Bài 22. Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Phan Tấn Quan | Ngày 28/04/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS BÌNH MỸ



NGỮ VĂN 7



GIÁO VIÊN : PHAN TẤN QUAN
KIỂM TRA BÀI CŨ
Kể tên các loại trạng ngữ thường gặp.
Cho VD.
- Nêu vị trí của trạng ngữ. Cho VD
THÊM
TRẠNG NGỮ CHO CÂU
( t t )

Trạng ngữ không là thành phần bắt buộc của câu nhưng vì sao trong các câu văn sau đây, ta không nên hoặc lược bỏ trạng ngữ?
I/ Công dụng của trạng ngữ :
a/
Trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn.
Nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ra ở trên trời ...
Trên giàn thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.
b/








Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu
đồng hun.
1/ Trạng ngữ có thể có hoặc không có mặt trong câu nhưng nó bổ sung cho câu những nội dung cần thiết làm cho câu được miêu tả đầy đủ hơn.
Trong nhiều trường hợp nếu thiếu trạng ngữ, câu sẽ thiếu chính xác.


Trong văn nghị luận, khi sắp xếp luận cứ theo trình tự thời gian, không gian … thì trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy ?
2/ Trong văn nghị luận, khi sắp xếp luận cứ theo trình tự thời gian, không gian … thì trạng ngữ có vai trò liên kết các câu văn trong đoạn giúp cho đoạn văn được mạch lạc nên nhiều trường hợp không thể thiếu trạng ngữ.

GV: Lê Thị Xuân Huyền
GHI NHỚ
Trạng ngữ có những công dụng sau :
+ Xác định hoàn cảnh, điều kiện xảy ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.
+ Nối kết các câu, các đoạn lại với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
 
:


Câu in đậm trong SGK có gì đặc biệt ?
II/ Tách trạng ngữ thành câu riêng :

1/ Câu in đậm là trạng ngữ được tách ra thành câu riêng.
:


Việc tách câu như trên có tác dụng gì ?


2/ Tách ra như vậy có tác dụng nhấn mạnh ý muốn nói.
GV: Lê Thị Xuân Huyền
GHI NHỚ
Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc để thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách riêng trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành những câu riêng.
 

III/ Luyện tập :
1/ Chỉ ra công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích SGK/47
 Bổ sung thông tin tình huống, liên kết các luận cứ giúp cho bài văn rõ ràng, dễ hiểu.

2/ Chỉ ra những trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng.
Nêu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành.
a/ Năm 72.  Nhấn mạnh thời điểm hy sinh của nhân vật trong câu.
b/ Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.  Làm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu.


3/ Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt. Chỉ ra trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm trạng ngữ trong những trường hợp ấy.

Tuần trước, chúng ta đã học qua văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt của Đặng Thai Mai. Qua đó, ta thấy tiếng Việt của chúng ta rất giàu và cũng rất đẹp về mọi phương diện, từ hệ thống nguyên âm, thanh điệu phong phú, uyển chuyển trong cách đặt câu ... Chúng ta tự hào về tiếng nước ta vì nước ta là một nước nhỏ nhưng cũng có thứ tiếng của riêng mình, không phải lệ thuộc vào tiếng của nước khác.


- Tuần trước  xác định thời gian đã học qua văn bản đó.
- vì nước ta là một nước nhỏ nhưng cũng có thứ tiếng của riêng mình, không phải lệ thuộc vào tiếng của nước khác.  chỉ ra nguyên nhân vì sao chúng ta tự hào về tiếng nước ta.
CỦNG CỐ
- Nêu công dụng trạng ngữ.
- Cách tách trạng ngữ thành câu riêng.
DẶN DÒ
- Tiết sau : Kiểm tra Tiếng Việt
Về xem lại các bài :
+ Câu rút gọn
+ Câu đặc biệt
+ Trạng ngữ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Tấn Quan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)