Bài 23. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII-IX

Chia sẻ bởi Phan Quang Tùng | Ngày 11/05/2019 | 200

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII-IX thuộc Lịch sử 6

Nội dung tài liệu:

Tiết 27 – Bài 23

Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỷ VII - IX
Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?
Kiểm tra bài cũ?
Sau khi đánh thắng quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua, tổ chức lại chính quyền.
20 năm sau, Lý Phật Tử cướp ngôi, cầm quân ở thành Cổ Loa.
Năm 603, 10 vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân, Lý Phật Tử bị bắt giải về Trung Quốc.
1. Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi?
Chính trị:
Đổi Giao Châu thành đô hộ phủ, đặt trụ sở
ở Tống Bình






Sơ đồ bộ máy cai trị thời Đường

Sửa sang đường xá, xây thành, đắp lũy và tăng quân đồn trú.
Tình hình nước Trung Quốc năm 628???
An Nam đô hộ phủ
(Trung Quốc)
Châu, huyện
(Trung Quốc)
Hương, xã
(Người Việt tự quản)





Phòng lúc ta tấn công chúng sẽ đem quân trấn áp.
Hơn nữa chúng dễ dàng vận chuyển, bóc lột ta.
Kinh tế:
Đặt nhiều thứ thuế, bắt nhân dân cống nạp vật quý: Ngà voi, sừng tê giác và bắt dân ta gánh vải sang cống nạp.




Ngà voi Sừng tê giác
Các biện pháp về hành chính đó nhằm mục đích gì???




«Nhớ khi nội thuộc Đường triều
Giang sơn, cố quốc nhiều điều ghê gai.
Sâu quả vải vì ai vạch lá
Ngựa hồng trần kể đã héo hon...»
Nước ta thời Đường có gì khác so với thời trước?

Chính sánh sách cai trị tàn bạo, hà khắc.
Đời sống nhân dân cực khổ, lầm than.
Từ thế kỷ VII – IX nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu:






Khởi nghĩa Mai Thúc Loan Khởi nghĩa Phùng Hưng
2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (Đầu thế kỷ VIII)
Tiểu sử:
Mai Thúc Loan người làng Mai Phụ.
Mồ côi cha mẹ từ nhỏ.
Gia đình Mai Thúc Loan rất cực khổ,
thưở nhỏ ông phải kiếm củi, chăn trâu,
cày ruộng cho nhà giàu.
Tuy vậy nhưng ông học rất giỏi và có chí
lớn. Sau này ông đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.
Nguyên nhân:
Do chính sách
bóc lột tàn bạo, nặng nề
Việc gánh vải sang cống nạp quá vất vả.
Diễn biến:
Đầu TK VIII, làm chủ Hoan Châu. Chọn Sa Nam làm căn cứ và xưng Đế.
Cùng Giao Châu, Chăm Pa tấn công Tống Bình thắng lợi.
Nhà Đường cử Dương Tư Húc sang đàn áp quân ta.
Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại.
Vì sao Mai Thúc Loan kêu mọi người nổi dậy khởi nghĩa?








Đền thờ Mai Thúc Loan trên núi Vệ

Đoạn thơ chữ Hán ca tụng công đức của ông:
«Hùng cứ Châu Hoan đất một vùng
Vạn An thành lũy khói hương xông
Bốn phương Mai Đế lừng uy đức
Trăm trận Lý Đường phục võ công...»
3. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
Em biết gì về Phùng Hưng?

Tiểu sử:
Phùng Hưng quê ở Đường Lâm.
Ông xuất thân dòng dõi gia thế
nối tiếp đời này qua đời khác làm quan lang.
Năm 18 tuổi cha mẹ qua đời ông nối nghiệp cha làm quan lang ở Đường Lâm.
Ông là người có sức khỏe phi thường (có thể vật được trâu, đánh được hổ).
Nguyên nhân
Do quá phẫn nộ với chính sách bóc
lột tàn bạo của nhà Đường nên Phùng
Hưng đứng lên khởi nghĩa.

Diễn biến
? Khởi nghĩa Phùng Hưng đã diễn ra
như thế nào?
Năm 776, Phùng Hưng và em là
Phùng Hải phát động khởi nghĩa ở Đường Lâm (Hà Tây).
Nghĩa quân bao vây và chiếm được thành Tống Bình, sắp đặt lại việc cai trị.
Phùng Hưng mất, con trai là Phùng An lên nối nghiệp cha.
Kết quả
Khởi nghĩa Phùng Hưng giành quyền làm chủ đất nước 15 năm.
Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp.
Em hãy nêu ý nghĩa của bức hình trên?
Nhân dân lập đền thờ Phùng Hưng để thể hiện lòng biết ơn với Phùng Hưng – người có công lãnh đạo nhân dân giành lại quyền làm chủ đất nước.





Trường Tiểu học Phùng Hưng – TP.Hồ Chí Minh






Phố Phùng Hưng – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Câu chuyện: Phùng Hưng đánh hổ cứu dân lành
Câu hỏi củng cố
Vì sao Mai Thúc Loan còn được gọi là Mai Hắc Đế?

Trả lời:
Mai Hắc Đế mang mệnh thủy tức là
nước, mà nước tượng trưng là màu
đen. Vì vậy, ông lấy hiệu là Hắc Đế
để hợp với mệnh của mình, không
phải do màu da đen mà mọi người
vẫn lầm tưởng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Quang Tùng
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)