Bài 23. Đức tính giản dị của Bác Hồ

Chia sẻ bởi Lê Anh Chới | Ngày 28/04/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Đức tính giản dị của Bác Hồ thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Chào các em về dự tiết học này.
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
Tác giả đã
đưa ra
những chứng
cứ nào để
chứng minh
cho luận
điểm:
Tiếng Việt
là một thứ
tiếng đẹp,
một thứ
tiếng hay?
Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ
tiếng hay.
Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp:
+Có hệ thống nguyên âm, phụ âm rất phong
phú và rất giàu thanh điệu.
+ Rất rành mạch trong lối nói, rất uyển
chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong
những câu tục ngữ.
+ Từ ngữ đa dạng, phong phú.
Tiếng Việt là một thứ tiếng hay:
+ Thỏa mãn nhu cầu của xã hội:giao tiếp,
trao đổi tâm tư tình cảm …
+ Có khả năng dồi dào về câu tạo từ ngữ, về
hình thức diễn đạt.
+ Tiếng Việt ngày càng phát triển …
GIỚI THIỆU BÀI
Nhà gác đơn sơ một góc vườn Gỗthường mộc mạc chẳng mùi sơn Giường mây chiếu cói đơn chăn gối Tủ nhỏ thường treo mấy áo sờn.
( Tố Hữu )
Để hiểu kĩ hơn về lối sống cao đẹp này của Bác Hồ chúng ta hãy tìm hiểu bài Đức tính giản dị của Bác Hồ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Tiết 93+94:
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
( Phạm Văn Đồng )
Thực hiện: Lê Anh Chới. THCS Phan Chu Trinh, Tp Buôn Ma Thuột
I/ ĐỌC, HIỂU CHÚ THÍCH
1. Tác giả, tác phẩm:
II/ ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN:
Đọc văn bản:
Hiểu văn bản.
-Từ đầu … của Hồ Chủ tịch: Nêu luận điểm
chứng minh: Sự nhất quán giữa cuộc đời
hoạt động cách mạng và đời sống giản
dị của Bác Hồ.
Còn lại: chứng minh đức tính giản dị của
Bác Hồ.

Đọc rõ, lưu loát.
Câu hỏi:
Nêu bố cục của
đoạn trích.
Gồm 2đoạn:
III/ PHÂN TÍCH:
-Tìm luận điểm chính
của bài văn trong phần
mở bài.
Để làm rõ đức tính giản
dị của Bác Hồ tác giả đã
chứng minh ở những
phương diện nào trong
đời sống và con người
của Bác?
1.Luận điểm và phương diện chứng minh:
- Luận điểm chứng minh:
Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính
trị lay trời chuyển đất và đời sống giản dị
của Hồ Chủ tịch.
- Phương diện chứng minh:
+ Bác giản dị trong sinh hoạt hàng ngày;
+ Bác giản dị trong quan hệ với mọi người;
+ Bác giản dị trong lời nói, bài viết;

2. Chứng minh đức tính giản dị của Bác:
Tác giả đã đưa ra
những dẫn chứng
nào để chứng minh
lối sống hàng ngày
giản dị của Bác?
a/Bác Hồ giản dị trong sinh hoạt hàng ngày:
Bữa cơm: có vài món giản đơn, lúc ăn Bác
không để rơi một hột cơm, … thức ăn còn
lại thì được sắp xếp tươm tất, vì Bác quí
trọng kết quả sản xuất và người phục vụ.
Cái nhà sàn chỉ có vài ba phòng luôn lộng
gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm
của hoa vườn.
- Việc làm:
Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc,
từ việc lớn đến việc nhỏ, việc gì Bác tự làm
được thì không cần người giúp…
Em có nhận xét gì về cách chứng minh của tác giả?
Nhận xét:
Dẫn chứng được chọn lọc cụ thể, tiêu biểu, toàn diện, không đưa ra dẫn chứng một cách khô khan mà trực tiếp bày tỏ tình cảm, thái độ của người viết nên có sức thuyết phục lớn.
b/ Bác Hồ giản dị trong quan hệ
với mọi người:
Viết thư cho một đồng chí;
Nói chuyện với các cháu miền Nam;
Thăm tập thể của công nhân …
Bác Hồ gần gủi, quan tâm đến
mọi người.









