Bài 22. Tính theo phương trình hoá học
Chia sẻ bởi Phạm Văn Thắng |
Ngày 23/10/2018 |
20
Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Tính theo phương trình hoá học thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
HỌ LÀ AI?
Albert Einstein
Charles Darwin
Marie Curie
Ngô Bảo Châu
Isaac Newton
Acsimet sinh năm 284 và mất năm 212 trước Công nguyên. Ông sống ở thành phố Syracuse, trên đảo Sicile, con một một nhà thiên văn và toán học nổi tiếng Phidias. Người cha đích thân dạy dỗ và hướng ông đi vào con đường khoa học tự nhiên.Acsimet được cha cho đi du học ở thành phố Alexandrie, Ai Cập, trở thành học sinh của nhà toán học nổi tiếng Ơclit; rồi sang Tây Ban Nha và cuối cùng về định cư vĩnh viễn tại thành phố quê nhà xứ Sicile.
Các công trình của Acsimet:
1. Công thức tính diện tích, thể tích của hình lăng trụ, hình cầu.
2. Số thập phân của số Pi (nằm giữa 223/7 và 22/7)
3. Phương pháp tính gần đúng chu vi vòng tròn từ những hình lục giác đều nội tiếp trong vòng tròn.
4. Những tính chất của tiêu cự của Parabole
5. Phát minh đòn bẩy, bánh xe răng cưa…
6. Chế tạo vũ khí mới đánh quân La Mã.
7. Chế ra vòng xoắn ốc không ngừng …
8. Tính diện tích parabole bằng cách chia ra thành tam giác vô tận
9. Nguyên lý thủy tĩnh, sức đẩy Acsimet, trọng tâm Barycentre
10. Những khối Acsimet (Solides Acsimet)
11. Những dạng đầu tiên của tích phân.
Acsimet hiến kế đánh ngoại xâm
Thời kỳ cổ Hi Lạp, giữa các nước nhỏ thường xảy ra chiến tranh. Acsimet ở xứ Syracusenhỏ bé khi ngoại bang đánh vào xứ này. Đã dù ở tuổi 73 nhưng ông vẫn tham gia bảo vệ tổ quốc bằng cả trí tuệ của nhà bác học.
Lực lượng của kẻ địch hết sức hùng mạnh, 60 chiếc thuyền ào ạt tiến vào Syracuse. Acsimet đã tính toán thiết kế một loại súng bắn đá, có thể bắn đi được những viên đá nặng hàng trăm kilogam. Khi kẻ thù đến gần, Acsimet lệnh: "Bắn!", nhiều thuyền chiến bị phá hỏng, địch sợ khiếp vía chạy tháo thân.
Bị tổn thất chúng đành phải rút lui, rồi bàn nhau tìm cách đánh tiếp, vào ban đêm. Và đêm đến, chiến thuyền địch lặng lẽ đến ngoài thành, dựng thang, vác búa chuẩn bị phá cổng thành. Acsimet vẫn chỉ huy binh sĩ chuẩn bị máy bắn đá, nhưng lần này là loại khác. Khi địch đến gần, những viên đá bắn thẳng lên trời rồi rơi thẳng xuống, đánh trúng vào những chiến thuyền đang áp sát bờ và bọn binh sĩ, có một hòn đá đã đập đúng đầu tên chỉ huy.
Kẻ thù điên cuồng phải chấp nhận thua một lần nữa. Nhưng vẫn không chịu cam tâm thất bại hoàn toàn, chúng lại phát động cuộc tấn công lần thứ ba. Lần này, ông yêu cầu mỗi một phụ nữ đều phải đem gương soi của mình đến tập trung ở bờ biển.
Tướng địch chỉ nhìn thấy rất nhiều phụ nữ, lệnh cho chiến thuyền tiến lên, chuẩn bị đánh. Đâu ngờ các gương soi hội tụ ánh sáng và đốt cháy các cánh buồm và cả thuyền. Từ những tướng chỉ huy đến bọn lính đều khiếp đảm, cho quân sĩ rút lui.
