Bài 22. Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)
Chia sẻ bởi Trần Văn Tài |
Ngày 28/04/2019 |
21
Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Thêm trạng ngữ cho câu
( tiếp theo)
Nhắc lại kiến thức cũ
Trạng ngữ là thành phần phụ hay thành phần chính của câu?
Về ý nghĩa và về hình thức thành phần trạng ngữ có đặc điểm gì?
Một câu có thể có bao nhiêu trạng ngữ?
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, do đó có thể thêm hoặc tách trạng ngữ thành câu riêng.
Trong một số câu ta không thể lược bỏ trạng ngữ vì vai trò quan trọng của nó. Sử dụng đúng và hay thành phần trạng ngữ sẽ giúp câu văn đạt hiệu quả cao.
I. Công dụng của trạng ngữ
Trạng ngữ bổ sung cho câu những thông tin cần thiết, làm cho câu miêu tả đầy đủ thực tế khách quan hơn. Do đó trong nhiều trường hợp, nếu không có phần bổ sung thông tin của trạng ngữ thì nội dung của câu sẽ thiếu chính xác. Trạng ngữ còn nối kết các câu văn trong đoạn, trong bài, làm cho văn bản mạch lạc. Nhiều trường hợp không nên và không thể bỏ trạng ngữ được.
II. Tách trạng ngữ thành câu riêng
Trạng ngữ của câu trước: "để tự hào với tiếng nói của mình".
Câu in đậm giống trạng ngữ của câu trước về ý nghĩa (đều có quan hệ với chủ ngữ và vị ngữ chỉ mục đích).
Có thể gộp hai câu đã cho thành một câu duy nhất có hai trạng ngữ.
Tác dụng: Việc tách trạng ngữ của câu thành một câu riêng có tác dụng nhấn mạnh vào ý nghĩa của trạng ngữ đứng sau.
Ghi nhớ
Trạng ngữ có công dụng:
- Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm nội dung của câu đầy đủ, chính xác.
- Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
Luyện tập
(Bài tập SGK về nhà hoàn thiện)
Bài 1: Đọc kĩ đoạn văn sau:
Hôm ấy, Mai đến nhà Hiếu để học nhóm. Mai đang đi thì mưa. Mưa to quá, Mai trú nhờ một quán nước bên đường, không ngờ người bán nước lại là mẹ của Hiếu. Đã bao lần Hiếu luôn tránh nói về nghề nghiệp của bố mẹ. Mai cảm thấy thương Hiếu và phục nghị lực của bạn hơn. Mai cảm thấy mình nhanh bước hơn trên con đường đến nhà bạn.
Yêu cầu: Chỉ ra trạng ngữ của những câu văn trên và tác dụng của trạng ngữ.
Viết một đoạn văn ngắn trong đó có thành phần trạng ngữ của câu. Từ những trạng ngữ đó hãy xét tác dụng của nó và xét xem trạng ngữ nào có thể lược bỏ, có thể tách câu?
Bài 2
Nhắc lại các vị trí của trạng ngữ trong câu? Có phải trạng ngữ có thể đứng ở bất kì vị trí nào cũng đạt được hiệu quả sử dụng giống nhau?
Câu hỏi củng cố lí thuyết
Vị trí: đứng đầu, cuối câu hoặc đứng chen giữa
chủ ngữ với vị ngữ. Tuy nhiên khi sắp xếp vị trí
trạng ngữ cần cân nhắc sao cho phù hợp với liên
kết và mạch lạc của văn bản cũng như với tình
huống giao tiếp cụ thể vì mỗi vị trí khác nhau
của trạng ngữ sẽ cho hiệu quả khác nhau.
ví dụ: hai cách trả lời câu hỏi sau, cách nào phù hợp hơn?
Câu hỏi nâng cao
Trường hợp nào trạng ngữ không thể đứng cuối câu?cho ví dụ minh họa.
Trường hợp trạng ngữ có cấu tạo chỉ gồm một từ.
