Bài 25. Ôn tập văn nghị luận

Chia sẻ bởi Đào Duy Lâm | Ngày 28/04/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Ôn tập văn nghị luận thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

TIẾT 45
ON TAP VAN NGHI LUAN

I.Hệ thống các văn bản nghị luận đã học ở lớp 7
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
(Hồ Chí Minh)

-Truyền thống yêu nước của dân tộc VN trong:
-Lịch sử
-Kháng chiến chống Pháp
-Bố cục chặt chẽ,mạch lạc
-Dẫn chứng toàn diện,chọn lọc ,tiêu biểu
Sự giàu đẹp của tiếng Việt
(Đặng Thai Mai)

Sự giàu đẹp của tiếng Việt

-Tiếng Việt có đủ đặc sắc của một thứ tiếng đẹp.
-Tiếng Việt có đủ đặc sắc của một thứ tiếng hay.

-CMkết hợp GT
-Luận cứ,luận chứng xác đáng toàn diện,phong phú,chặt chẽ

Đức tính giản dị của Bác Hồ
(Phạm Văn Đồng)
Đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-Giản dị trong lối sống
-Giản dị trong cách nói cách viết
-Kết hợp CM,GT và bình luận
-Dẫn chứng cụ thể ,toàn diện
Ý nghĩa văn chương
(Hoài Thanh)
Nguồn gốc, ý nghĩavà công dụng của văn chương đối vơí cuộc sống con người
-Văn chương bắt nguồn từ tình thương của con người đối với con người
-Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống
-Văn chương rèn luyện và bồi dưỡng tình cảm cho người đọc
-Kết hợp CM,GTvà bình luận
-Trình bày dễ hiểu
-Lời văn giàu cảm xúc,hình ảnh
Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam

II.Sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự ,trữ tình
Thảo luận nhóm
Hãy tìm hệ thống luận điểm ,luận cứ để làm sáng tỏ vấn đề sau:Sự khác nhau cơ bản giữa các thể loại tự sự ,trữ tình và nghị luận là ở các yếu tố tạo nên nó.
Có bạn cho rằng có những văn bản có sự kết hợp của nhiều phương thức biểu đạt . Ý kiến của em như thế nào?
Văn nghị luận
III. Ghi nhớ
IV. Luyện tập
Dựa vào những dữ liệu có trong bảng trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận từ 5 - 7 câu làm rõ sự khác nhau giữa các thể loại tự sự, trữ tình và nghị luận
Bài tập 1
Có người nói: Sự khác nhau cơ bản giữa các thể loại tự sự, trữ tình và nghị luận là ở các yếu tố tạo nên nó. Quả đúng như vậy, nếu như trong truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" nhà văn Tô Hoài đã xây dựng được cốt truyện , nhân vật Dế Mèn hấp dẫn sinh động thì với bài thơ " Lượm", nhà thơ Tố Hữu lại chủ yếu sử dụng yếu tố cảm xúc, hình ảnh thơ, cách gieo vần, nhịp để người đọc yêu mến chú bé liên lạc dũng cảm nhanh nhẹn. Còn với văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", Hồ Chí Minh lại thuyết phục người đọc, người nghe bằng hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận chặt chẽ. Tuy nhiên ta vẫn dễ dàng nhận thấy trong một tác phẩm tự sự không chỉ có những yếu tố cốt truyện, nhân vật, mà còn có những yếu tố như biểu cảm, miêu tả, thậm chí cả yếu tố nghị luận. Hay nói một cách khác là sự phân chia thể loại chỉ có tính chất tương đối , một văn bản có thể có sự đan xen của nhiều yếu tố. Tóm lại, mỗi kiểu văn bản càng có sự phong phú của các yếu tố thì người đọc càng được thưởng thức những tác phẩm hay có giá trị.
Bài tập 2:
Các câu tục ngữ có thể coi là loại văn bản nghị luận đặc biệt được không ? Vì sao ?
Đáp án:
Có thể coi câu tục ngữ là một trong những văn bản nghị luận dân gian ngắn gọn nhất, sâu sắc nhất , đặc biệt vì :
- Xét một cách chặt chẽ thì không chính xác.
- Nhưng nếu xét một cách đặc biệt thì mỗi câu tục ngữ là một luận đề súc tích, khái quát một chân lý được đúc kết bởi kinh nghiệm bao đời của nhân dân. Có những câu còn gợi mở các luận điểm.
- Tục ngữ là lối nói bằng hình ảnh nên vấn đề - luận đề mang tính lý trí - trí tuệ lại được thể hiện bởi hình thức cụ thể đầy hấp dẫn và sinh động .

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Duy Lâm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)