Bài 24. Sự nóng chảy và sự đông đặc

Chia sẻ bởi Bảo Trâm | Ngày 26/04/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Sự nóng chảy và sự đông đặc thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

SỰ NÓNG CHẢY VÀ ĐÔNG ĐẶC
Nhóm: 10 Lớp: 10A3
Sự nóng chảy

Sự đông đặc

Ứng dụng


CHẤT RẮN KẾT TINH
SỰ NÓNG CHẢY
Định nghĩa:
Sự nóng chảy là quá trình các chất biến đổi từ thể rắn sang thể lỏng.
Thí nghiệm:
Đun nóng băng phiến
Nhiệt kế
Bình nước
Băng phiến tán nhỏ
Đèn cồn
Kết quả thí nghiệm
Các bạn có thể rút ra nhận xét gì từ thí nghiệm nói trên ?
Nếu ta nung nóng chất rắn kết tinh, ta nhận thấy rằng nhiệt độ của vật rắn sẽ tăng dần cho đến khi vật rắn bắt đầu nóng chảy.
Sau đó, nhiệt độ của vật không đổi trong suốt thời gian nóng chảy.
Xét 1 chất rắn kết tinh: Lúc đó, nội năng của một chất rắn, thường do tác dụng của nhiệt độ hay áp suất, sẽ tăng cho đến khi đạt được một nhiệt độ xác định và chất rắn bắt đầu nóng chảy.
Khi toàn bộ vật rắn đã chuyển sang thể lỏng thì nhiệt độ của khối lỏng lại tiếp tục tăng
SỰ NÓNG CHẢY
SỰ NÓNG CHẢY
SỰ NÓNG CHẢY

Lưu ý: Không phải chất nào cũng nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ xác định. Có nhiều chất như thủy tinh, nhựa đường, … khi đun nóng chúng mềm ra rồi nóng chảy dần trong khi nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng
Nhiệt độ nóng chảy
Nhiệt độ mà ở đó chất rắn kết tinh nóng chảy được gọi là nhiệt độ nóng chảy (hay điểm nóng chảy).
Nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào chất và áp suất ngòai.
Nhiệt độ nóng chảy của một số nguyên tố
Sắt : 1,535 °C (1,808 K)
Kẽm : 419.73 °C (692.88 K)
Đồng : 1,084.6 °C (1,357.8 K)
Nhôm : 660.25 °C (933.40 K)
Nhiệt nóng chảy riêng
Khi vật rắn kết tinh nóng chảy thì khối chất cần thu nhiệt lượng từ ngoài để phá vỡ liên kết giữa các nguyên tử, phân tử tạo nên cấu trúc tinh thể.
Định nghĩa:
Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một đơn vị khối lượng của một chất rắn kết tinh ở nhiệt độ nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy riêng
Kí hiệu:
Đơn vị: J/kg
Như vậy, nhiệt lượng mà toàn bộ vật rắn nhận được từ ngoài trong suốt quá trình nóng chảy là:
Trong đó
m: khối lượng vật rắn kết tinh nóng chảy
SỰ ĐÔNG ĐẶC
Định nghĩa:
Sự đông đặc là quá trình các chất biến đổi từ thể lỏng sang thể rắn.
Thí nghiệm:
Hạ thấp nhiệt độ băng phiến đã đun
Kết quả thí nghiệm
Tương tự như ở phần trên, các bạn có những nhận xét gì về thí nghiệm trên ?
Hạ thấp dần nhiệt độ của khối lỏng ( từ vật rắn kết tinh đã nóng chảy ) thì ta quan sát thấy quá trình ngược lại với quá trình nóng chảy
Nghĩa là lúc đầu nhiệt độ khối lỏng giảm cho tới khi bắt đầu có sự đông đặc trong khối lỏng.
Khi đang đông đặc thì nhiệt độ của khối chất lỏng không đổi, đó là nhiệt độ đông đặc ( hay điểm đông đặc ). Khi đông đặc, khối lỏng tỏa ra nhiệt nóng chảy
Quan sát 2 đồ thị sau và cho biết: Qua 2 đồ thị biểu diễn sự nóng chảy và đông đặc của băng phiến, các bạn có thể nhận thấy điều gì?
Nhiệt độ đông đặc trùng với nhiệt độ nóng chảy
Sau khi toàn bộ khối chất lỏng đã chuyển sang rắn thì nhiệt độ của khối chất rắn lại tiếp tục giảm nếu ta vẫn lấy nhiệt từ khối chất
CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH
Giữa chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình có một số tính chất khác nhau, vậy khi nóng chảy hay đông đặc thì 2 dạng chất rắn này có biểu hiện khác nhau không? Khác như thế nào?
Sự nóng chảy và đông đặc của chất rắn vô định hình:
Chất rắn vô định hình bị nung nóng thì mềm dần cho đến khi nó trở thành lỏng và trong quá trình này, nhiệt độ của hệ tăng liên tục.
Như vậy, chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định và không có nhiệt nóng chảy
Nhiệt lượng cung cấp cho hệ trong quá trình nóng chảy làm tăng liên tục nhiệt độ của khối chất
Trong quá trình đông đặc, chất rắn vô định hình cũng có những biểu hiện tương tự như trong quá trình nóng chảy
Kết luận:
L?ng
Núng ch?y (? nhi?t d? xỏc d?nh)
Dụng d?c
(? nhi?t d? xỏc d?nh)
R?n
ỨNG DỤNG
Sự nóng chảy và đông đặc mà chủ yếu là ở kim loại, được ứng dụng trong công nghiệp đúc. Nguyên tắc là nấu chảy kim loại rồi đổ vào khuôn
Người ta làm nóng chảy một hỗn hợp kim loại rắn để sau khi đông đặc, chúng trở thành hợp kim.Con người đã chế tạo nên 1 số hợp kim với những tính chất mong muốn.
Bên cạnh đó,nhiều bộ phận máy móc cũng như các vật liệu kim loại như tượng, chuông, … đều được chế tạo theo phương pháp đúc.
Cõu h?i ụn t?p
1. Trong cỏc hi?n tu?ng sau, hi?n tu?ng n�o khụng liờn quan d?n s? dụng d?c?
Ng?n n?n dang ch?y
Tuy?t dang roi
Nu?c trong h? v�o mựa dụng
C? ba hi?n tuong trờn.
2.T?i sao ngu?i ta dựng nhi?t d? c?a nu?c dỏ dang tan d? l�m m?t m?c do nhi?t d??
Tr? l?i: Khi nu?c dỏ dang tan nhi?t d? l� xỏc d?nh v� khụng thay d?i, nờn ngu?i ta dựng nhi?t d? c?a nu?c dỏ dang tan d? l�m m?t m?c do nhi?t d? l� 00C .
Th?p m?t ng?n dốn c?y.
Dỳc m?t pho tu?ng d?ng.
Tuy?t tan v�o mựa xuõn ? cỏc x? l?nh.
C? ba hi?n tu?ng trờn.
3.Trong cỏc hi?n tu?ng sau, hi?n tu?ng n�o khụng liờn quan d?n s? núng ch?y?
FINISH!
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe
Thành viên nhóm
1. Diêm Anh Thư
2. Phan Diễm Thùy
3. Nguyễn Ngọc Thanh Thảo
4. Lê Ngọc Bảo Trâm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bảo Trâm
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)