Các em về nhà củng cố lí thuyết và hoàn thành bài tập!
Chúc các em học tốt!
( tiếp theo)
Nhắc lại kiến thức cũ
Trạng ngữ là thành phần phụ hay thành phần chính của câu?
Về ý nghĩa và về hình thức thành phần trạng ngữ có đặc điểm gì?
Một câu có thể có bao nhiêu trạng ngữ?
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, do đó có thể thêm hoặc tách trạng ngữ thành câu riêng.
Trong một số câu ta không thể lược bỏ trạng ngữ vì vai trò quan trọng của nó. Sử dụng đúng và hay thành phần trạng ngữ sẽ giúp câu văn đạt hiệu quả cao.
I. Công dụng của trạng ngữ
Trạng ngữ bổ sung cho câu những thông tin cần thiết, làm cho câu miêu tả đầy đủ thực tế khách quan hơn. Do đó trong nhiều trường hợp, nếu không có phần bổ sung thông tin của trạng ngữ thì nội dung của câu sẽ thiếu chính xác. Trạng ngữ còn nối kết các câu văn trong đoạn, trong bài, làm cho văn bản mạch lạc. Nhiều trường hợp không nên và không thể bỏ trạng ngữ được.
II. Tách trạng ngữ thành câu riêng
Trạng ngữ của câu trước: "để tự hào với tiếng nói của mình".
Câu in đậm giống trạng ngữ của câu trước về ý nghĩa (đều có quan hệ với chủ ngữ và vị ngữ chỉ mục đích).
Có thể gộp hai câu đã cho thành một câu duy nhất có hai trạng ngữ.
Tác dụng: Việc tách trạng ngữ của câu thành một câu riêng có tác dụng nhấn mạnh vào ý nghĩa của trạng ngữ đứng sau.
Ghi nhớ
Trạng ngữ có công dụng:
- Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm nội dung của câu đầy đủ, chính xác.
- Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
Luyện tập
(Bài tập SGK về nhà hoàn thiện)
Bài 1: Đọc kĩ đoạn văn sau:
Hôm ấy, Mai đến nhà Hiếu để học nhóm. Mai đang đi thì mưa. Mưa to quá, Mai trú nhờ một quán nước bên đường, không ngờ người bán nước lại là mẹ của Hiếu. Đã bao lần Hiếu luôn tránh nói về nghề nghiệp của bố mẹ. Mai cảm thấy thương Hiếu và phục nghị lực của bạn hơn. Mai cảm thấy mình nhanh bước hơn trên con đường đến nhà bạn.
Yêu cầu: Chỉ ra trạng ngữ của những câu văn trên và tác dụng của trạng ngữ.
Viết một đoạn văn ngắn trong đó có thành phần trạng ngữ của câu. Từ những trạng ngữ đó hãy xét tác dụng của nó và xét xem trạng ngữ nào có thể lược bỏ, có thể tách câu?
Bài 2
Nhắc lại các vị trí của trạng ngữ trong câu? Có phải trạng ngữ có thể đứng ở bất kì vị trí nào cũng đạt được hiệu quả sử dụng giống nhau?
Câu hỏi củng cố lí thuyết
Vị trí: đứng đầu, cuối câu hoặc đứng chen giữa
chủ ngữ với vị ngữ. Tuy nhiên khi sắp xếp vị trí
trạng ngữ cần cân nhắc sao cho phù hợp với liên
kết và mạch lạc của văn bản cũng như với tình
huống giao tiếp cụ thể vì mỗi vị trí khác nhau
của trạng ngữ sẽ cho hiệu quả khác nhau.
ví dụ: hai cách trả lời câu hỏi sau, cách nào phù hợp hơn?
Câu hỏi nâng cao
Trường hợp nào trạng ngữ không thể đứng cuối câu?cho ví dụ minh họa.
Trường hợp trạng ngữ có cấu tạo chỉ gồm một từ.
Các em về nhà củng cố lí thuyết và hoàn thành bài tập!
Chúc các em học tốt!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Tài
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)