Bài 23. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII-IX

Chia sẻ bởi trần thị yến | Ngày 11/05/2019 | 156

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII-IX thuộc Lịch sử 6

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ

LỊCH SỬ LỚP 6A3
Câu 1: Tại sao Triệu Quang Phục lại được Lý Nam Đế trao quyền tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Lương?
Ông là người vừa có tài, vừa có uy tín, lại được Lý Nam đế tin cậy.
Ông là con trai của Triệu Túc.
Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Lương.
Ông có sức mạnh phi thường.
KIỂM TRA BÀI CŨ
A
Câu 2: Trong cuộc kháng chiến chống quân Lương, Triệu Quang Phục đã sử dụng cách đánh gì?
Ban ngày tiến công, ban đêm phòng thủ.
Phản công quyết liệt.
Ban ngày tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng. Đêm đến chèo thuyền ra đánh úp trại giặc, cướp vũ khí, lương thực.
Xây dựng căn cứ theo lối phòng thủ.
KIỂM TRA BÀI CŨ
C
Câu 3: Nước Vạn Xuân độc lập kết thúc vào năm nào dưới đây?
Năm 604.
Năm 603.
Năm 602.
Năm 601.
KIỂM TRA BÀI CŨ
B
TIẾT 27- BÀI 23:
NỘI
DUNG
BÀI
HỌC
NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG CÁC THẾ KỶ VII- IX
DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA NHÀ ĐƯỜNG, NƯỚC TA CÓ GÌ THAY ĐỔI?
KHỞI NGHĨA PHÙNG HƯNG
(TRONG KHOẢNG 776 – 791)
KHỞI NGHĨA MAI THÚC LOAN
(ĐẦU THẾ KỶ VIII)
Quy định chung
Chữ màu đỏ
Chữ màu đen

Tư liệu tham khảo
Ghi vào vở
Nhà Đường phản công
Quân ta khởi nghĩa và được các địa phương hưởng ứng
Quân ta phản công
Quân ta bao vây
Quân địch rút chạy

1. DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA NHÀ ĐƯỜNG, NƯỚC TA CÓ GÌ THAY ĐỔI

- Năm 618 nhà Đường thống trị nước ta.
- Hành chính:
+ Năm 679 nhà Đường đổi Giao châu thành An Nam đô hộ phủ, chia thành 12 châu, nắm quyền cai trị đến cấp huyện.
+Trụ sở đô hộ: Tống Bình( Hà Nội).

CÁC CHÂU KI MI
PHONG CHÂU
GIAO CHÂU
PHÚC LỘC CHÂU
ÁI CHÂU
TRƯỜNG CHÂU
DIỄN CHÂU
HOAN CHÂU
Tống Bình
CHAM PA
Chính sách cai trị

1. DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA NHÀ ĐƯỜNG, NƯỚC TA CÓ GÌ THAY ĐỔI

- Năm 618 nhà Đường thống trị nước ta.
- Hành chính:
+ Năm 679 nhà Đường đổi Giao châu thành An Nam đô hộ phủ, chia thành 12 châu, nắm quyền cai trị đến cấp huyện.
+Trụ sở đô hộ: Tống Bình( Hà Nội).

Người Hán
Người Việt

1. DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA NHÀ ĐƯỜNG, NƯỚC TA CÓ GÌ THAY ĐỔI

- Năm 618 nhà Đường thống trị nước ta.
- Hành chính:
+ Năm 679 nhà Đường đổi Giao châu thành An Nam đô hộ phủ, chia thành 12 châu, nắm quyền cai trị đến cấp huyện.
+Trụ sở đô hộ: Tống Bình( Hà Nội).
- Sửa chữa giao thông thủy, bộ từ Trung Quốc đến Tống Bình rồi đến các huyện; tiến hành xây thành, đắp luỹ, tăng thêm quân...



Sửa chữa giao thông thủy, bộ:

Chúng sửa chữa các con đường như vậy để có thể dễ dàng vơ vét, bóc lột nhân dân ta, thuận tiện trong việc điều quân sang đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta và chuyên chở của cải cướp được.
Ngoài ra, còn tạo thuận lợi cho sự đi lại, giao lưu buôn bán, văn hóa giữa hai nước.

1. DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA NHÀ ĐƯỜNG, NƯỚC TA CÓ GÌ THAY ĐỔI

- Năm 618 nhà Đường thống trị nước ta.
- Hành chính:
+ Năm 679 nhà Đường đổi Giao châu thành An Nam đô hộ phủ, chia thành 12 châu, nắm quyền cai trị đến cấp huyện.
+Trụ sở đô hộ: Tống Bình( Hà Nội).
- Sửa chữa giao thông thủy, bộ từ Trung Quốc đến Tống Bình rồi đến các huyện; tiến hành xây thành, đắp luỹ, tăng thêm quân...
- Kinh tế:
+ Đặt ra nhiều loại thuế khác
+ Hàng năm nhân dân ta phải cống nộp những sản vật quý hiếm.




Về kinh tế:

-Nhà Đường thực hiện ở nước ta 3 thứ thuế: tô, dung, điệu
+ Tô là một loại thuế đánh vào ruộng đất
+ Dung là hằng năm mỗi người dân phải lao dịch bắt buộc, làm không công phục vụ cho chính quyền đô hộ.
+ Điệu là thuế đánh vào các sản phẩm thủ công
( vải, lụa...).
-Hằng năm nhân dân ta còn phải cống nạp những sản vật quý hiếm như ngà voi, sừng tê, trầm hương, ngọc trai...

2. KHỞI NGHĨA MAI THÚC LOAN (ĐẦU THẾ KỶ THỨ VIII)





- Mai Thúc Loan (hay Mai Huyền Thành) sinh vào khoảng cuối thế kỷ thứ VII, tại thôn Ngọc Trừng- Hoan Châu, tức huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An ngày nay. Bố ông là Mai Hoàn, mẹ là Mai An Hòa nguyên gốc Lộc Hà - Hà Tĩnh, lưu lạc sang vùng Nam Đàn- Nghệ An.
- Ông vốn là người rất khỏe mạnh, giỏi vật, học rất giỏi và có chí lớn. Ông mở lò vật, lập phường săn, chiêu mộ trai tráng trong vùng mưu việc lớn.
Nhờ chí du ngoạn lại được vợ là Ngọc Tô hết lòng ủng hộ nên ông kết thân với nhiều hào kiệt, sau này trở thành những tướng tài tụ nghĩa dưới lá cờ của ông như Phòng Hậu, Thôi Thặng, Đàn Vân Du …
Mai Thúc Loan (ảnh minh họa)

2. KHỞI NGHĨA MAI THÚC LOAN (ĐẦU THẾ KỶ THỨ VIII)





Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa:

Do chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Đường, đã đẩy nhân dân tới chỗ sẵn sàng khởi nghĩa khi có thời cơ.
a) Nguyên nhân
Nhân dân ta căm ghét sự áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Đường
b) Diễn biến
Diễn biến cuộc khởi nghĩa

CÁC CHÂU KI MI
Sa Nam
- Năm 722, cuộc khởi nghĩa bùng nổ
- Nghĩa quân tiến xuống đánh Hoan Châu và nhanh chóng chiếm Hoan Châu.
b) Diễn biến

CÁC CHÂU KI MI
Sa Nam
Quang Sở Khách
Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng.
Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ. Ông xưng đế, nhân dân thường gọi là Mai Hắc Đế.
Mai Hắc Đế còn liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa để chống giặc.
Ông cho tấn công thành Tống Bình.
Viên đô hộ Giao Châu là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.
b) Diễn biến

CÁC CHÂU KI MI
Sa Nam
Năm 722,Dương Tư Húc đem 10 vạn quân
- Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp.
c) Kết quả
- Mai Hắc Đế thua trận. Cuộc khởi nghĩa thất bại.


Đền thờ Mai Hắc Đế

3. KHỞI NGHĨA PHÙNG HƯNG (KHOẢNG 776 – 791)








Phùng Hưng (?-791), quê ở xã Đường Lâm. Ông xuất thân dòng dõi gia thế nối tiếp đời này qua đời khác làm quan lang.
Cha mẹ qua đời khi ông 18 tuổi, ông tiếp tục nối nghiệp cha làm quan lang ở Đường Lâm
Là người thông minh, tuấn tú, có sức khỏe phi thường lại hay giúp đỡ người nghèo cho nên được mọi người nể phục
Vốn căm ghét sự tàn bạo của bọn phong kiến nhà Đường nên ông đã kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh lật đổ ách thống trị của nhà Đường và được nhân dân khắp nơi ủng hộ.
3. KHỞI NGHĨA PHÙNG HƯNG (KHOẢNG 776 – 791)







