Bài 23. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Chia sẻ bởi Chí Văn Phèo | Ngày 28/04/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
NGỮ VĂN

TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG
LỚP 7
Câu 1 : Trình bày công dụng của trạng ngữ ? Cho ví dụ
minh hoạ?
Trả lời : - Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu
trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ,
chính xác;
- Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
Ví dụ : Mùa xuân, cây đâm chồi nảy lộc.
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 2 : Việc tách trạng ngữ thành câu riêng có tác dụng gì ?
Xác định và nêu tác dụng của các trạng ngữ được tách thành
câu riêng.
Bố cháu đã hi sinh. Năm 72
b) Vì ốm mệt, Nam không ăn gì cả. Đã hai ngày rồi.
Trả lời : Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý� hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu,thành những câu riêng.
a) Tác dụng : nhấn mạnh thời điểm hi sinh của nhân vật.
b) Tác dụng : nhấn mạnh thời gian Nam không ăn.
KIỂM TRA BÀI CŨ

Bài 23
Tiết 94
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG
THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG

I/ Câu chủ động và câu bị động:
Xác định chủ ngữ của mỗi câu sau ?
a) Mọi người yêu mến em.
b) Em được mọi người yêu mến.
Ý nghĩa của chủ ngữ trong các câu trên khác nhau như thế nào?
Ở câu (a) :
Mọi người : biểu thị người thực hiện một hoạt động hướng đến người khác (chủ thể của hoạt động).
Ở câu (b) :
Em : biểu thị người được hoạt động của người khác hướng đến (đối tượng của hoạt động)
Bài 23
I/ Câu chủ động và câu bị động:
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người , vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (Chỉ chủ thể của hoạt động).
Ví dụ: Nam đánh Lan
Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (Chỉ đối tượng của hoạt động).
Ví dụ: Lan bị Nam đánh.
Bài 23
I/ Câu chủ động và câu bị động:
Yêu cầu HS xét hai ví dụ sau:
a. Bác đặt cho một số đồng chí những cái tên.
b. Những đồng chí được Bác đặt cho những cái tên.
Quan hệ tương ứng với nhau và đổi cho nhau được.
Bài 23
I/ Câu chủ động và câu bị động:

II/ Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
Em sẽ chọn câu (a) hay câu (b) để điền vào chỗ có dấu ba chấm trong đoạn trích
Thuỷ phải xa lớp ta,theo mẹ về quê ngoại.
Một tiếng ồ nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là "vua toán" của lớp từ mấy năm nay., tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.
(Theo Khánh Hoài)
Mọi người yêu mến em.
b) Em được mọi người yêu mến.
Bài 23

I/ Câu chủ động và câu bị động:


II/ Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
- Liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
Tránh lặp đi lặp lại một kiểu câu.
Bài 23

Xét ví dụ sau:
1. Nó rời sân ga.
2. Nó vào nhà xe.
3. Xe bị hết xăng.
4. Nhà gần hồ.
5. Vải được mùa.
6. Nó định về quê.
7. Nó bị ngã.
8. Nó chủ tâm đánh thằng bé.
Bài 23

I/ Câu chủ động và câu bị động:


II/ Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
- Liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
Tránh lặp đi lặp lại một kiểu câu.
* Lưu ý : Câu chủ động có thể đổi thành câu bị đông và ngược lại. Ngoài ra còn rất nhiều câu khác không thể đổi được, người ta gọi đó là câu bình thường.
Bài 23

I/ Câu chủ động và câu bị động:


II/ Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
Bài tập nhanh : Chuyển các câu chủ động sau thành những câu bị động tương ứng.
1 / Nhiều người tin yêu Bác.
2 / Thầy giáo phê bình em.
Trả lời
1 / Bác được nhiều người tin yêu
2 / Em bị thầy giáo phê bình.

I/ Câu chủ động và câu bị động:


II/ Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
III/ Luyện tâp: Tìm câu chủ đông và giải thích vì sao?
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh.
Người đầu tiên chịu ảnh hưởng của thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ. Những bài thơ có tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến 1934.
Giữa lúc người thanh niên Việt Nam bấy giờ ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đưa về cho họ cái hương vị phương xa. Tác giả "Mấy vần thơ" liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
Theo Hoài Thanh

I/ Câu chủ động và câu bị động:


II/ Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
III/ Luyện tâp: Tìm câu chủ đông và giải thích vì sao?
* Đoạn văn của Hồ Chí Minh: Có khi được trưng bày trong tủ kiến, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy vì: Dể đoạn văn liền mạch và tránh lặp lại về "Các thứ của của quý" nên tác giả đã dùng câu bị động.
* Đoạn văn của Hoài Thanh: Tác giả "Mấy vần thơ" liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ vì: Tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn: Ở câu trước nói về Thế Lữ và câu sau nói về tác giả "Mấy vần thơ" làm cho đoạn văn thành một mạch thống nhất.
ĐÁP ÁN:




Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
Là câu có thể rút gọn thành phần vị ngữ
Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động
hướng vào người, vật khác.
CỦNG CỐ VÀ LUYỆN TẬP
Câu 2 : Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại trong mỗi đoạn văn nhằm mục đích gì ?
A. Để câu văn đó nổi bật hơn
B. Để liên kết đoạn văn trước đó với đoạn văn đang triển khai
C. Để câu văn đó đa nghĩa hơn
D. Để tránh lặp lại kiểu câu và liên kết các câu trong đoạn
thànhmột mạch văn thống nhất
Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1 : Thế nào là câu chủ động ?
Bài tập 1 : Xác định câu chủ động trong những câu sau :
Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé.
B. Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách mới nhân ngày khai trường.
C. Thuyền bị gió làm lật.
D. Ngôi nhà đã bị ai đó phá
Bài tập 2 : Xác định câu bị động trong những câu sau :
Mẹ đang nấu cơm. B. Lan được thầy giáo khen.
C. Trời mưa to. D. Trăng tròn
Bài tập 3 : Tìm 5 câu chủ động và chuyển thành 5 câu bị động tương ứng ( GV hướng dẫn HS làm )
1.Người lái đò đẩy thuyền ra xa? Thuyền được người lái đò đẩy ra xa.
2. Nhiều người tin yêu Bắc ? Bắc được nhiều người tin yêu.
3. Mẹ rửa chân cho em bé ? Em bé được mẹ rửa chân cho.
4. Bọn xấu ném đá lên tàu hỏa ? Tàu hỏa bị bọn xấu ném đá lên.
5. Cô giáo phạt nam vì tội lười học ? Vì lười học nên Nam bị cô giáo phạt.
DẶN DÒ
Làm bài tập phần luyện tập

Nắm được khái niệm câu chủ động và câu bị động,
mục đích của việc chuyển đổi.

- Chuẩn bị bài mới : " Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động" (Tiếp theo)

+ Tìm hiểu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
QUÝ THẦY CÔ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Chí Văn Phèo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)