Nước Syracuse lại chiến thắng. Nhân dân vô cùng sùng bái và kính trọng trí tuệ người công dân thông thái của mình - Acsimet.
Ông Albert Einstein, sinh ngày 14 tháng 03 năm 1879 tại thành phố Ulm, Đức quốc, trong một gia đình làm nghề thủ công và tiểu thương. Bố là một người giỏi về hóa học và mẹ là người có khiếu về âm nhạc. Năm 1894, gia đình ông di cư sang sống tại Ý. Ông được bố gởi đi học ở Thụy Sĩ và đã tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại Đại học Zurich.
Sau khi ra trường, ông được mời dạy toán và vật lý tại một trường bách khoa ở Thụy Sĩ, ngoài việc dạy học, ông dành hết thời gian còn lại để nghiên cứu vật lý học và ông còn làm việc tại văn phòng thẩm tra cấp bằng sáng chế ở Berne, Thụy Sĩ. Năm 1905, ông gởi đăng bài "Lý thuyết tương đối hẹp" dài 5 trang trên tờ Physics. Bài báo nhanh chóng được chú ý và nó là tiếng nổ lớn của ngành khoa học về không gian và thời gian, ông đã phá vỡ các khái niệm tuyệt đối về không gian và thời gian của nhà vật lý học và toán học vĩ đại, Issaac Newton (1642-1727). Lập tức tên tuổi của ông được nhiều người biết tới và được xem là một khoa học gia nổi tiếng nhất vào thời điểm ấy.
Marie Sklodowska Curie (1867-1934) là nhà bác học nữ lừng danh thế giới. Bà là người phụ nữ đầu tiên và cũng là duy nhất trên thế giới hai lần được nhận giải thưởng Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau.
Xuất thân từ gia đình trí thức nghèo ở Ba Lan nhưng lúc còn nhỏ Marie đã tỏ ra có tinh thần ham học phi thường. Ngay khi đang còn là sinh viên năm thứ ba Marie đã được cấp bằng Thạc sĩ Vật lý và đến năm thứ tư được cấp tiếp bằng Thạc sĩ Số học. Ngoài ra, Marie còn nói, viết thành thạo các thứ tiếng: Pháp, Nga, Anh, Đức và quyết tâm làm luận án Tiến sĩ Vật lý. Marie đã gặp và kết hôn với một nhà khoa học danh tiếng của Pháp: Pierre Curie.
Ngót chục năm sau khi cưới, hai vợ chồng Curie phát hiện ra nguyên tố Poloni, có cường độ phóng xạ mạnh gấp 400 lần so với Urani nguyên chất. Ít lâu sau, hai vợ chồng lại phát hiện thêm nguyên tố có cường độ phóng xạ cực mạnh, đó là Radi.
Năm 1903, Viện Khoa học Hoàng gia London trao tặng hai ông bà Huy chương Devy nhờ tìm ra phương pháp chế tạo chất Radi, vì tinh luyện Radi từ quặng thô rất vất vả và tốn kém. Một tháng sau Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển trao tặng hai người giải thưởng Nobel Vật lý. Trường đại học Paris phong tặng bà Marie Curie danh hiệu Tiến sĩ khoa học Vật lý xuất sắc.
Năm 1911 Marie Curie lại một lần nữa nhận giải Nobel Hóa học. Chính phủ Pháp quyết định tặng bà Huân chương Bắc đẩu bội tinh.
Năm 1914, bà được cử làm Giám đốc Viện Radi ở Paris. Đây là cơ sở đầu tiên sử dụng Radi điều trị bệnh ung thư. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Marie Curie cùng con gái là Iren đã ra sức ứng dụng tia Radi để cứu người.
Năm 1921, Marie Curie trên cương vị Giám đốc Viện Radi cùng con gái là Iren sang thăm nước Mỹ. Tổng thống Mỹ đã tặng bà một gram Radi. Bà đã đề nghị ghi rõ trong chứng thư rằng đó là món quà tặng bà để tiến hành nghiên cứu khoa học chứ không phải để làm tài sản riêng.
