Bài 23. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ngọc Huệ |
Ngày 28/04/2019 |
25
Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
(Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động,
Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu)
I. Lí thuyết
1. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
a. Khái niệm
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người khác, vật khác (chỉ chủ thể của hành động)
-> Mô hình:
Chủ ngữ (chủ thể) - động từ ngoại động (hành động) – bổ ngữ (đối tượng)
- 2 loại
+ Kiểu câu bị động có từ được, bị
+ Kiểu câu bị động không có các từ: được, bị
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hành động)
-> mô hình:
Chủ ngữ (đối tượng) – vị ngữ
b. Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại)
+ Nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất, sinh động.
+ Nhấn mạnh đối tượng mình muốn nói tới
c. Các cách chuyển đổi câu chủ động thành bị động
- Có 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ “được”; “bị” vào sau từ, cụm từ ấy
+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ cụm từ chỉ chủ thể của hành động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu
Em hãy huyển câu chủ động thành câu bị động tương ứng “Nó biếu bà tấm vải này”
+ Bà được nó biếu tấm vải này
+ Tấm vải này được nó biếu cho bà
-(1) Có những trường hợp câu chủ động chứa 2 bổ ngữ thì có thể có 2 câu bị động tương ứng
3. Lưu ý:
- (2) nghĩa của câu bị động có từ “được” và câu bị động có từ “bị”?
+ Các câu bị động có từ “được”: sự việc được nói đến trong câu mang ý nghĩa tích cực, tốt.
+ Các câu bị động có từ “bị”: sự việc được nói đến trong câu mang ý nghĩa tiêu cực, không tốt.
- (3) Có những trường hợp câu có từ “được, bị” nhưng không phải câu bị động
- (4) Không phải trường hợp nào cũng biến đổi được câu chủ động thành câu bị động
2. Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu
a. Khái niệm
- Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C-V, làm thành phần của câu hoặc cụm từ để mở rộng câu.
b. Các trường hợp dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu
Các thành phần câu
+ chủ ngữ,
+ vị ngữ
- Phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
II. Bài tập:
Bài tập 1:
Đặt 5 câu chủ động, sau đó chuyển đổi thành câu bị động.
Bài tập 2:
? Đặt 5 câu bị động, sau đó chuyển đổi thành câu chủ động.
Bài tập 3:
? Tìm các cụm C-V làm thành phần câu trong các câu sau và cho biết đó là thành phần gì trong các câu ?
a. Bài phóng sự anh mới viết rất hấp dẫn.
b) Ai cũng tin tưởng Hoà sẽ tiến bộ.
c) Vừa tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đổ trước cổng
d) Con hãy nghĩ đến những cậu bé câm và mù mà vẫn phải đi học. ( A-mi-xi)
đ) Quyển sách mẹ cho con rất hay.
e) Chúng tôi hi vọng đội bóng lớp tôi sẽ thắng.
* Gợi ý
a. Bài phóng sự anh mới viết rất hấp dẫn.
b) Ai cũng tin tưởng Hoà sẽ tiến bộ.
c) Vừa tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đổ trước cổng
d) Con hãy nghĩ đến những cậu bé câm và mù mà vẫn phải đi học.
đ) Quyển sách mẹ cho con rất hay.
e) Chúng tôi hi vọng đội bóng lớp tôi sẽ thắng.
Bài tập 4:
Ghép các cặp câu đơn sau thành câu có cụm c-v.
a. Trời trở lạnh. Đó là dấu hiệu của mùa đông.
b. Lan học giỏi. Bố mẹ luôn luôn vui lòng.
c. Nam đã kể câu chuyện này cho tôi nghe. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện đó.
* Gợi ý
a. Trời trở lạnh là dấu hiệu của mùa đông.
b. Lan học giỏi khiến bố mẹ luôn vui lòng.
c. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện mà Nam đã kể cho tôi.
Bài tập 5:
Biến đổi các câu sau đây thành câu có cụm C- V làm thành phần câu, làm phụ ngữ. a) Người thanh niên ấy làm mọi người khó chịu.
b) Sự năng nổ học tập của bạn Lan khiến mọi người ngạc nhiên
c) Cuốn sách có nhiều tranh minh hoạ.
d) Mẹ biết được điểm 10 là một sự tiến bộ.
