Bài 23. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Chia sẻ bởi Phạm Thái Hưng | Ngày 28/04/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

.
NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC: 2010 - 2011
TRƯỜNG THCS CHIỀNG CỌ
Tiết 94 - Tiếng Việt:

CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG
THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
VÍ DỤ:
a) Mọi người // yêu mến em.
CN VN
=> Chủ ngữ trong câu a biểu thị chủ thể của hoạt động.

b) Em // được mọi người yêu mến.
CN VN
=> Chủ ngữ trong câu b biểu thị đối tượng của hoạt động.
- Về nội dung biểu thị:
+ Cùng nói về trạng thái tình cảm: ``yêu mến``;
+ Cùng có chủ thể của trạng thái tình cảm: ``mọi người`‘;
+ Cùng có người được nhận trạng thái tình cảm đó là ``em``.
- Hai câu này khác nhau về chủ đề:
+ Câu “Mọi người yêu mến em” thì nói về mọi người.
+ Còn câu “Em được mọi người yêu mến” nói về em
- Về cấu tạo:
+ Câu a: không có từ ``được``, câu b có từ ``được``
+ Câu a: ``mọi người`` là chủ ngữ, ``em`` phụ ngữ của động từ làm VN.
+ Câu b “em” là chủ ngữ - ``mọi người`` bổ ngữ bổ sung ý nghĩa cho ĐT ``được`` => làm vị ngữ.
+ Ở VD a: chủ ngữ trong câu này biểu thị người mang trạng thái tâm lí có liên đới đến người khác, không có từ ``bị/được`` => những câu mà chủ ngữ biểu thị người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác gọi là câu chủ động
+ Ở VD b: chủ ngữ trong câu này biểu thị người có liên đới (chịu tác động) về trạng thái tâm lí của người khác, có từ ``bị/được`` => những câu mà chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của ngườu khác, vật khác hướng đến (tác động đến) gọi là câu bị động.
- Thuỷ phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay………………………………… , tin này chắc làm bạn bè xao xuyến.
a) Mọi người yêu mến em.
b) Em được mọi người yêu mến.
Em được mọi người yêu mến
Trong Tiếng Việt, từ một câu chủ động có thể chuyển đổi thành một hay nhiều câu bị động tương ứng.
VD:
- Cậu tôi cho chị tôi cây bút máy.
- Chị tôi được cậu tôi cho cây bút máy.
- Cây bút máy được cậu tôi cho chị tôi.
* Bài tập SGK tr 58.
- Các câu bị động là:
+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy
=> câu khuyết chủ ngữ ``tinh thần yêu nước`‘.
+ Tác giả ``mấy vần thơ`` liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
- Dùng câu bị động vì: nhằm tránh lặp lại kiểu câu (các từ ngữ) đã dùng trước đó, đồng thời tạo nên liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn văn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thái Hưng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)