Năm 1922, bà được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Pháp. Cùng năm này, Ủy ban Quốc tế hợp tác tri thức của Hội Quốc liên tại Geneve bầu bà làm Phó chủ tịch của tổ chức. Bà đã cống hiến cả sinh mạng cho khoa học.
Ngày 14 tháng 7 năm 1934, Marie Curie qua đời. Các bác sĩ cho biết, bà bị trúng độc Radi. Do bị bức xạ lâu dài, nội tạng của bà bị tổn thương nghiêm trọng. Thi hài của bà được mai táng tại ngoại ô Paris, bên cạnh người chồng quá cố Pie Curie.
Để ghi nhớ cống hiến lớn lao của nữ bác học kiệt xuất trong việc nghiên cứu các nguyên tố mang tính phóng xạ, người ta đã gọi đơn vị cường độ tính phóng xạ là “Curie”. Marie Curie mất đúng vào năm con gái và con rể là Iren Jolit Curie và Federic được tặng thưởng giải Nobel Hóa học.
Nhà sinh học vĩ đại Saclơ Rôbơc Đácuyn sinh ngày 12-2-1809 ở Sơriuxơbơri là một thị trấn nhỏ của nước Anh. Ông nội của Đácuyn (Tức Êrasmơ Đácuyn) là một nhà khoa học có tiếng, đồng thời vừa là thày thuốc và là một nhà thơ Êrasmơ Đácuyn đã có những quan niệm tiến bộ về thiên nhiên, phản ánh tư tưởng biến hình luận và những yếu tố của tiến hóa luận. Theo thuyết tiến hóa của Darwin, các loài sinh vật sẽ trải qua một quá trình được gọi là “chọn lọc tự nhiên” để có thể tồn tại.
Saclơ Rôbơc Đácuyn (1809-1882)
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
a, Đề xuất giả thuyết
b, Kết luận
c, Tiến hành nghiên cứu
d, Xác định vấn đề nghiên cứu
e, Thu thập, phân tích số liệu
d, Xác định vấn đề nghiên cứu
a, Đề xuất giả thuyết
c, Tiến hành nghiên cứu
e, Thu thập, phân tích số liệu
b, Kết luận
Albert Einstein
Charles Darwin
Marie Curie
Ngô Bảo Châu
Isaac Newton
Acsimet sinh năm 284 và mất năm 212 trước Công nguyên. Ông sống ở thành phố Syracuse, trên đảo Sicile, con một một nhà thiên văn và toán học nổi tiếng Phidias. Người cha đích thân dạy dỗ và hướng ông đi vào con đường khoa học tự nhiên.Acsimet được cha cho đi du học ở thành phố Alexandrie, Ai Cập, trở thành học sinh của nhà toán học nổi tiếng Ơclit; rồi sang Tây Ban Nha và cuối cùng về định cư vĩnh viễn tại thành phố quê nhà xứ Sicile.
Các công trình của Acsimet:
1. Công thức tính diện tích, thể tích của hình lăng trụ, hình cầu.
2. Số thập phân của số Pi (nằm giữa 223/7 và 22/7)
3. Phương pháp tính gần đúng chu vi vòng tròn từ những hình lục giác đều nội tiếp trong vòng tròn.
4. Những tính chất của tiêu cự của Parabole
5. Phát minh đòn bẩy, bánh xe răng cưa…
6. Chế tạo vũ khí mới đánh quân La Mã.
7. Chế ra vòng xoắn ốc không ngừng …
8. Tính diện tích parabole bằng cách chia ra thành tam giác vô tận
9. Nguyên lý thủy tĩnh, sức đẩy Acsimet, trọng tâm Barycentre
10. Những khối Acsimet (Solides Acsimet)
11. Những dạng đầu tiên của tích phân.
Acsimet hiến kế đánh ngoại xâm
Thời kỳ cổ Hi Lạp, giữa các nước nhỏ thường xảy ra chiến tranh. Acsimet ở xứ Syracusenhỏ bé khi ngoại bang đánh vào xứ này. Đã dù ở tuổi 73 nhưng ông vẫn tham gia bảo vệ tổ quốc bằng cả trí tuệ của nhà bác học.
