Bài 23. Đức tính giản dị của Bác Hồ

Chia sẻ bởi Hùynh Thị Thanh Nga | Ngày 28/04/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Đức tính giản dị của Bác Hồ thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
Ngày dạy: 25/11/2009
Người dạy:
Huỳnh Thị Thanh Nga
Tiết 93
Văn bản:
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
Phạm Văn Đồng
Tìm hiểu chung.
Tác giả.
Xuất xứ.
Bố cục
II. Tìm hiểu văn bản.
Nhận định chung về Bác.
Những biểu hiện của đức tính giản dị.
Giản dị trong bữa ăn.
Giản dị trong căn nhà.
Giản dị trong việc làm.
Giản dị trong lời nói, bài viết.
III. Tổng kết.
NỘI DUNG
Tác giả:
Phạm Văn Đồng (1906 - 2000)
- Là một học trò xuất sắc, cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Hơn 30 năm sống và làm việc với Bác.
- Có nhiều cuốn sách, bài báo về Bác thể hiện sự hiểu biết tường tận và tình cảm kính yêu, chân thành, thắm thiết.
-> Là nhà cách mạng, nhà văn hoá lớn
I. Tìm hiểu chung.
Phạm Văn Đồng
2. Xuất xứ :
Là đoạn trích từ bài diễn văn đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1970)
3. Bố cục: (2 phần)
- Phần 1: từ đầu ... “tuyệt đẹp”: nhận định chung về Bác.
- Phần 2: phần còn lại: những biểu hiện của đức tính giản dị.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Nhận định chung về Bác.
- Luận điểm: sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác.
- Câu 2: giải thích, mở rộng phẩm chất đặc biệt được giữ nguyên vẹn qua chặng đường 60 năm hoạt động.
-> Cách nêu vấn đề: nêu trực tiếp - nhấn mạnh được tầm quan trọng của vấn đề.
2. Những biểu hiện của đức tính giản dị.
a. Giản dị trong bữa ăn:
- Chỉ vài ba món giản đơn.
- Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
- Ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.
-> Nhận xét: Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng người phục vụ.
b. Giản dị trong căn nhà:
- Vẻn vẹn có 3 phòng.
- Lộng gió và ánh sáng.
-> Nhận xét: Thanh bạch và tao nhã.
c. Giản dị trong việc làm:
- Thường tự làm lấy, ít cần người phục vụ.
- Gần gũi, thân thiện với mọi người: thăm hỏi, đặt tên...
-> Nhận xét: đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú cao đẹp.
d. Giản dị trong lời nói, bài viết:
- Câu “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
- “ Nước Việt Nam là một...”
-> Đưa 2 dẫn chứng là 2 câu nói nổi tiếng của Bác, câu nói ngắn gọn, dễ nhớ, mọi người đều hiểu.
III. TỔNG KẾT
Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Bài văn vừa có những chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành.
Đã có không ít bài hát ca ngợi Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta. Sau đây chúng ta sẽ cùng nghe lại ca khúc : “ Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người” của nhạc sĩ Trần Kiết Tường do ca sĩ Cao Minh trình bày.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hùynh Thị Thanh Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)