Bài 23. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Chia sẻ bởi Trần Thành Thật | Ngày 28/04/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo và các em học sinh!
Câu 1: Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào” (Nam Cao)?
A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai.
B. Khi ấy
C. Đầu nó còn để hai trái đào
D. Từ năm chửa mười hai.

KIỂM TRA MIỆNG
Câu 2: Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tối cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kẻng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì?
A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu.
B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu.
C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.
D. Nguyên nhân dẫn đến hành động được nói trong câu.
Bài 23 - Tiết 94
TuAn 25
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
I-Câu chủ động và câu bị động:
*Ví dụ: SGK/ 57
a-Mọi người yêu mến em
5
CN
->CN biểu thị người thực hiện 1 h.đ hướng đến người khác (hay CN biểu thị chủ thể của h.đ)
b-Em được mọi người yêu mến.
CN
->CN biểu thị người được h.đ của người khác hướng đến (hay CN biểu thị đ.tượng của h.đ).
- Câu chủ động : Là câu có CN chỉ người, vật thực hiên một hoạt động hướng vào người khác, vật khác.
- Câu bị động là câu có CN chỉ người, vật được hoạt động của người khác, vật khác hướng vào
*Ghi nhớ1: sgk tr57
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
6
1, Từ nào không phải là dấu hiệu của câu bị động?
A, Bị
B, Được
D, Sẽ
C, Phải
2, Câu nào là câu bị động?
A, Tôi muốn gặp Lan.
B, Tôi đã tránh nhưng không được và đành phải gặp Lan.
C, Tôi và Lan sẽ gặp nhau.
D, Tôi và Lan đã gặp nhau.
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
7
3, Câu nào là câu chủ động?
A, Mười ba người thiệt mạng trong vụ thảm sát ở chợ An-ka-zi.
B, Giôn đã bị buộc phải thôi việc.
C, Lan đã giải được một bài toán khó.
D, Ba nghi phạm đã bị cảnh sát bắt giữ.
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
I-Câu chủ động và câu bị động:
8
II-Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
9
*Ví dụ /SGK/57
Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay……………., tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.
b) Em được mọi người yêu mến.
a) Mọi người yêu mến em.
- Chọn câu b để điền vào chỗ trống.
(Vì nó giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn được tốt hơn. Câu đi trước đã nói về Thuỷ-thông qua CN em tôi, vì vậy sẽ là hợp lí và dễ hiểu hơn nếu câu sau cũng tiếp tục nói về Thuỷ-thông qua CN em.).
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
I-Câu chủ động và câu bị động:
10
II-Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
MĐ: nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch văn thống nhất
*Ghi nhớ 2: sgk tr58
Khái niệm
Đặc điểm
Khái niệm
Đặc điểm
Liên kết câu
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
I-Câu chủ động và câu bị động:
12
II-Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
III-Luyện tập:
*Các câu bị động:
- Có khi (các thứ của quí) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê.
-Tác giả “Mấy vần thơ ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất.
*Trong các VD trên đây, tác giả chọn câu bị động nhằm tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó, đồng thời tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
13
Hãy chỉ ra câu bị động trong đoạn văn sau. Căn cứ vào đâu em xác định như vậy?
“Mùa thu năm 1940, khi phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh thì bọn thực dân Pháp quì gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”
- Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật
Các câu bị động
- Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* ĐỐI VỚI BÀI HỌC Ở TIẾT HỌC NÀY:
Về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
Làm bài tập còn lại ở sgk
Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) trong đó có sử dụng câu chủ động hoặc câu bị động.
* ĐỐI VỚI BÀI HỌC Ở TIẾT HỌC TIẾP THEO:
Chuẩn bị: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
+ Tìm hiểu các cách mở rộng câu
+ Làm các bài tập sgk
- Tiết 95,96 các em chuẩn bị viết bài tập làm văn số 5 - Văn chứng minh
Xin trân trọng
cảm ơn các thầy cô giáo! Chúc các em học giỏi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thành Thật
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)