Bài 23. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Chia sẻ bởi Lê Văn Huyên |
Ngày 28/04/2019 |
25
Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Hãy xác định trạng ngữ trong các câu sau:
Trong lớp học, cô giáo đang giảng bài.
2. Hôm qua, Hoa không đến lớp.
3. Bằng chiếc xe đạp, em đi đến trường.
=> Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
=> Trạng ngữ chỉ thời gian.
=> Trạng ngữ chỉ phương tiện.
Em hãy cho biết trạng ngữ có công dụng gì?
Công dụng của trạng ngữ :
Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.
Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG
THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
3
VD:
b, Em được mọi người yêu mến.
CN
a, Mọi người yêu mến em.
Chủ ngữ trong câu (a) biểu thị chủ thể của hoạt động hướng đến người khác.
Chủ ngữ trong câu (b) biểu thị người được hoạt động của người khác hướng vào.
VN
CN
VN
VD:
Con mèo làm vỡ bình hoa.
Câu chủ động.
Bình hoa bị con mèo làm vỡ.
Câu bị động.
Câu chủ động:
Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác, vật khác.
Câu bị động:
Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người khác, vật khác hướng vào.
Vì nó giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn được tốt hơn. Câu đi trước đã nói về Thuỷ thông qua chủ ngữ “em tôi”, vì vậy sẽ là hợp lí và dễ hiểu hơn nếu câu sau cũng tiếp tục nói về Thuỷ thông qua chủ ngữ “em”.
VD/SGK/57: Em sẽ chọn câu a, hay câu (b) để điền vào chỗ có dấu ba chấm trong đoạn trích sau? Vì sao?
- Thuỷ phải xa lớp ta theo mẹ về quê ngoại.
Một tiếng “ồ” lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay…, tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.
a. Mọi người yêu mến em.
b. Em được mọi người yêu mến.
Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
Nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành một đoạn văn thống nhất.
? Tìm câu bị động trong các đoạn trích dưới đây. Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy?
- Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
(Hồ Chí Minh)
Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê.
Mục đích tác giả dùng câu bị động nhằm:
- Liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch văn thống nhất, cụ thể là việc tạo liên kết chặt chẽ trong việc thể hiện chủ đề của đoạn văn. (chủ đề tinh thần yêu nước)
- Tránh lặp lại chủ đề đã nhắc tới ở câu trước đó.
- Người đầu tiên chịu ảnh hưởng thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ. Những bài thơ có tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến 1934. Giữa lúc người thanh niên Việt Nam bấy giờ ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đưa về cho họ cái hương vị phương xa. Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
(Theo Hoài Thanh)
Tác giả “mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
Mục đích tác giả dùng câu bị động nhằm:
- Giúp câu liên kết với các câu trước đó trong đoạn tạo thành mạch văn thống nhất.
- Giúp các câu liên kết chặt chẽ về chủ đề ( nói về nhà thơ Thế Lữ ).
Bài tập củng cố:
Bài tập 1:
Xác định câu chủ động trong các câu sau:
A. Nam đang lái chiếc ôtô.
B. Con hươu bị con hổ ăn thịt.
C. Lan được mẹ tặng cho chiếc bút mới.
D. Ba nghi phạm đã bị cảnh sát bắt giữ.
Bài tập 2:
Chuyển đổi những câu chủ động sau sang câu bị động:
1. Người ta chuyển sách lên xe.
=> Sách được người ta chuyển lên xe.
2. Mẹ mắng Long vì lười học.
=> Long bị mẹ mắng vì lười học.
3. Bão làm lật con thuyền.
=> Con thuyền bị bão làm lật.
4. Con mèo vồ con chuột.
=>Con chuột bị con mèo vồ.
6. Hoa mới mua chiếc bút.
=> Chiếc bút được Hoa mới mua.
7. Thầy giáo khen Lam.
=> Lam được thầy giáo khen.
5. Thầy giáo gọi bạn học sinh lên bảng.
=> Bạn học sinh được thầy giáo gọi lên bảng.
=> Bạn học sinh bị thầy giáo gọi lên bảng.
Bài tập 3:
Viết một đoạn văn ngắn chủ đề về mùa xuân trong đó có sử dụng ít nhất một câu chủ động và một câu bị động.
Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc hai phần ghi nhớ SGK.
