Bài 22. Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)
Chia sẻ bởi MAI CẨM NHUNG |
Ngày 28/04/2019 |
22
Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
Kiểm tra mi?ng :
Về ý nghĩa trạng ngữ được thêm vào câu để làm gì? Trạng ngữ có thể đứng ở vị trí nào trong câu? Làm sao ta có thể xác định được đó là thành phần trạng ngữ? Cho ví dụ và xác định đâu là trạng ngữ? (10đ)
3
Tiết : 89
Tuần: 24
Ngày dạy: 15-02-2016
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU(TT).
I/ Công dụng của trạng ngữ.
Tìm trạng ngữ trong đoạn văn sau:
a. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng[….]. Thường thường, vào khoảng đó, trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong, có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
(Vũ Bằng)
b. Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.
(Đoàn Giỏi)
Thường thường, vào
Sáng dậy,
Trên
giàn hoa lí
Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong
Về mùa đông,
khoảng đó
trong
Trong một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định thời gian, không gian, nguyên nhân , kết quả…để bài viết thuận lợi hơn. Vậy trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy?
Ghi nhớ/ 46
II/ Tách trạng ngữ thành câu riêng.
Câu in đậm dưới dây có gì đặc biệt?
Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
(Đặng Thai Mai)
Ghi nhớ/ 47
III/ Luyện tập
Bài tập 1/ 47
Tìm trạng ngữ và nêu công dụng của trạng ngữ.
Thảo luận nhóm 5 phút
Nhóm 1-2 câu a
Nhóm 3-4 câu b
Các trạng ngữ:
a. - Kết hợp những bài này lại,……
- Ở loại bài thứ nhất,………….
- Ở loại bài thứ hai,……………
b. - Đã bao lần, ………………
- Lần đầu tiên chập chững bước đi,………………
- Lần đầu tiên tập bơi, ……………
- Lần đầu tiên chơi bóng bàn,…………….
- Lúc còn học phổ thông,………………
- Về môn hóa,………………….
=> Các trạng ngữ trên vừa có công dụng bổ sung thêm những thông tin, tình huống, vừa có tác dụng liên kết các câu, các đoạn, làm cho đoạn văn mạch lạc, dễ hiểu…
Bài tập 2/ 47
Tìm trạng ngữ được tách thành câu riêng. Nêu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành.
Bố cháu đã hi sinh. Năm 72.
=> Nhằm nhấn mạnh ý về thời gian người bố hi sinh.
b. Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xõa gối. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.
=> Nhằm thể hiện một tình huống dạt dào cảm xúc, tâm trạng của những người lính và giai điệu buồn bã của tiếng đờn li biệt…
Năm 72
Trong lúc
tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn
li biệt, bồn chồn.
Bài tập 3/ 48
Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của Tiếng Việt. Chỉ ra các trạng ngữ .
Xác định trạng ngữ trong các câu sau:
A. Chốn Hàm Dương, chàng còn ngoảnh lại.
Bến Tiêu Tương, thiếp hãy trông sang.
B. Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí, bóng xuân sang.
C. Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm, nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.
D. Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
Chốn Hàm Dương
Bến Tiêu Tương
Trên giàn thiên lí,
Nửa đêm,
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Nhìn tranh, đặt câu có trạng ngữ.
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
Đối với bài học ở tiết học này:
Học thuộc hai nội dung ghi nhớ SGK/46-47
Hoàn thành các bài tập vào vở BTNV.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị: Tiết 90 “ Kiểm tra Tiếng Việt”
+ Câu rút gọn.
+ Câu đặc biệt.
+ Thêm trạng ngữ cho câu
- Học thuộc các khái niệm, và nêu tác dụng.
GIỜ HỌC KẾT THÚC CHÚC SƯC KHỎE THẦY CÔ VÀ CÁC EM
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: MAI CẨM NHUNG
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)