Bài 23. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Chia sẻ bởi Lê Thị Thanh Hải | Ngày 28/04/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Tiết 97: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG

I. CÂU CHỦ ĐộNG VÀ CÂU BỊ ĐộNG
1.Xác định chủ ngữ và vị ngữ của mỗi câu sau:
a) Mọi người yêu mến em.
b) Em được mọi người yêu mến.

a) Mọi người/ yêu mến em.
CN VN
CN là “mọi người” thực hiện 1 hành động “yêu mến”
hướng vào “em”.
=> Câu chủ động.
b) Em/ được mọi người yêu mến.
CN VN
CN là “em” được hành động “yêu mến” từ “ mọi
người” hướng vào.
=> Câu bị động.
2. Ý nghĩa của chủ ngữ trong các câu trên khác nhau như thế nào?
Sự khác nhau giữa chủ ngữ câu (a) và chủ ngữ (b):
+ Chủ ngữ câu (a) biểu thị chủ thể của hoạt động
+ Chủ ngữ câu (b) biểu thị đối tượng của hoạt động
*Ghi nhớ 1: SGK (tr. 57)
Lưu ý:
* Các bước nhận biết câu chủ động và câu bị động:
- Xác định CN, VN ( xác định xem câu có chủ thể và
đối tượng hoạt động hay không).
- Xác định hoạt động ( động từ) trong câu.
- Xét quan hệ CN với động từ:
+ Nếu CN là người, vật thực hiện hoạt động, thì câu
đó là câu chủ động.
+ Nếu CN là người, vật nhận hoạt động, thì câu đó
là câu bị động.
+ Các câu bị động đều có từ bị, được. Nhưng không
phải câu nào có từ được, bị đều là câu bị động.
II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành
câu bị động.
1. Em sẽ chọn câu (a) hay câu (b) để điền vào chỗ có
Ba dấu chấm trong đoạn trích dưới đây?
- Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em
tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy
năm nay ..., tin này chắc chắn làm cho bạn bè xao
xuyến.
(Theo Khánh Hoài)
a) Mọi người yêu mến em.
b) Em được mọi người yêu mến.

- Lựa chọn đáp án (b):
Vì nó giúp cho việc liên kết câu trong đoạn được tốt hơn. Câu đi trước đã nói về Thủy ( thông qua chủ ngữ “Em tôi”), vì vậy sẽ hợp lí và dễ hiểu hơn nếu câu sau tiếp tục nói về Thủy (thông qua chủ ngữ “Em”).



*Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
Nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
*Ghi nhớ 2: SGK (tr. 58)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thanh Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)