Bài 24. Vùng biển Việt Nam

Chia sẻ bởi Phạm Văn Loản | Ngày 24/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Vùng biển Việt Nam thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

BÀI 24
VÙNG BIỂN VIỆT NAM
NỘI DUNG BÀI HỌC
I .ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Diện tích, giới hạn
Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển.
II. TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM.
1.Tài nguyên biển
2. Môi trường biển.
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông.
Biển lớn, tương đối kín.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông nam Á.
- Diện tích Biển Đông: 3.447.000km2
1. Diện tích, giới hạn:
Dựa vào bản đồ các nước Đông Nam Á, xác định vị trí của biển Đông? Biển Đông giáp với những quôc gia nào?
Quan sát lược đồ cho biết:
Biển Đông thông với
Thái Bình Dương
và Ấn Độ Dương
qua các eo biển nào?
Các eo thông với
Thái Bình Dương:
● Eo Đài Loan
● Eo Ba-si
● Eo Min-đô-rô
● Eo Ba-la-bắc
● Eo Ca-li-man-ta
● Eo Gas-pa
Eo biển thông với
Ấn Độ Dương:
Eo Ma-lắc-ca
Quan sát lược đồ xác định các đảo sau:
● Đ.Bạch Long Vĩ
● Đ. Cồn Cỏ
● QĐ. Hoàng Sa
● QĐ. Trường Sa
● Đ. Phú Quốc.
2. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển
- Chế độ gió:
Tháng 10 đến tháng 4: Hướng Đông Bắc.
Tháng 5 đến tháng 11: gió Tây Nam chiếm ưu thế, vịnh Bắc Bộ chủ yếu hướng Nam.



Tại sao ở trên biển gió lại mạnh hơn ở trên đất liền?
Câu hỏi
Đáp án
Do trên biển không có nhiều chướng ngại vật (núi, nhà cửa...) như ở trên đất liền nên gió di chuyển với vận tốc mạnh hơn.
Chế độ nhiệt:
- Ở biển: mùa hạ mát hơn,mùa đông ấm hơn đất liền.
- Nhiệt độ trung bình năm của tầng mặt là trên 230 C
Chế độ mưa:
- Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền
- Lượng mưa từ 1100 đến 1300 mm/năm.
- Sương mù xuất hiện vào cuối mùa đông,
đầu mùa hạ.
Quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi

- Nhiệt độ nước biển tầng mặt trong tháng 1 thay đổi như thế nào từ bắc vào nam?

- nhiệt độ nước biển tầng mặt trong tháng 1 thay đổi như thế nào khi càng xa đất liền?
Nhiệt độ tầng mặt
từ bắc vào nam
và càng xa đất
liền càng tăng

Trong tháng 7 (mùa hạ)

- nhiệt độ nước biển tầng mặt ít có sự thay đổi từ bắc vào nam

- Càng ra xa bờ nhiệt độ nước biển tầng mặt càng giảm

Câu hỏi
Em hãy cho biết hướng chảy của các dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính khác nhau như thế nào?
Dòng biển:
Có hướng tương ứng với hai mùa gió chính
+ Mùa đông: có dòng biển lạnh chảy theo hướng Đông Bắc
+ Mùa hạ: có dòng biển nóng chảy theo hướng tây nam
- Chế độ triều:
+ Thuỷ triều là nét rất đặc sắc của vùng biển Việt Nam. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau: Chế độ nhật triều, bán nhật triều...
+ Chế độ nhật triều ở vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới
- Độ muối bình quân của biển Đông: 30 - 33 0/00
II. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam
1. Tài nguyên biển
- Tài nguyên sinh vật
- Dầu khí
- Muối
- Cát...
Chúng là cơ sở cho phát triển:
- Du lịch
- Đánh bắt thuỷ hải sản
- Khai thác dầu khí
- Xây dựng các hải cảng, phát triển giao thông vận tải biển
- Ngoài ra còn khai thác muối...



Khai thác dầu khí trên biển
Hoạt động của cảng Cái Lân
Nguồn tài nguyên biển nước ta là cơ sở phát triển những ngành kinh tế nào?
Vịnh Hạ Long
Khai thác muối
Em hãy cho biết một số thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta?
Câu hỏi
Đáp án
- Bão, lốc xoáy...
Bão, lốc xoáy trên biển
2. Môi trường biển
Em hãy nêu
hiện trạng
môi trường
biển
hiện nay
ở nước ta?
Thảo luận
Ô nhiễm do tràn dầu và chất
thải sinh hoạt.
Nguồn lợi hải sản giảm sút.
Ô nhiễm do tràn dầu
Câu hỏi
Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt nam, chúng ta cần phải làm gì?
Đáp án
Chúng ta cần:
Khai thác hợp lý thuỷ hải sản
Hạn chế tình trạng tràn dầu
- Hạn chế chất thải sinh hoạt và sản xuất đổ ra biển...
CỦNG CỐ
Câu 1:. Biển Đông có diện tích rộng khoảng:

a. 3.447.000 km2

b. 2.700.000 km2

c. 3.690. 000 km2

d. 5.100.000 km2
Đáp án
Câu 2. Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển các nước:
a. Trung Quốc, Campuchia, Inđônêxia

b. Trung Quốc, Campuchia, Inđônêxia, Malayxia, Philippin, Thái Lan

c.Trung Quốc, Campuchia, Inđônêxia, Malayxia, Philippin, Thái Lan, Brunây
Đáp án
Câu 3: Tài nguyên biển nước ta là cơ sở cho phát triển:

a. Du lịch và đánh bắt thuỷ hải sản

b. Công nghiệp dầu khí

c. Xây dựng các hải cảng, phát triển giao thông vận tải biển

d. Cả ba phương án trên
Đáp án
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Loản
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)