Bài 23. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hoàn | Ngày 28/04/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Ngữ văn. Tiết 99. Tiếng việt
chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
1. Ví dụ: So sánh hai câu sau:
a. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm "hóa vàng".
b. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm "hóa vàng" [.]
- Giống nhau:
+ Chủ đề: Cánh màn điều
+ Nội dung miêu tả:
- Khác nhau:
+ Câu (a) có từ được
+ Câu (b) không dùng từ được
Từ ví dụ trên, em hãy nêu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
- Chuyển từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu.
- Thêm hoặc không thêm các từ bị, được vào sau chủ đề của câu.
Đối thể bị/được (chủ thể) hoạt động
Những câu sau đây có phải là câu bị động không? Vì sao?
a. Bạn em được giải Nhất trong kỳ thi học sinh giỏi.
b. Tay em bị đau.
Không phải câu bị động vì chúng không có những câu chủ động tương ứng.
- Từ ví dụ này, em rút ra điều gì?
Không phải câu nào có từ bị / được thì đều là câu bị động.
Bài tập nhanh
Chuyển đổi câu sau thành hai câu bị động tương ứng.
Bà đã dọn cơm.
Cơm đã được dọn.
Cơm đã dọn.
2. Ghi nhớ: Sgk - 64
II. Luyện tập:
Bài 1:
Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động khác nhau:
a. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỷ XIII.
=> Ngôi chùa ấy được xây từ thế kỷ XIII.
=> Ngôi chùa ấy xây từ thế kỷ XIII.
b. Người ta làm tất cả cánh cửa bằng gỗ lim.
=> Tất cả các cánh cửa chùa được làm bằng gỗ lim.
=> Tất cả các cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
c. Chàng kỵ sỹ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.
=> Con ngựa bạch được buộc bên gốc đào.
=> Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
d. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
=> Một lá cờ đại được dựng ở giữa sân.
=> Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.
Bài 2: (Thảo luận nhóm)
Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động - một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị. Cho biết sắc thái nghĩa của câu dùng từ được với câu dùng từ bị có gì khác nhau?
a. Thầy giáo phê bình em.
=> Em được thầy giáo phê bình. (Tích cực)
=> Em bị thầy giáo phê bình. (Tiêu cực)
b. Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.
=> Ngôi nhà ấy đã được người ta phá đi. (Tích cực)
=> Ngôi nhà áy đã bị người ta phá đi. (Tiêu cực)
c. Trào lưu đô thị hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.
=> Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã được trào lưu đô thị hóa thu hẹp. (Tích cực)
=> Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã bị trào lưu đô thị hóa thu hẹp. (Tiêu cực)
Bài 3:
Viết một đoạn văn ngắn nói về lòng say mê văn học của em hoặc về ảnh hưởng của tác phẩm văn học đối với em, trong đó có dùng ít nhất một câu bị động.
Khoanh tròn vào câu trả lời em cho là đúng:
Từ một câu chủ động có thể chuyển đổi thành mấy câu bị động?
A. Ba câu bị động trở lên.
B. Một câu bị động tương ứng.
C. Hai câu bị động tương ứng.
D. Một hoặc hai câu bị động tương ứng.
2. Các câu bị động có từ được hàm ý về sự việc trong câu như thế nào?
A. Tích cực
B. Tiêu cực
C. Khen ngợi
D. Phê bình

Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc ghi nhớ.
- Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh:
+ Ôn lại lý thuyết về cách làm văn chứng minh.
+ Xem trước và viết các đoạn văn chứng minh ngắn theo các đề trong sách giáo khoa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hoàn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)