Bài 25. Thường biến

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Duyên | Ngày 10/05/2019 | 163

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Thường biến thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng
quí thầy cô giáo về dự giờ
Nhiệt liệt chào mừng
quí thầy cô giáo về dự giờ
Môn: Sinh học 9
KIỂM TRA BÀI CŨ
Thể đa bội là gì, đặc điểm thể đa bội? Gồm những dạng nào. Cho VD ?
Đa bội thể là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n).
Tế bào đa bội thể có số lượng NST tăng lên gấp bội, số lượng ADN cũng tăng lên tương ứng, vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn, dẫn tới kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh và chống chịu tốt.
Ví dụ: Cà độc dược có bộ NST tam bội. Củ cải tứ bội.
- Các dạng: tam bội, tứ bội ...
Kể tên các loại biến dị?
Tiết 27 :
THƯỜNG BIẾN
I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường.
Hình 25. Sự biến đổi cây rau mác
- Lá trên cạn, trên không khí có hình mũi mác, phiến lá nhỏ
- Lá trên mặt nước có hình mũi mác, phiến lá rộng
- Lá trong nước có hình bản dài
Cây rau dừa nước
Mọc trên bờ
Mọc ven bờ
Mọc trải trên mặt nước
Đúng qui trình kĩ thuật
Sai qui trình kĩ thuật
Chú ý: Kích thước của củ
CÂY RAU DỪA NƯỚC
CỦ SU HÀO
 Lá hình bản dài
? Lâ h�nh mâc, phi?n lâ nh?.
? Lâ h�nh mâc, phi?n lâ r?ng
 Thân, lá lớn hơn
? C? to
? C? nh? hon
 Thân nhỏ và chắc, lá nhỏ
 Thân, lá lớn, rễ biến thành phao
I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường.
1/ Sự biểu hiện ra kiểu hình bên ngoài của một cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?
2/ Trong các yếu tố đó, yếu tố nào được xem như không biến đổi?
- Sự biểu hiện ra kiểu hình của một cơ thể phụ thuộc vào yếu tố: kiểu gen, môi trường
- Yếu tố kiểu gen coi như không đổi
Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một cơ thể (kiểu gen), phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
Theo em kiểu gen của cây rau mác khi sống trong các môi trường khác nhau có giống nhau không?
Đặc điểm:
Thường biến biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
Thường biến không di truyền.
I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường.
? Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi thì thường biến biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định hay riêng lẻ
? Thường biến có di truyền không
Mùa hè: Bộ lông thưa, vàng hay xám → Lẫn với màu đất, cây bụi.
Mùa đông: Bộ lông dày, trắng → Lẫn với tuyết, che mắt kẻ thù
Cáo bắc cực
Thường biến thích nghi môi trường để tự vệ và săn mồi.
I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường.
Ý nghĩa: Thường biến giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống.
? Thường biến có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của sinh vật
Phân biệt thường biến và đột biến
1. Biến đổi kiểu hình nhưng không làm biến đổi kiểu gen.
2. Di truyền được
3. Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định, tương ứng với môi trường.
4.Thường có hại cho sinh vât
I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường.
II. Mối quan hệ kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
Một giống su hào
Kiểu gen
Đúng qui trình KT: Củ to
Không đúng qui trình KT: Củ nhỏ
Kiểu hình
Môi trường
? Sự biểu hiện ra kiểu hình của cùng một kiểu gen phụ thuộc vào những yếu tố nào
Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình:
Môi trường
Kiểu hình
Kiểu gen
Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
Tính trạng chất lượng
Tính trạng số lượng
Phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen
Phụ thuộc chủ yếu vào môi trường
(Màu sắc, hình dạng…)
(Cân, đo, đong, đếm…)
- C� 2 loa?i t�nh tra?ng:
I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường.
II. Mối quan hệ kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
Kiểu gen
Môi trường
Kiểu hình
- Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
Ví dụ
Lông khoang đen trắng, năng suất sữa bình quân 10 - 12kg/ngày.
Hạt gạo bầu tròn, màu đỏ, số hạt 80 - 100 hạt/bông
Lông màu đen, đẻ 10 - 12 con/lứa, thịt thơm ngon
I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường.
II. Mối quan hệ kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
III. Mức phản ứng.
Chăm sóc bình thường
(4,5 – 5 tấn/ha/vụ)
Chăm sóc tốt nhất
(8 tấn/ha/vụ)

Do điều kiện chăm sóc
Do kiểu gen
Giống Lúa DR2
1. Sự sai khác giữa năng suất bình quân với năng suất tối đa của giống lúa DR2 là do nguyên nhân nào?
2. Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 do gen hay do điều kiện chăm sóc qui định?
Ví dụ
Lợn Đại Bạch
3 tháng
50 kg
90 kg


I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường.
II. Mối quan hệ kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
III. Mức phản ứng.
Mức phản ứng là gì?
- Là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước môi trường khác nhau.
Mức phản ứng do kiểu gen qui định. Vậy nó có di truyền cho thế hệ sau không?
- Mức phản ứng do kiểu gen qui định nên di truyền cho thế hệ sau.