Lực lượng của kẻ địch hết sức hùng mạnh, 60 chiếc thuyền ào ạt tiến vào Syracuse. Acsimet đã tính toán thiết kế một loại súng bắn đá, có thể bắn đi được những viên đá nặng hàng trăm kilogam. Khi kẻ thù đến gần, Acsimet lệnh: "Bắn!", nhiều thuyền chiến bị phá hỏng, địch sợ khiếp vía chạy tháo thân.
Bị tổn thất chúng đành phải rút lui, rồi bàn nhau tìm cách đánh tiếp, vào ban đêm. Và đêm đến, chiến thuyền địch lặng lẽ đến ngoài thành, dựng thang, vác búa chuẩn bị phá cổng thành. Acsimet vẫn chỉ huy binh sĩ chuẩn bị máy bắn đá, nhưng lần này là loại khác. Khi địch đến gần, những viên đá bắn thẳng lên trời rồi rơi thẳng xuống, đánh trúng vào những chiến thuyền đang áp sát bờ và bọn binh sĩ, có một hòn đá đã đập đúng đầu tên chỉ huy.
Kẻ thù điên cuồng phải chấp nhận thua một lần nữa. Nhưng vẫn không chịu cam tâm thất bại hoàn toàn, chúng lại phát động cuộc tấn công lần thứ ba. Lần này, ông yêu cầu mỗi một phụ nữ đều phải đem gương soi của mình đến tập trung ở bờ biển.
Tướng địch chỉ nhìn thấy rất nhiều phụ nữ, lệnh cho chiến thuyền tiến lên, chuẩn bị đánh. Đâu ngờ các gương soi hội tụ ánh sáng và đốt cháy các cánh buồm và cả thuyền. Từ những tướng chỉ huy đến bọn lính đều khiếp đảm, cho quân sĩ rút lui.
Nước Syracuse lại chiến thắng. Nhân dân vô cùng sùng bái và kính trọng trí tuệ người công dân thông thái của mình - Acsimet.
Ông Albert Einstein, sinh ngày 14 tháng 03 năm 1879 tại thành phố Ulm, Đức quốc, trong một gia đình làm nghề thủ công và tiểu thương. Bố là một người giỏi về hóa học và mẹ là người có khiếu về âm nhạc. Năm 1894, gia đình ông di cư sang sống tại Ý. Ông được bố gởi đi học ở Thụy Sĩ và đã tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại Đại học Zurich.
Sau khi ra trường, ông được mời dạy toán và vật lý tại một trường bách khoa ở Thụy Sĩ, ngoài việc dạy học, ông dành hết thời gian còn lại để nghiên cứu vật lý học và ông còn làm việc tại văn phòng thẩm tra cấp bằng sáng chế ở Berne, Thụy Sĩ. Năm 1905, ông gởi đăng bài "Lý thuyết tương đối hẹp" dài 5 trang trên tờ Physics. Bài báo nhanh chóng được chú ý và nó là tiếng nổ lớn của ngành khoa học về không gian và thời gian, ông đã phá vỡ các khái niệm tuyệt đối về không gian và thời gian của nhà vật lý học và toán học vĩ đại, Issaac Newton (1642-1727). Lập tức tên tuổi của ông được nhiều người biết tới và được xem là một khoa học gia nổi tiếng nhất vào thời điểm ấy.
Marie Sklodowska Curie (1867-1934) là nhà bác học nữ lừng danh thế giới. Bà là người phụ nữ đầu tiên và cũng là duy nhất trên thế giới hai lần được nhận giải thưởng Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau.
Xuất thân từ gia đình trí thức nghèo ở Ba Lan nhưng lúc còn nhỏ Marie đã tỏ ra có tinh thần ham học phi thường. Ngay khi đang còn là sinh viên năm thứ ba Marie đã được cấp bằng Thạc sĩ Vật lý và đến năm thứ tư được cấp tiếp bằng Thạc sĩ Số học. Ngoài ra, Marie còn nói, viết thành thạo các thứ tiếng: Pháp, Nga, Anh, Đức và quyết tâm làm luận án Tiến sĩ Vật lý. Marie đã gặp và kết hôn với một nhà khoa học danh tiếng của Pháp: Pierre Curie.