Câu hỏi:
Tìm các dẫn chứng
trong bài thể hiện
Bác Hồ rất giản dị
trong quan hệ với
mọi người.
Hãy cho biết các việc làm cụ thể của Bác Hồ trong các hình ảnh sau:
c/ Bác Hồ giản dị trong lời nói, bài viết:
Câu hỏi:
- Để làm rõ sự giản
dị của Bác Hồ trong
lời nói, bài viết, tác
giả đã đưa ra
những dẫn chứng
nào?
Em có nhận xét
gì về cách đưa
dẫn chứng của tác
giả?
Bác Hồ rất giản dị trong lời nói, bài viết để
nhân dân dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm. Nhiều lời
nói giản dị của Bác đã trở thành chân lí của
thời đại:
“ Không có gì quí hơn độc lập, tự do.”
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là
một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song
chân lí ấy không bao giờ thay đổi” …
Cách đưa dẫn chứng: có lập luận chặt chẽ.
3/ Đoạn văn: “ Bác Hồ sống giản dị … cao đẹp nhất.”
Câu hỏi:
“ Bác Hồ sống đời
sống giản dị …
tinh thần cao đẹp
nhất.”
Trong đoạn văn
trên, tác giả đã
dùng những phép
lập luận nào để
người đọc hiểu
sâu sắc hơn về
đức tính giản dị
của Bác Hồ?
Để người đọc hiểu đầy đủ, sâu sắc hơn về
đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả có
đoạn văn bàn luận về mối quan hệ giữa đời
sống giản dị và tâm hồn phong phú của Bác
Hồ. Trong đoạn văn này, tác giả đã dùng
các phép lập luận:
Lập luận theo quan hệ nhân – quả để giải
thích.
Lập luận theo quan hệ tăng tiến để khẳng
định.



4/ Nghệ thuật đặc sắc của bài văn:
Câu hỏi:


Theo em, đặc sắc
trong nghị luận
của bài văn này
là gì?


Cách nêu luận điểm: có sự lập luận để
nêu luận điểm. Luận điểm đưa ra rõ ràng,
đúng đắn, đáp ứng yêu cầu của xã hội,
có nhận xét, đánh giá làm rõ luận điểm.
Dẫn chứng được chọn lọc chân thật,
tiểu biểu, toàn diện có sự nhận xét, đánh
giá nên có sức thuyết phục cao.
Lập luận chặt chẽ kết hợp hài hòa giữa
chứng minh, giải thích, bình luận ; giữa
lí lẽ và tình cảm của người viết nên thấu
tình, đạt lí.
IV/ TỔNG KẾT:
V/ LUYỆN TẬP:
Câu hỏi:
Kể một câu chuyện
về đức tính giản dị
của Bác Hồ.
Qua bài văn này,
em hiểu như thế
nào đức tính giản dị
và ý nghĩa của nó
trong cuộc sống.

Kể chuyện về đức tính giản dị
của Bác.
2. Nêu hiểu biết về đức tính giản dị sau
khi học bài văn:
-Giản dị là một đức tính cần có của con
người. Đức tính giản dị được thể hiện
trong lối sống hàng ngày, trong lời nói,
bài viết. Đời sống giản dị kết hợp với
tâm hồn phong phú làm nên vẻ đẹp cho
con người.
Giản dị có ý nghĩa lớn trong đời sống
của mỗi người và xã hội.

Hướng dẫn học ở nhà:
Đọc lại đoạn văn, nắm chắc phần phân tích, thuộc phần ghi nhớ sgk/55
Soạn bài:Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Cảm ơn các em đã tham gia xây dựng tiết học này.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Anh Chới
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)