Bài 23. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Thư |
Ngày 28/04/2019 |
26
Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Chào mừng thầy cô và các em học sinh
Bài 23 Tiết 94 - Tiếng Việt:
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG
THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
I. CÂU CHỦ ĐỘNG CÂU BỊ ĐỘNG
1. Ví dụ:
a: Mọi người yêu mến em
b: Em được mọi người yêu mến
I. CÂU CHỦ ĐỘNG VÀ CÂU BỊ ĐỘNG
VÍ DỤ:
a) Mọi người // yêu mến em.
CN VN
=> Chủ ngữ trong câu a biểu thị chủ thể của hoạt động.
b) Em // được mọi người yêu mến.
CN VN
=> Chủ ngữ trong câu b biểu thị đối tượng của hoạt động.
- Về nội dung biểu thị:
+ Cùng nói về trạng thái tình cảm: ``yêu mến``;
+ Cùng có chủ thể của trạng thái tình cảm: ``mọi người`‘;
+ Cùng có người được nhận trạng thái tình cảm đó là ``em``.
- Hai câu này khác nhau về chủ đề:
+ Câu “Mọi người yêu mến em” thì nói về mọi người.
+ Còn câu “Em được mọi người yêu mến” nói về em
- Về cấu tạo:
+ Câu a: không có từ ``được``, câu b có từ ``được``
+ Câu a: ``mọi người`` là chủ ngữ, ``em`` phụ ngữ của động từ làm VN.
+ Câu b “em” là chủ ngữ - ``mọi người`` bổ ngữ bổ sung ý nghĩa cho ĐT ``được`` => làm vị ngữ.
+ Ở VD a: chủ ngữ trong câu này biểu thị người mang trạng thái tâm lí có liên đới đến người khác, không có từ ``bị/được`` => những câu mà chủ ngữ biểu thị người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác gọi là câu chủ động
+ Ở VD b: chủ ngữ trong câu này biểu thị người có liên đới (chịu tác động) về trạng thái tâm lí của người khác, có từ ``bị/được`` => những câu mà chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của ngườu khác, vật khác hướng đến (tác động đến) gọi là câu bị động.
VÍ DỤ
a. Nó bị thầy phạt.
b. Cơm bị thiu
Câu a là câu bị động và chủ ngữ được hành động khác hướng đến
Câu b không phải là câu bị động vì không thể nói cơm bị hành động thiu hướng đến, đây là câu bình thường.
LƯU Ý: Không phải tất cả các câu có từ “bị, được “ đều là câu bị động.cũng có những câu có từ đó là câu bình thường.
BÀI TẬP NHANH:
Tìm câu bị động tương ứng với câu chủ động sau?
a: Mẹ rửa chân cho em bé
b: Bà đã dọn cơm
c: Nhiều người yêu tin Bác
d: Người ta chuyển ghế lên xe
Đáp án :
a: Mẹ rửa chân cho em bé
=> Em bé được mẹ rửa chân cho
b: Bà đã dọn cơm
=> Cơm đã được bà dọn
c: Nhiều người tin yêu Bác
=> Bác được nhiều người tin yêu
d: Người ta chuyển ghế lên xe
=> Ghế được người ta chuyển lên xe
II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
1. Ví dụ:
- Thuỷ phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay………………………………… , tin này chắc làm bạn bè xao xuyến.
a) Mọi người yêu mến em.
b) Em được mọi người yêu mến.
Em được mọi người yêu mến
Trong Tiếng Việt, từ một câu chủ động có thể chuyển đổi thành một hay nhiều câu bị động tương ứng.
VD:
- Bố tôi cho chị tôi cây bút máy.
- Chị tôi được bố tôi cho cây bút máy.
- Cây bút máy được bố tôi cho chị tôi.
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: SGK (T58).Tìm câu bị động trong các đoạn trích dưới đây, giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy?
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
(Hồ Chí Minh)
Người đầu tiên chịu ảnh hưởng thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ. Những bài thơ có tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến 1934. giữa lúc người thanh niên Việt Nam bấy giờ ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đưa về cho họ cái hương vị phương xa. Tác giả mấy vần thơ liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
(Hoài Thanh)
* Bài tập 1: SGK tr 58.
- Các câu bị động là:
+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy
=> câu khuyết chủ ngữ ``tinh thần yêu nước`‘.
+ Tác giả ``mấy vần thơ`` liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
- Dùng câu bị động vì: nhằm tránh lặp lại kiểu câu (các từ ngữ) đã dùng trước đó, đồng thời tạo nên liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn văn.
Bài tập 2: Xác định các câu bị động trong số các câu có từ “bị, được”?
a: Tôi bị các ông đánh đập tra tấn nhiều quá, già cả , lú lẫn rồi tôi không làm
b: Hoa được tặng thưởng Huân chương chiến công giải phóng hạng ba
c: Sáng nay mình được một xâu cá
d: Anh ấy được mổ bệnh nhân đầu tiên
ĐÁP ÁN:
a: Câu bị động
b: Câu bị động
c: Câu chủ động
d: Câu chủ động
Củng cố và hướng dẫn học bài:
1. Củng cố kiến thức:
- Câu chủ động, câu bị động là gì?
- Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
2. Hướng dẫn học bài:
- Về nhà đặt thêm câu và xác định phân tích câu đó
- Học bài và làm bài tập vào vở
- Đọc và soạm trước bài: “ Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG”
xin chân thành cảm ơn
Bài 23 Tiết 94 - Tiếng Việt:
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG
THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
I. CÂU CHỦ ĐỘNG CÂU BỊ ĐỘNG
1. Ví dụ:
a: Mọi người yêu mến em
b: Em được mọi người yêu mến
I. CÂU CHỦ ĐỘNG VÀ CÂU BỊ ĐỘNG
VÍ DỤ:
a) Mọi người // yêu mến em.
CN VN
=> Chủ ngữ trong câu a biểu thị chủ thể của hoạt động.
b) Em // được mọi người yêu mến.
CN VN
=> Chủ ngữ trong câu b biểu thị đối tượng của hoạt động.
- Về nội dung biểu thị:
+ Cùng nói về trạng thái tình cảm: ``yêu mến``;
+ Cùng có chủ thể của trạng thái tình cảm: ``mọi người`‘;
+ Cùng có người được nhận trạng thái tình cảm đó là ``em``.
- Hai câu này khác nhau về chủ đề:
+ Câu “Mọi người yêu mến em” thì nói về mọi người.
+ Còn câu “Em được mọi người yêu mến” nói về em
- Về cấu tạo:
+ Câu a: không có từ ``được``, câu b có từ ``được``
+ Câu a: ``mọi người`` là chủ ngữ, ``em`` phụ ngữ của động từ làm VN.
+ Câu b “em” là chủ ngữ - ``mọi người`` bổ ngữ bổ sung ý nghĩa cho ĐT ``được`` => làm vị ngữ.
+ Ở VD a: chủ ngữ trong câu này biểu thị người mang trạng thái tâm lí có liên đới đến người khác, không có từ ``bị/được`` => những câu mà chủ ngữ biểu thị người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác gọi là câu chủ động
+ Ở VD b: chủ ngữ trong câu này biểu thị người có liên đới (chịu tác động) về trạng thái tâm lí của người khác, có từ ``bị/được`` => những câu mà chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của ngườu khác, vật khác hướng đến (tác động đến) gọi là câu bị động.
VÍ DỤ
a. Nó bị thầy phạt.
b. Cơm bị thiu
Câu a là câu bị động và chủ ngữ được hành động khác hướng đến
Câu b không phải là câu bị động vì không thể nói cơm bị hành động thiu hướng đến, đây là câu bình thường.
LƯU Ý: Không phải tất cả các câu có từ “bị, được “ đều là câu bị động.cũng có những câu có từ đó là câu bình thường.
BÀI TẬP NHANH:
Tìm câu bị động tương ứng với câu chủ động sau?
a: Mẹ rửa chân cho em bé
b: Bà đã dọn cơm
c: Nhiều người yêu tin Bác
d: Người ta chuyển ghế lên xe
Đáp án :
a: Mẹ rửa chân cho em bé
=> Em bé được mẹ rửa chân cho
b: Bà đã dọn cơm
=> Cơm đã được bà dọn
c: Nhiều người tin yêu Bác
=> Bác được nhiều người tin yêu
d: Người ta chuyển ghế lên xe
=> Ghế được người ta chuyển lên xe
II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
1. Ví dụ:
- Thuỷ phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay………………………………… , tin này chắc làm bạn bè xao xuyến.
a) Mọi người yêu mến em.
b) Em được mọi người yêu mến.
Em được mọi người yêu mến
Trong Tiếng Việt, từ một câu chủ động có thể chuyển đổi thành một hay nhiều câu bị động tương ứng.
VD:
- Bố tôi cho chị tôi cây bút máy.
- Chị tôi được bố tôi cho cây bút máy.
- Cây bút máy được bố tôi cho chị tôi.
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: SGK (T58).Tìm câu bị động trong các đoạn trích dưới đây, giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy?
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
(Hồ Chí Minh)
Người đầu tiên chịu ảnh hưởng thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ. Những bài thơ có tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến 1934. giữa lúc người thanh niên Việt Nam bấy giờ ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đưa về cho họ cái hương vị phương xa. Tác giả mấy vần thơ liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
(Hoài Thanh)
* Bài tập 1: SGK tr 58.
- Các câu bị động là:
+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy
=> câu khuyết chủ ngữ ``tinh thần yêu nước`‘.
+ Tác giả ``mấy vần thơ`` liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
- Dùng câu bị động vì: nhằm tránh lặp lại kiểu câu (các từ ngữ) đã dùng trước đó, đồng thời tạo nên liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn văn.
Bài tập 2: Xác định các câu bị động trong số các câu có từ “bị, được”?
a: Tôi bị các ông đánh đập tra tấn nhiều quá, già cả , lú lẫn rồi tôi không làm
b: Hoa được tặng thưởng Huân chương chiến công giải phóng hạng ba
c: Sáng nay mình được một xâu cá
d: Anh ấy được mổ bệnh nhân đầu tiên
ĐÁP ÁN:
a: Câu bị động
b: Câu bị động
c: Câu chủ động
d: Câu chủ động
Củng cố và hướng dẫn học bài:
1. Củng cố kiến thức:
- Câu chủ động, câu bị động là gì?
- Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
2. Hướng dẫn học bài:
- Về nhà đặt thêm câu và xác định phân tích câu đó
- Học bài và làm bài tập vào vở
- Đọc và soạm trước bài: “ Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG”
xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Thư
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)