Câu hỏi: Tại sao khởi nghĩa Phùng Hưng bùng nổ lại được đông đảo nhân dân ủng hộ ?
- Vì họ căm ghét chế độ thống trị của nhà Đường.
- Nhân dân vô cùng cực khổ, bị dồn ép đến bước đường cùng, họ không còn con đường nào khác là vùng lên đấu tranh giành lại quyền sống cho mình.
- Phùng Hưng là người rất có uy tín với nhân dân địa phương, cho nên khi ông phất cờ khởi nghĩa nhân dân khắp nơi hưởng ứng.
 
a) Nguyên nhân
-Do căm ghét ách thống trị của nhà Đường
-Phùng Hưng là người yêu nước, thương dân, có đức có tài.
b) Diễn biến

Sông Hồng
Sông Mã
Hợp Phố
Biển Đông
GIAO CHÂU
Đường Lâm
Hồng Châu
Tống Bình
Cửa Bạch Đằng
Sông Cả
Khởi nghĩa Phùng Hưng
Nhà Đường phản công
KHỞI NGHĨA PHÙNG HƯNG (776 -791)
- Khoảng năm 776, Phùng Hưng và em là Phùng Hải khởi nghĩa ở Đường Lâm.
- Nhân dân các vùng xung quanh nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình.
- Sau đó, Phùng Hưng kéo quân về bao vây phủ Tống Bình. Viên đô hộ là Cao Chính Bình phải rút vào thành cố thủ, rồi sinh bệnh chết.
b) Diễn biến

Sông Hồng
Sông Mã
Hợp Phố
Biển Đông
GIAO CHÂU
Đường Lâm
Hồng Châu
Tống Bình
Cửa Bạch Đằng
Sông Cả
Khởi nghĩa Phùng Hưng
Nhà Đường phản công
KHỞI NGHĨA PHÙNG HƯNG (776 -791)
- Phùng Hưng chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị.
- 7 năm sau, Phùng Hưng mất, con trai là Phùng An lên thay.
- Năm 791, nhà Đường đem quân sang tấn công nước ta
c) Kết quả
- Phùng An đầu hàng, cuộc khởi nghĩa thất bại.


CỦNG CỐ
Câu 1: Sở dĩ nhà Đường cho sửa chữa lại giao thông từ Trung Quốc đến Tống Bình, từ Tống Bình đến các huyện là vì:
Dễ dàng vơ vét, bóc lột nhân dân ta và vận chuyển của cải cướp được về nước.
Để cho nhân dân ta đi lại dễ dàng.
Thuận tiện trong việc điều quân sang đàn áp các cuộc khởi nghĩa của ta.
Đáp án A và C.


D
CỦNG CỐ
Câu 2: Tại sao cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng lại được nhân dân ủng hộ?
Mai Thúc Loan và Phùng Hưng đều là những người uy tín, có tài lãnh đạo, được nhân dân tin tưởng
Nhân dân căm ghét sự tàn bạo của bọn phong kiến và sẵn sàng đứng lên khởi nghĩa khi có cơ hội
Cả A và B đều đúng
Cả A và B đều sai
C
CỦNG CỐ
Câu 3: Điền nội dung trong bảng sau sao cho phù hợp?
Năm 679
Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ
Nhà Đường cử Dương Tư Húc đem quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan
Phùng Hưng và Phùng Hải phất cờ khởi nghĩa ở Đường Lâm
Nhà Đường đem quân sang đàn áp, Phùng An ra hàng
Năm 722
Năm 776
Năm 791
DẶN DÒ
Học thuộc bài và trả lời câu hỏi ở cuối bài
Đọc trước bài 24
Tìm hiểu về nước Cham Pa
Cảm ơn thầy cô và các em đã chú ý
theo dõi bài học!
PHONG CHÂU
CÁC CHÂU KI MI
GIAO CHÂU
TRƯỜNG CHÂU
ÁI CHÂU
diễn châu
HOAN CHÂU
PHÚC LỘC CHÂU
THANG CHÂU
VŨ NGA CHÂU
CHI CHÂU
LỤC CHÂU
CHAM PA
Tống Bình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trần thị yến
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)