Bài 23. Đức tính giản dị của Bác Hồ

Chia sẻ bởi Lê Phương Nhung | Ngày 28/04/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Đức tính giản dị của Bác Hồ thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng các thầy, cô giáo về dự với tiết học
GIÁO SINH: NGUYỄN HỒNG GIANG
Có 2 cột A, B. Cột A là cột chứa tên một văn bản đã học. Cột B chứa nội dung của văn bản đó. Nhiệm vụ của các em là nối cột A với cột B sao cho phù hợp ?

Kiểm tra bài cũ
a. Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác, bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc ,rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân. Đồng thời thể hiện tình cảm kính yêu, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.
3. Cảnh khuya
( Hồ Chí Minh)
2.Đêm nay Bác không ngủ
( Minh Huệ )
1.Rằm tháng giêng
( Nguyên tiêu)
- Hồ Chí Minh -
CỘT B
CỘT A
b. Là bài thơ viết khoảng cuối năm 1947 theo thể thất ngôn tứ tuyệt nhưng bằng chữ quốc ngữ. Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc trong con ngời Bác.Nhưng ẩn chứa trong đó là nỗi lo cho vận mệnh dân tộc và tinh thần trách nhiệm với tổ quốc.
c.Là bài thơ viết năm 1948 theo thể thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán. Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, tinh thần trách nhiệm và phong thái ung dung, lạc quan trong con người Bác.
Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng
Phạm Văn Đồng
(1906-2000)
- Ông quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Trong kháng chiến, ông có bí danh là Tô, ông là nhà cách mạng, nhà văn hoá lớn.
Ông tham gia cách mạng từ năm 1925 trong cuộc kháng chiến ở Trung Kì cùng với cụ Phan Châu Trinh.
Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước ta. Đặc biệt, trên 30 năm ông đảm nhiệm chức vụ thủ tướng chính phủ (1954 -1986).
Ông là người học trò, người cộng sự gần gũi của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Ông có nhiều bài viết, công trình nổi tiếng, đặc biệt là những bài viết về Bác Hồ.

- Trích từ bài: “ Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách dân tộc, lương tâm của thời đại”, nhân kỉ niệm 80 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1970).

Văn bản:

BỐ CỤC
Giới thiệu về Đức tính giản dị của Bác Hồ.
( Nêu vấn đề)

Phần 1:
Từ đầu “ tuyệt đẹp”.
Phần 2: Còn lại
Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác Hồ.
( Giải quyết vấn đề)
BỐ CỤC VĂN BẢN:
“ ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA
BÁC HỒ ”.
NÊU VẤN ĐỀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
KẾT LUẬN
?
NÊU VẤN ĐỀ
BỐ CỤC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.

Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
><
Hoạt động chính trị :
Lay trời chuyển đất.
Đời sống bình thường:
Giản dị và khiêm tốn.
Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.
=> Tác giả thể hiện thái độ tin tưởng ở nhận định của mình.
Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
=> Tác giả thể hiện thái độ tự hào, ngợi ca con người chủ tịch Hồ Chí Minh.

ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ

Trong đời sống hàng ngày.
Trong lời nói và bài viết.

Bác hồ giản dị trong đời sống hàng ngày

Bữa ăn
Nơi ở

Công việc

Mối quan hệ với mọi người
Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.
=> Bữa cơm của Bác đạm bạc, tiết kiệm, giản đơn.
Lúc ăn: Bác không để rơi vãi một hột cơm.
Ăn xong: cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.
=> Bác là người rất cẩn thận, biết quý trọng sức lao động, quý trọng người phục vụ.
Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao !
Nhà sàn, nơi ở và nơi làm việc của Bác
Nhà trắng nơi tổng thống Mỹ ở và làm việc
Căn phòng nơi Bác tiếp khách
Căn phòng nơi tổng thống Mỹ tiếp khách.
Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn ,một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao !
=> Nơi Bác ở đơn sơ, tao nhã, giao hoà với thiên nhiên.




“ Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa.
Có hồ nước lặng sôi tăm cá,
Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.
Có rào râm bụt đỏ hoa quê,
Như cổng nhà xưa Bác trở về…
Có bốn mùa rau tươi tốt lá
Như những ngày cháo bẹ rau măng.
Nhà gác đơn sơ một góc vườn,
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn,
Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối,
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn,…”
( “ Theo chân Bác ”- Tố Hữu - )
Cách làm việc:
Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc.
+) Việc lớn: cứu nước, cứu dân.
+) Việc nhỏ: trồng cây, viết thư,…
- Việc gì Bác làm được thì không cần người giúp.

=> Cần mẫn, tận tuỵ, sát sao với công việc.
Quan hệ với mọi người:
Viết một bức thư cho một đồng chí.
Nói chuyện với các cháu miền Nam.
Đi thăm nhà tập thể của công nhân.
Đặt tên cho những người phục vụ:
Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.
=> Gần gũi, cởi mở, yêu thương tất cả mọi người.
Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.
=> Lối sống giản dị của Bác Hồ không phải biểu hiện của lối sống khắc khổ mà là biểu hiện của một đời sống văn minh.
[.] Gi?n d? trong d?i s?ng, trong quan h? v?i m?i ngu?i, trong tỏc phong, H? Ch? T?ch cung r?t gi?n d? trong l?i núi v� b�i vi?t, vỡ mu?n cho qu?n chỳng nhõn dõn hi?u du?c, nh? du?c, l�m du?c. Suy cho cựng, chõn lớ, nh?ng chõn lớ l?n c?a nhõn dõn ta cung nhu c?a th?i d?i l� gi?n d?: " Khụng cú gỡ quý hon d?c l?p, t? do", " Nu?c Vi?t Nam l� m?t, dõn t?c Vi?t Nam l� m?t, sụng cú th? c?n, nỳi cú th? mũn, song chõn lớ ?y khụng bao gi? thay d?i". Nh?ng chõn lớ gi?n d? m� sõu s?c dú lỳc thõm nh?p v�o qu? tim v� b? úc c?a h�ng tri?u con ngu?i dang ch? d?i nú, thỡ dú l� s?c m?nh vụ d?ch, dú l� ch? nghia anh hựng cỏch m?ng.

=> Cỏch núi c?a Bỏc: D? hi?u, d? nh?, d? l�m theo.
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ( 2 - 9 - 1945)
Qua văn bản : “ Đức tính giản dị của Bác Hồ ” em học hỏi thêm được điều gì ở chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ?
Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Bài văn vừa có chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành.
GHI NHỚ:

ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ

Công việc

Mối quan hệ với mọi người

Trong đời sống hàng ngày.
Trong lời nói và bài viết.

Bữa ăn
Nơi ở
Xin chân thành cảm ơn !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Phương Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)