Trong sản xuất các yếu tố giống, kỹ thuật canh tác, năng suất. Yếu tố nào là kiểu gen, yếu tố nào là kiểu hình, yếu tố nào là môi trường?
Để nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng người ta đã vận dụng mối quan hệ này như thế nào?
Trò chơi:
Dấu chấm hỏi bí ẩn
IV. Củng cố :
LUẬT CHƠI:

1. Có 5 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi câu hỏi sẽ tương
ứng với 1 cánh hoa.
2.Một nhóm chọn 1 cánh hoa, đọc nội dung câu hỏi.
- Nếu trả lời đúng sẽ được 10 điểm.
- Trả lời sai, không được điểm phải nhường
quyền trả lời cho nhóm khác, nếu đúng
sẽ được 8 điểm.
3. Với câu hỏi cuối cùng dành riêng cho lớp trưởng
- Nếu trả lời đúng, tiết học tốt và được 10 điểm
- Nếu trả lời sai, nhường quyền trả lời cho
lớp phó và tiết học được 9 điểm.
4. Dấu chấm hỏi là bí ẩn của bức tranh.
- Nếu trả lời đúng sẽ được 20 điểm ,
trả lời sai mất quyền trả lời
?

1
2
3
4
5
Câu hỏi 5:

Lấy 5 ví dụ về thường biến mà em biết.
Câu hỏi 4:
Tính trạng số lượng phụ thuộc chủ yếu vào:

A: Kiểu gen
B: Môi trường
C: Cả kiểu gen và môi trường
Câu hỏi 3:
Câu có nội dung sai trong các câu sau:
A: Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
B: Kiểu gen qui định mức phản ứng
C: Trong quá trình di truyền bố mẹ không truyền cho con những tính trạng có sẵn mà truyền cho con kiểu gen qui định, cách phản ứng trước môi trường.
D: Thường biến phát sinh phải thông qua con đường sinh sản.

Câu hỏi 2:
Biến đổi nào sau đây không phải là thường biến?
A: Sự thay đổi màu lông của gấu bắc cực và gấu nhiệt đới.
B: Sự tiết mồ hôi của cơ thể khi gặp trời nóng.
C: Hiện tượng xù lông ở chim khi trời lạnh
Câu hỏi 1:
Thường biến

A: Là những biến đổi ở kiểu hình, không di truyền, xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định tương ứng với môi trường.
B: Là những biến đổi ở kiểu hình, có di truyền, xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định tương ứng với môi trường.
C: Là những biến đổi ở kiểu hình, không di truyền, xuất hiện cá thể.
*
THƯỜNG BIẾN
Không di truyền (thường biến)
Biến đổi kiểu hình (không biến đổi kiểu gen)
Kiểu gen + môi trường  kiểu hình
Mức phản ứng
Bèo sống ở dưới nước
Bèo sống ở trên cạn
Hoa liên hình ( Primula sinensis)
Giống hoa đỏ
Giống hoa trắng
Hoa trắng
F 2
3 Hoa đỏ
1 Hoa trắng
F 1
100% Hoa đỏ
X
P
Hoa đỏ
Quy luật phân li của Menđen
t/c
Cây hoa đỏ thuần chủng
200 C
350 C
hạt đem trồng ở 200C
200 C
350 C
Cây hoa trắng thuần chủng
( aa )
( AA )
( AA )
( AA )
( aa )
( aa )
( AA )
Củ khoai tây
Mầm khoai tây mọc trong bóng tối
Mầm khoai tây mọc ngoài ánh sáng
Mầm khoai tây mọc trong tối
Mầm khoai tây mọc ngoài sáng
1- Nhận xét màu sắc của mầm khoai tây mọc trong tối và ngoài sáng.
2-Sự khác nhau về màu sắc của 2 mầm khoai tây do ảnh hưởng của yếu tố nào?
1- Mầm mọc trong tối màu tím, mầm mọc ngoài sáng màu xanh lục
2- Sự khác nhau về màu sắc của 2 mầm khoai tây do ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng
Thường biến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Duyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)