Bài 22. Nhiệt kế - Nhiệt giai

Chia sẻ bởi Phạm Duy Hiển | Ngày 26/04/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Nhiệt kế - Nhiệt giai thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Lạc Long Quân - Thành phố Buôn Ma Thuột , Đăk Lăk
Trang bìa
Trang bìa:
GIÁO ÁN VẬT LÝ 6 NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI Người thực hiện : Phạm Duy Hiển Trường THCS Lạc Long Quân Kiểm tra bài cũ
Học sinh 1:
Dụng cụ đo độ nóng lạnh đầu tiên của loài người ( hình dưới đây) ,do nhà bác học Galilê sáng chế ra . Nó hoạt động như thế nào ?
A) Mực nước trong ống thuỷ tinh tăng khi nhiệt độ tăng
B) Mực nước trong ống thuỷ tinh giảm khi nhiệt độ giảm
C) Mực nước trong ống thuỷ tinh tăng khi nhiệt độ giảm
D) Cả A và B
Học sinh 2:
Một cách làm cho thể tích của vật rắn tăng
Hiện tượng xảy ra khi vật rắn được nung nóng
Một trong những nguyên nhân làm cho thể tích chất khi tăng
Dụng cụ đo thể tích của chất lỏng
Từ dùng để so sánh sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau
Dụng cụ để đo nhiệt độ
Từ dùng để so sánh sự nở vì nhiệt của chất khí và chất lỏng
Đơn vị của đại lượng này là 0 C
Từ dùng để chỉ sự thay đổi thể tích của vật rắn khi bị hơ nóng
Từ xuất hiện nhiều nhất trong các bài từ 18 đến 21
NHIỆT KẾ
Các thí nghiệm: Câu hỏi C1
Dựa vào các yêu cầu của câu hỏi C1 , hãy trả lời các yêu cầu của bài ? Trả lời a) Ngón tay nhúng bình a thấy lạnh , ngón tay nhúng bình c thấy nóng b) Làm thế nào để xác định được các cảm giác vừa thu nhận được ta phải dùng dụng cụ nào ? Trả lời : Dùng nhiệt kế để xác định nhiệt độ của các bình đựng nước Các thí nghiệm: Câu hỏi C2
Hình a dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của nước đang sôi , nhiệt kế chỉ latex(100^0 C) Hình b , dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của nước đá đang tan Nhiệt kế chỉ latex(0^0 C) Nguyên tắc chế tạo nhiệt kế:
Nhiệt kế được cấu tạo dựa vào hiện tượng nào ?
Giãn nở vì nhiệt của chất lỏng
Giãn nở vì nhiệt của chất khí
Giãn nở vì nhiệt của chất rắn
Giãn nở vì nhiệt của các chất
Một số loại nhiệt kế:
Ba nhiệt kế thông dụng:
Các loại nhiệt kế GHĐ ĐCNN Công dụng Nhiệt kế Rượu Nhiệt kế Thuỷ ngân Nhiệt kế y tế Từ latex(-20^0 C) Đến latex(50^0 C) latex(2^0 C) Nhiệt độ không khí Từ latex(-10^0 C) Đến latex(100^0 C) latex(1^0 C) Nhiệt độ nước sôi phòng thí nghiệm Từ latex(35^0 C) Đến latex(42^0 C) latex(0,1^0 C) Nhiệt độ cơ thể Bài tập 1:
Quan sát cấu tạo của nhiệt kế y tế ( hình bên) có đặc điểm gì ? Cấu tạo như vậy , có tác dụng gì ? Trả lời Ống quản ở gần bầu thuỷ ngân có nút thắt Có tác dụng ngăn không cho thuỷ ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể . Nhờ đó đọc chính xác nhiệt độ cơ thể . Tại sao khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể thì thuỷ ngân trong ống quản không bị tụt xuống bầu ? Vì khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể , thuỷ ngân gặp lạnh bị co lại , làm cho thuỷ ngân tại nút thắt bị hẫng . Nhờ đó thuỷ ngân trong ống quản không bị tụt xuống . Bài tập 2:
Bạn Thắng nói rằng khi sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân phải chú ý bốn điểm sau . Em hãy cho biết bạn Thắng nói sai ở điểm nào ?
A) Điều chỉnh về vạch số 0
B) GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế
C) Không cầm vào bầu nhiệt kế khi đo nhiệt độ
D) Cho bầu nhiệt kế tiếp xúc với vật cần đo nhiệt độ
NHIỆT GIAI
Giới thiệu về nhiệt giai:
Quan hệ giữa nhiệt giai Xenxiut - Farenhai:
latex(100^0 C) tương ứng latex(180^0 F) latex(rArr 1^0 C = 1,8^0 F) Bài tập 1:
Tính xem a) latex(20^0 C) ứng với bao nhiêu độ F ? b) latex(95^0 F) ứng với bao nhiêu độ C ? Giải a) latex(20^0 C = 0^0 C + 20^0 C = 32^0 F + (20 . 1,8^0 F ) = 68^0 F) b) latex((95^0 F - 32^0 F) : 1,8 = 35^0 C) Bài tập 2:
latex(50^0 C) tương ứng với bao nhiêu độ F ?
latex(82^0 F)
latex(122^0 F)
latex(90^0 F)
latex(106^0 F)
GHI NHỚ
Kiến thức cần nhớ:
Ghi nhớ 1. Để đo nhiệt độ , người ta dùng nhiệt kế 2. Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất 3. Có nhiệu loại nhiệt kế khác nhau như : Nhiệt kế rượu , nhiệt kế thuỷ ngân , nhiệt kế y tế ... 4. Trong nhiệt giai Xenxiut , nhiệt độ của nước đá đang tan là latex(0^0 C) , của hơi nước đang sôi là latex(100^0 C) . Trong nhiệt giai Farenhai , nhiệt độ của nước đá đang tan là latex(32^0 F) , của hơi nước đang sôi là latex(212^0 F) Em có thể chưa biết ?: Nhiệt giai KenVin
Trong khoa học còn dùng nhiệt giai Kenvin ( độ kenvin) Quy ước : latex(1^0 C = 1^0 K) latex(0^0 C) ứng với latex(273^0 K) Công thức quy đổi từ độ C sang độ K là latex(T^0 K = t^0 C + 273^0 K) Có thể em chưa biết ?: Một số loại nhiệt kế
VẬN DỤNG
Bài tập 1:
Hãy ghép các nhiệt kế tương ứng để đo nhiệt độ của các hiện tượng tương ứng
Nhiệt độ của người bệnh
Nhiệt độ không khí vùng Bắc cực
Nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy ở latex(80^0 C)
Nhiệt độ của bàn ủi ( bàn là) đang ủi đồ
Bài tập 2:
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống cho thích hợp :
Trong thực tế có nhiều loại ||nhiệt kế|| khác nhau . Về nguyên tắc , một nhiệt kế có thể đo được nhiệt độ của tất cả các vật có nhiệt độ nằm trong ||giới hạn đo|| của nó . Song thông thường , khi đo nhiệt độ cơ thể , thường dùng ||nhiệt kế y tế|| , khi đo nhiệt độ khí quyển thường dùng ||nhiệt kế rượu|| và đo nhiệt độ trong phòng thí nghiệm thường dùng ||nhiệt kế thuỷ ngân|| . Hướng dẫn về nhà:
- Học phần ghi nhớ - Làm các bài tập : 22. 1 đến 22.8 trong sách bài tập vật lý CHĂM CHỈ HÔM NAY SẼ GẶT HÁI THÀNH CÔNG CỦA TƯƠNG LAI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Duy Hiển
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)