Bài 23. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Huy | Ngày 28/04/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO
Kiểm tra bài cũ:

1. Hãy nêu đặc điểm của trạng ngữ ( về ý nghĩa và hình thức) như thế nào?
Kiểm tra bài cũ:
2. Hãy xác định trạng ngữ trong ví dụ sau. Về ý nghĩa, trạng ngữ trong câu dùng để làm gì?
Lan và Huệ chơi rất thân từ hồi học mẫu giáo
từ hồi học mẫu giáo
(xác định thời gian)
Tiết 94:
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
Tiết 94: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong hai ví dụ sau:
a. Mọi người yêu mến em.
a. Mọi người / yêu mến em.
b.Em được mọi người yêu mến.
b.Em / được mọi người yêu mến.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. CÂU CHỦ ĐỘNG VÀ CÂU BỊ ĐỘNG
Tiết 94: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
Ý nghĩa chủ ngữ trong hai câu trên khác nhau như thế nào ?
a. Mọi người / yêu mến em.
b.Em / được mọi người yêu mến.
Chủ thể
Hành động
Đối tượng
Đối tượng
Hành động
Chủ thể
Tiết 94: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
a. Mọi người yêu mến em.
Chủ thể
Hành động
Đối tượng
Câu chủ động
Tiết 94: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
b.Em được mọi người yêu mến.
Đối tượng
Hành động
Chủ thể
Câu bị động
Lưu ý: những câu bị động thường hay chứa các từ bị động: bị / được.
Ví dụ: Nam bị thầy giáo phê bình
Ghi nhớ

Câu chủ động là câu có chử ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người vật khác ( chỉ chủ thể của hoạt động).

Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật hoạt động được người vật khác hướng vào ( chỉ đối tượng của hoạt động)
Tiết 94: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
a. Trong các câu sâu đây câu nào là câu chủ động, câu nào là câu bị động?
a. Chúng ta cần bảo vệ động vật quý hiếm.
a. Chúng ta cần bảo vệ động vật quý hiếm.
b.Lan được các bạn tặng cặp sách nhân ngày khai trường.
c.Em yêu quý ngôi trường mình.
d.Bàn ghế được em giữ gìn sạch sẽ.
c.Em yêu quý ngôi trường mình.




2. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Tiết 94: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
Quan sát đoạn văn:
- Thuỷ phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
Một tiếng” ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ.Em tôi là chi đội trưởng, là vua toán của lớp từ mấy năm nay.................................................. , tin này chắc làm bạn bè xao xuyến
a. Mọi người yêu mến em.
b. Em được mọi người yêu mến.
Em được mọi người yêu mến.
Tác dụng: Tạo nên tính liên kết thống nhất trong văn bản.
Tiết 94: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
Tìm câu bị động trong đoạn trích sau. Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy?
a.Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ nhìn thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
( Hồ Chí Minh)
b. Người đầu tiên chịu ảnh hưởng thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ. Những bài thơ có tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến 1934. Giữa lúc người thanh niên Việt Nam bấy giờ ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đưa về cho họ cái hương vị phương xa. Tác giả “ Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
( Theo Hoài Thanh)
Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ nhìn thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
( Hồ Chí Minh)
Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ
Ghi nhớ

Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ( và ngược lại) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết câu trong đoạn thành một mạch thống nhất.
Tiết 94: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
Tìm câu bị động tương ứng với các câu chủ động sau:
a. Cả thế giới ngưỡng mộ Bác Hồ
b. Chúng em giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ
Trường lớp được chúng em giữ vệ sinh sạch sẽ
Bác Hồ được cả thế giới ngưỡng mộ
Tiết 94: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
Chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn:
Nó làm được chiếc đèn lồng rất đẹp.................................
a. Các bạn trong lớp rất thích chiếc đèn lồng ấy
b. Chiếc đèn lồng ấy được các bạn trong lớp rất thích.
.Chiếc đèn lồng ấy được các bạn rất thích.
Bài tập 1.Thế nào là câu chủ động?
a. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác.
II. LUYỆN TẬP
(BÀI TẬP CỦNG CỐ)
b. Là câu có chủ ngữ chỉ người,vật được hành động của người, vật khác hướng vào.
c. Là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
b. Là câu có rút gọn một số thành phần câu.

Bài tập 2
hãy chỉ ra câu chủ động, bị động?

Thầy cô quan tâm chỉ dạy lớp 7/1 học tốt hơn.
b. Thầy Vinh rất hiền nên được học sinh yêu quý.
c. Nguyễn Du là đại thi hào văn hóa của dân tộc nên được mọi người yêu mến.
d. Trẻ em rất kính yêu Bác Hồ.
Bài tập 3
Câu a: Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động?
A. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé.
B. Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách mới nhân ngày khai trường.
C. Thuyền bị gió làm lật.
D. Ngôi nhà đã bị ai đó phá.
Câu b: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?
A. Mẹ đang nấu cơm.
B. Lan được thầy giáo khen
C. Trời mưa to.
D. Trăng tròn.
X
X
X
X
X
X
Bài tập 4
Cho 2 câu sau:
a. Ngôi nhà này được các công nhân lành nghề xây dựng vào năm 1982.
b. Năm 1982, các công nhân lành nghề xây dựng ngôi nhà này.
Em hãy chọn câu nào để điền vào chỗ trống sau?
1.Chúng tôi rất tự hào vì được sinh sống trong ngôi nhà này…
2.. …Từ đó đến nay, nó vẫn chưa phải qua một lần sửa chữa nào.
*ĐÁP ÁN
1. Chúng tôi rất tự hào vì được sinh sống trong ngôi nhà này.Ngôi
nhà này được các công nhân lành nghề xây dựng vào năm 1982.
2. Năm 1982, các công nhân lành nghề xây dựng ngôi nhà này. Từ đó đến nay, nó vẫn chưa phải qua một lần sửa chữa nào.




BÀI TẬP 5
* Những câu sau có phải là câu bị động không?
Vì sao?
a) Bạn em được giải nhất trong kì thi học sinh giỏi.
CN VN
b) Tay em bị đau.
CN VN

* Không phải câu nào có các từ
bị, được cũng là câu bị động.
Củng cố
Thuộc khái niệm câu chủ động, câu bị động và mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động, câu bị động.
Tự cho được ví dụ câu chủ động, câu bị động
Chuẩn bị tốt cho bài viết số 5 tại lớp 2 tiết ( thể loại văn chứng minh )
Bài tập 6
- * Chuyển đổi mỗi câu chủ động thành hai câu bị
động- một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị.
Cho biết sắc thái của mỗi câu ấy có gì khác nhau?
a. Thầy giáo phê bình em.
- Em bị thầy giáo nha?c nho?
- Em được thầy giáo nha?c nho?
b. Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.
- Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi.
- Ngôi nhà ấy đã được người ta phá đi.


TiẾT HỌC ĐÃ KẾT THÚC.
XIN CHÀO !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quang Huy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)