* Gợi ý:
a. Người thanh niên ấy/ đến muộn / khiến mọi người khó chịu.
b. Bạn Lan năng nổ học tập/ khiến mọi người ngạc nhiên.
c. Cuốn sách anh cho mượn có nhều tranh minh hoạ.
d. Mẹ biết con được điểm 10/ là một sự tiến bộ.
Bài tập 6:
Hãy chuyển đổi các câu bị động sau đây thành câu chủ động?
a. Toàn chi đội lớp 7A được Ban giám hiệu nhà trường biểu dương
b. Ông hoa bị con rắn cắn vào tay
c. Ngày 19/5 này em được bố mẹ đưa đi thăm quê Bác.
d. Chuồng gà nhà em bị 1 con chuột chui vào.
Gợi ý:
a. BGH nhà trường biểu dương toàn chi đội lớp 7A
b. Con rắn cắn vào tay ông Hoa
c. Bố mẹ đưa em đi thăm quê Bác vào ngày 19/5 này
d. Một con chuột chui vào chuồng gà nhà em
Bài tập 7:
Chuyển đổi những cụm từ được gạch chân trong những câu sau thành cụm C-V mở rộng câu (Có thể thêm từ ngữ nếu cần)
a. Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình
b. Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe thấy tiếng nức nở, tức tưởi của em.
c. Mẹ tin vào sự chuẩn bị chu đáo cho con trước ngày khai trường
d. Tôi rất thích câu chuyện ấy
e. Kể từ hôm đó, tôi học hành chăm chỉ hơn.
Gợi ý:
a. Cô giáo kêu sửng sốt làm tôi giật mình
b. Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe thấy em tôi khóc nức nở, tức tưởi
c. Me tin mẹ đã chuẩn bị chu đáo cho con trước ngày khai trường
d. Tôi rất thích câu chuyện bà tôi vẫn kể
e. Kể từ hôm tôi bị mẹ mắng, tôi học hành chăm chỉ hơn
(Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động,
Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu)
I. Lí thuyết
1. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
a. Khái niệm
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người khác, vật khác (chỉ chủ thể của hành động)
-> Mô hình:
Chủ ngữ (chủ thể) - động từ ngoại động (hành động) – bổ ngữ (đối tượng)
- 2 loại
+ Kiểu câu bị động có từ được, bị
+ Kiểu câu bị động không có các từ: được, bị
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hành động)
-> mô hình:
Chủ ngữ (đối tượng) – vị ngữ
b. Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại)
+ Nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất, sinh động.
+ Nhấn mạnh đối tượng mình muốn nói tới
c. Các cách chuyển đổi câu chủ động thành bị động
- Có 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ “được”; “bị” vào sau từ, cụm từ ấy
+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ cụm từ chỉ chủ thể của hành động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu
Em hãy huyển câu chủ động thành câu bị động tương ứng “Nó biếu bà tấm vải này”
+ Bà được nó biếu tấm vải này
+ Tấm vải này được nó biếu cho bà
-(1) Có những trường hợp câu chủ động chứa 2 bổ ngữ thì có thể có 2 câu bị động tương ứng
3. Lưu ý:
- (2) nghĩa của câu bị động có từ “được” và câu bị động có từ “bị”?
+ Các câu bị động có từ “được”: sự việc được nói đến trong câu mang ý nghĩa tích cực, tốt.
+ Các câu bị động có từ “bị”: sự việc được nói đến trong câu mang ý nghĩa tiêu cực, không tốt.
- (3) Có những trường hợp câu có từ “được, bị” nhưng không phải câu bị động
- (4) Không phải trường hợp nào cũng biến đổi được câu chủ động thành câu bị động
2. Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu
a. Khái niệm
- Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C-V, làm thành phần của câu hoặc cụm từ để mở rộng câu.
b. Các trường hợp dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu
Các thành phần câu
+ chủ ngữ,
+ vị ngữ
- Phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
II. Bài tập:
Bài tập 1:
Đặt 5 câu chủ động, sau đó chuyển đổi thành câu bị động.