Ngót chục năm sau khi cưới, hai vợ chồng Curie phát hiện ra nguyên tố Poloni, có cường độ phóng xạ mạnh gấp 400 lần so với Urani nguyên chất. Ít lâu sau, hai vợ chồng lại phát hiện thêm nguyên tố có cường độ phóng xạ cực mạnh, đó là Radi.
Năm 1903, Viện Khoa học Hoàng gia London trao tặng hai ông bà Huy chương Devy nhờ tìm ra phương pháp chế tạo chất Radi, vì tinh luyện Radi từ quặng thô rất vất vả và tốn kém. Một tháng sau Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển trao tặng hai người giải thưởng Nobel Vật lý. Trường đại học Paris phong tặng bà Marie Curie danh hiệu Tiến sĩ khoa học Vật lý xuất sắc.
Năm 1911 Marie Curie lại một lần nữa nhận giải Nobel Hóa học. Chính phủ Pháp quyết định tặng bà Huân chương Bắc đẩu bội tinh.
Năm 1914, bà được cử làm Giám đốc Viện Radi ở Paris. Đây là cơ sở đầu tiên sử dụng Radi điều trị bệnh ung thư. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Marie Curie cùng con gái là Iren đã ra sức ứng dụng tia Radi để cứu người.
Năm 1921, Marie Curie trên cương vị Giám đốc Viện Radi cùng con gái là Iren sang thăm nước Mỹ. Tổng thống Mỹ đã tặng bà một gram Radi. Bà đã đề nghị ghi rõ trong chứng thư rằng đó là món quà tặng bà để tiến hành nghiên cứu khoa học chứ không phải để làm tài sản riêng.
Năm 1922, bà được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Pháp. Cùng năm này, Ủy ban Quốc tế hợp tác tri thức của Hội Quốc liên tại Geneve bầu bà làm Phó chủ tịch của tổ chức. Bà đã cống hiến cả sinh mạng cho khoa học.
Ngày 14 tháng 7 năm 1934, Marie Curie qua đời. Các bác sĩ cho biết, bà bị trúng độc Radi. Do bị bức xạ lâu dài, nội tạng của bà bị tổn thương nghiêm trọng. Thi hài của bà được mai táng tại ngoại ô Paris, bên cạnh người chồng quá cố Pie Curie.
Để ghi nhớ cống hiến lớn lao của nữ bác học kiệt xuất trong việc nghiên cứu các nguyên tố mang tính phóng xạ, người ta đã gọi đơn vị cường độ tính phóng xạ là “Curie”. Marie Curie mất đúng vào năm con gái và con rể là Iren Jolit Curie và Federic được tặng thưởng giải Nobel Hóa học.
Nhà sinh học vĩ đại Saclơ Rôbơc Đácuyn sinh ngày 12-2-1809 ở Sơriuxơbơri là một thị trấn nhỏ của nước Anh. Ông nội của Đácuyn (Tức Êrasmơ Đácuyn) là một nhà khoa học có tiếng, đồng thời vừa là thày thuốc và là một nhà thơ Êrasmơ Đácuyn đã có những quan niệm tiến bộ về thiên nhiên, phản ánh tư tưởng biến hình luận và những yếu tố của tiến hóa luận. Theo thuyết tiến hóa của Darwin, các loài sinh vật sẽ trải qua một quá trình được gọi là “chọn lọc tự nhiên” để có thể tồn tại.
Saclơ Rôbơc Đácuyn (1809-1882)
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
a, Đề xuất giả thuyết
b, Kết luận
c, Tiến hành nghiên cứu
d, Xác định vấn đề nghiên cứu
e, Thu thập, phân tích số liệu
d, Xác định vấn đề nghiên cứu
a, Đề xuất giả thuyết
c, Tiến hành nghiên cứu
e, Thu thập, phân tích số liệu
b, Kết luận
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Văn Thắng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)