Bài 24. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Ng Anh Đào | Ngày 28/04/2019 | 18

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Môn Ngữ Văn 7
GV: Nguyễn Thị Ngọc Thiểu
Trường THCS An Phước
KIỂM TRA BÀI CŨ
1/ Thế nào là câu chủ động? Câu sau có phải là câu chủ động không? Vì sao?
- Người lái đò đẩy thuyền ra xa.
2/ Thế nào là câu bị động? Trong hai câu sau, câu nào là câu bị động:
a. Em đặt cuốn sách trên bàn.
b. Cuốn sách được em đặt trên bàn.
3/ Nêu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU
BỊ ĐỘNG (tiếp theo)
Tuần 27 Tiết 99
I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
1/ Hai câu sau có gì giống nhau và có gì khác nhau?
a. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “hóa vàng”.
b. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hóa vàng”.
( Vũ Bằng )
 a. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “hóa vàng”.
 b. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hóa vàng”.
( Vũ Bằng )
Đáp án:
2/ Chuyển câu sau thành hai câu khác nhau?
Trên bàn, em đặt lọ hoa
Đáp án:
 Lọ hoa được em đặt trên bàn.
 Lọ hoa đặt trên bàn.
Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
Cách 1: Chuyển đối tượng của hoạt động lên đầu câu, có thêm từ “bị”, “được”.
Cách 2: Chuyển đổi tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ từ “bị”, “được” hay chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc.
BÀI TẬP BỔ TRỢ
1/ Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau?
Ông tôi xây ngôi nhà này từ ba năm trước đây.
Thầy giáo phê bình Nam vì không làm bài tập về nhà.

Đáp án:
Ông tôi xây ngôi nhà này từ ba năm trước đây.
 Ngôi nhà này được ông tôi xây từ ba năm trước đây.
 Ngôi nhà này được xây từ ba năm trước đây.

Đáp án:
Thầy giáo phê bình Nam vì không làm bài tập về nhà.
Nam bị thầy giáo phê bình vì không làm bài tập về nhà.
Nam bị phê bình vì không làm bài tập về nhà.

2/ Những câu sau đây có phải là câu bị động không?
Vì sao?
Bạn em được giải nhất trong kì thi học sinh giỏi.
Tay em bị đau.
 Hai câu trên không phải là câu bị động, vì không được chủ thể của hoạt động hướng đến.
3/ Trong các câu sau, câu nào không phải là câu bị động? Vì sao?
Lan lấy cây bút.
Con chuột bị con mèo vồ.
Thuyền bị gió lật.
Ghi nhớ: (SGK-Tr64)
 Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, có thêm từ “bị”, “được” vào sau cụm từ ấy.
Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đổi tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ từ “bị”, “được” hay chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
 Không phải câu nào có các từ “bị”, “được” cũng là câu bị động.
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1:
Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.
Đáp án:
 Ngôi chùa ấy đã được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ XIII.
 Ngôi chùa ấy đã xây từ thế kỉ XIII.

b. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
 Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim.
 Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
c. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.
 Con ngựa bạch được (bị) chàng kị sĩ buộc bên gốc đào.
 Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
d. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
 Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân.
 Một lá cờ đại dựng ở giữa sân
Bài tập 2:
a. Thầy giáo phê bình em.
 Em bị thầy giáo phê bình.
 Em được thầy giáo phê bình.

b. Người ta phá ngôi nhà ấy đi.
 Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi.
 Ngôi nhà ấy được người ta phá đi.
c. Trào lưu đô thi hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn
 Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị trào lưu đô thi hóa thu hẹp.
 Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thi hóa thu hẹp.
Bài tập 3:
Viết một đoạn văn ngắn nói về lòng say mê văn học của em hoặc về ảnh hưởng của tác phẩm văn học đối với em, trong đó có dùng ít nhất một câu bị động.
Đáp án:
Học qua văn bản “ Ý nghĩa văn chương “ của nhà văn Hoài Thanh, em được học tập rất nhiều điều quý giá. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. Văn chương sẽ giúp ta hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Nó còn sáng tạo ra sự sống và bồi đắp tình cảm… Em bị cuốn hút vào những dòng chữ của tác giả. Em càng yêu văn chương hơn.
Dặn dò:
Nêu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
Tập viết một đoạn văn ngắn the chủ đề nhất định trong đó có sử dụng ít nhất một câu bị động ( GV sẽ kiểm tra ở tiết sau).
Tập viết đoạn văn nghị luận theo yêu cầu SGK/65
Chuẩn bị: “Ôn tập văn nghị luận”.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ng Anh Đào
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)