Bài 25. Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu

Chia sẻ bởi Đặng Thị Vân Hằng | Ngày 28/04/2019 | 15

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy cô về dự giờ
môn Ngữ văn lớp 7A1
Giáo viên: Đặng Thị Vân Hằng
Trường THCS Lê Quý Đôn
Tiết 111: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu:
Luyện tập
Kiểm tra bài cũ:

Tìm cụm chủ - vị trong các câu dưới đây và cho biết đó là thành phần gì trong mỗi câu.
a/Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học.
( Lí Lan)
b/ Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.
( Nam Cao)
Đáp án:
a/ con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học: cụm C-V làm phụ ngữ cho ĐT.
b/ một bàn tay đập vào vai: cụm C-V làm CN
hắn giật mình: cụm C-V làm phụ ngữ cho ĐT
Bài tập 1: Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây. Cho biết trong mỗi câu, cụm C-V làm thành phần gì?
a/ Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa.
( Hồ Chí Minh)
b/ Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.
( Hoài Thanh)
c/ Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bảy hào nháng và thô kệch bắt chước người ngoài…
( Theo Thạch Lam)
a/ Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta quanh năm trồng

trọt, thu hoạch bốn mùa.
CN
VN
C
V
C
V
b/ Có kẻ nói từ khi các
b/ Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa

cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy

tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng

chim, tiếng suối nghe mới hay.
CN
VN
C
V
C
V
c/ Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy

mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng

những thức bóng bảy hào nháng và thô kệch bắt chước

người ngoài…
CN
VN
C
V
C
V
Bài tập 2: Mỗi câu trong từng cặp câu dưới đây trình bày một ý riêng. Hãy gộp các câu cùng cặp thành một câu có cụm C –V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ mà không thay đổi nghĩa chính của chúng.
a/ Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
b/ Nhà văn Hoài Thanh khẳng định: “ Cái đẹp là cái có ích”.
c/ Tiếng Việt rất giàu thanh điệu. Điều đó khiến lời nói của người Việt Nam ta du dương, trầm bổng như một bản nhạc.
d/ Cách mạng tháng Tám thành công. Từ đó, tiếng Việt có một bước phát triển mới, một số phận mới.
a/ Chúng em học giỏi làm cho cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
b/ Nhà văn Hoài Thanh khẳng định rằng cái đẹp là cái có ích.
c/ Tiếng Việt rất giàu thanh điệu khiến lời nói của người Việt Nam ta du dương, trầm bổng như một bản nhạc.
d/ Cách mạng tháng Tám thành công đã khiến cho tiếng Việt có một bước phát triển mới, một số phận mới.
Bài tập 4: Đặt câu có sử dụng các cụm C-V mở rộng thành phần câu.
Mẫu:
- Bạn đi học muộn làm cả lớp bị trừ điểm thi đua.
- Mặt trời lên khiến mọi vật bừng tỉnh giấc.
Bài tập 5: Viết một đoạn văn ngắn( từ 3 đến 5 câu), chủ đề tự chọn, có sử dụng các cụm C-V để mở rộng thành phần câu.
Đoạn văn:
Sắc rất yêu sách, chăm đọc sách. Có nhìn cậu giở sách với những ngón tay rất nhẹ nhàng , mới thấy cậu yêu sách như thế nào. Mỗi quyển sách mua được đem lai cho cậu một niềm yêu thích. Đọc xong, cậu còn vuốt ve, ngắm nghía những quyển sách rồi mới xếp vào giá như cất đi một của báu.
Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, làm bài hoàn chỉnh vào vở bài tập.
- Đặt 5 câu có sử dụng các cụm C-V để mở rộng thành phần câu.
- Chuẩn bị bài sau: Liệt kê:
+ Tìm hiểu thế nào là phép liệt kê
+ Các cách liệt kê
Bài học đến đây là kết thúc. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Vân Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)