, muốn vượt giới hạn năng suất của giống cũ, thì phải cải tiến giống cũ hoặc tạo giống mới.
- Trong chỉ đạo nông nghiệp, tùy điều kiện cụ thể ở từng nơi, trong từng giai đoạn mà người ta nhấn mạnh vai trò của giống hay kỹ thuật sản xuất nhưng không bao giờ quên một trong hai yếu tố đó.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Hương Lam
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)