Bài tập 2:
? Đặt 5 câu bị động, sau đó chuyển đổi thành câu chủ động.
Bài tập 3:
? Tìm các cụm C-V làm thành phần câu trong các câu sau và cho biết đó là thành phần gì trong các câu ?
a. Bài phóng sự anh mới viết rất hấp dẫn.
b) Ai cũng tin tưởng Hoà sẽ tiến bộ.
c) Vừa tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đổ trước cổng
d) Con hãy nghĩ đến những cậu bé câm và mù mà vẫn phải đi học. ( A-mi-xi)
đ) Quyển sách mẹ cho con rất hay.
e) Chúng tôi hi vọng đội bóng lớp tôi sẽ thắng.
* Gợi ý
a. Bài phóng sự anh mới viết rất hấp dẫn.
b) Ai cũng tin tưởng Hoà sẽ tiến bộ.
c) Vừa tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đổ trước cổng
d) Con hãy nghĩ đến những cậu bé câm và mù mà vẫn phải đi học.
đ) Quyển sách mẹ cho con rất hay.
e) Chúng tôi hi vọng đội bóng lớp tôi sẽ thắng.
Bài tập 4:
Ghép các cặp câu đơn sau thành câu có cụm c-v.
a. Trời trở lạnh. Đó là dấu hiệu của mùa đông.
b. Lan học giỏi. Bố mẹ luôn luôn vui lòng.
c. Nam đã kể câu chuyện này cho tôi nghe. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện đó.
* Gợi ý
a. Trời trở lạnh là dấu hiệu của mùa đông.
b. Lan học giỏi khiến bố mẹ luôn vui lòng.
c. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện mà Nam đã kể cho tôi.
Bài tập 5:
Biến đổi các câu sau đây thành câu có cụm C- V làm thành phần câu, làm phụ ngữ. a) Người thanh niên ấy làm mọi người khó chịu.
b) Sự năng nổ học tập của bạn Lan khiến mọi người ngạc nhiên
c) Cuốn sách có nhiều tranh minh hoạ.
d) Mẹ biết được điểm 10 là một sự tiến bộ.
* Gợi ý:
a. Người thanh niên ấy/ đến muộn / khiến mọi người khó chịu.
b. Bạn Lan năng nổ học tập/ khiến mọi người ngạc nhiên.
c. Cuốn sách anh cho mượn có nhều tranh minh hoạ.
d. Mẹ biết con được điểm 10/ là một sự tiến bộ.
Bài tập 6:
Hãy chuyển đổi các câu bị động sau đây thành câu chủ động?
a. Toàn chi đội lớp 7A được Ban giám hiệu nhà trường biểu dương
b. Ông hoa bị con rắn cắn vào tay
c. Ngày 19/5 này em được bố mẹ đưa đi thăm quê Bác.
d. Chuồng gà nhà em bị 1 con chuột chui vào.
Gợi ý:
a. BGH nhà trường biểu dương toàn chi đội lớp 7A
b. Con rắn cắn vào tay ông Hoa
c. Bố mẹ đưa em đi thăm quê Bác vào ngày 19/5 này
d. Một con chuột chui vào chuồng gà nhà em
Bài tập 7:
Chuyển đổi những cụm từ được gạch chân trong những câu sau thành cụm C-V mở rộng câu (Có thể thêm từ ngữ nếu cần)
a. Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình
b. Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe thấy tiếng nức nở, tức tưởi của em.
c. Mẹ tin vào sự chuẩn bị chu đáo cho con trước ngày khai trường
d. Tôi rất thích câu chuyện ấy
e. Kể từ hôm đó, tôi học hành chăm chỉ hơn.
Gợi ý:
a. Cô giáo kêu sửng sốt làm tôi giật mình
b. Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe thấy em tôi khóc nức nở, tức tưởi
c. Me tin mẹ đã chuẩn bị chu đáo cho con trước ngày khai trường
d. Tôi rất thích câu chuyện bà tôi vẫn kể
e. Kể từ hôm tôi bị mẹ mắng, tôi học hành chăm chỉ hơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Huệ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)