Tìm thêm các câu chủ động và câu bị động.
Xem trước bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ( Tiết 2 ).
Trong lớp học, cô giáo đang giảng bài.
2. Hôm qua, Hoa không đến lớp.
3. Bằng chiếc xe đạp, em đi đến trường.
=> Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
=> Trạng ngữ chỉ thời gian.
=> Trạng ngữ chỉ phương tiện.
Em hãy cho biết trạng ngữ có công dụng gì?
Công dụng của trạng ngữ :
Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.
Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG
THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
3
VD:
b, Em được mọi người yêu mến.
CN
a, Mọi người yêu mến em.
Chủ ngữ trong câu (a) biểu thị chủ thể của hoạt động hướng đến người khác.
Chủ ngữ trong câu (b) biểu thị người được hoạt động của người khác hướng vào.
VN
CN
VN
VD:
Con mèo làm vỡ bình hoa.
Câu chủ động.
Bình hoa bị con mèo làm vỡ.
Câu bị động.
Câu chủ động:
Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác, vật khác.
Câu bị động:
Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người khác, vật khác hướng vào.
Vì nó giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn được tốt hơn. Câu đi trước đã nói về Thuỷ thông qua chủ ngữ “em tôi”, vì vậy sẽ là hợp lí và dễ hiểu hơn nếu câu sau cũng tiếp tục nói về Thuỷ thông qua chủ ngữ “em”.
VD/SGK/57: Em sẽ chọn câu a, hay câu (b) để điền vào chỗ có dấu ba chấm trong đoạn trích sau? Vì sao?
- Thuỷ phải xa lớp ta theo mẹ về quê ngoại.
Một tiếng “ồ” lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay…, tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.
a. Mọi người yêu mến em.
b. Em được mọi người yêu mến.
Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
Nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành một đoạn văn thống nhất.
? Tìm câu bị động trong các đoạn trích dưới đây. Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy?
- Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
(Hồ Chí Minh)
Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê.
Mục đích tác giả dùng câu bị động nhằm:
- Liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch văn thống nhất, cụ thể là việc tạo liên kết chặt chẽ trong việc thể hiện chủ đề của đoạn văn. (chủ đề tinh thần yêu nước)
- Tránh lặp lại chủ đề đã nhắc tới ở câu trước đó.
- Người đầu tiên chịu ảnh hưởng thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ. Những bài thơ có tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến 1934. Giữa lúc người thanh niên Việt Nam bấy giờ ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đưa về cho họ cái hương vị phương xa. Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
(Theo Hoài Thanh)
Tác giả “mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
Mục đích tác giả dùng câu bị động nhằm:
- Giúp câu liên kết với các câu trước đó trong đoạn tạo thành mạch văn thống nhất.
- Giúp các câu liên kết chặt chẽ về chủ đề ( nói về nhà thơ Thế Lữ ).
Bài tập củng cố:
Bài tập 1:
Xác định câu chủ động trong các câu sau:
A. Nam đang lái chiếc ôtô.
B. Con hươu bị con hổ ăn thịt.
C. Lan được mẹ tặng cho chiếc bút mới.
D. Ba nghi phạm đã bị cảnh sát bắt giữ.
Bài tập 2:
Chuyển đổi những câu chủ động sau sang câu bị động:
1. Người ta chuyển sách lên xe.
=> Sách được người ta chuyển lên xe.
2. Mẹ mắng Long vì lười học.
=> Long bị mẹ mắng vì lười học.
3. Bão làm lật con thuyền.
=> Con thuyền bị bão làm lật.
4. Con mèo vồ con chuột.
=>Con chuột bị con mèo vồ.
6. Hoa mới mua chiếc bút.
=> Chiếc bút được Hoa mới mua.
7. Thầy giáo khen Lam.
=> Lam được thầy giáo khen.
5. Thầy giáo gọi bạn học sinh lên bảng.
=> Bạn học sinh được thầy giáo gọi lên bảng.
=> Bạn học sinh bị thầy giáo gọi lên bảng.
Bài tập 3:
Viết một đoạn văn ngắn chủ đề về mùa xuân trong đó có sử dụng ít nhất một câu chủ động và một câu bị động.
Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc hai phần ghi nhớ SGK.
Tìm thêm các câu chủ động và câu bị động.
Xem trước bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ( Tiết 2 ).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Văn Huyên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)