Bài 22. Luyện tập lập luận chứng minh
Chia sẻ bởi Bùi Đình Luân |
Ngày 09/05/2019 |
125
Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Luyện tập lập luận chứng minh thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Kiểm tra bài cũ
? Muốn làm một bài văn lập luận chứng minh thì ta phải thực hiện những bước nào? Nêu dàn bài chung của bài văn lập luận chứng minh.
*Muốn làm bài văn nghị luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc bài và chữa lại.
*Dàn bài:
-Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.
-Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
-Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần kết bài hô ứng với lời văn phần mở bài.
Tiết 97 LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
Cho đề văn:
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì? Em hiểu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” là gì? Yêu cầu lập luận chứng minh ở đây đòi hỏi phải làm như thế nào?
1. Điều phải chứng minh: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng - một đạo lý sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.
2. Yêu cầu lập luận chứng minh: Đưa ra và phân tích những chứng cứ.
Cả hai câu đều dùng hai hình tượng gợi liên tưởng “quả” và “cây”, “nước” và “nguồn” => phải biết ơn những thế hệ đi trước khi mình hôm nay được thừa hưởng những thành quả của họ.
- Trước hết phải giải thích ngắn gọn hai câu tục ngữ để hiểu ý cần chứng minh.
- Sau đó đưa ra các luận điểm phụ và làm sáng tỏ chúng bằng dẫn chứng và lý lẽ.
- Rút ra bài học, đánh giá tình cảm biết ơn thế hệ đi trước.
Em hãy diễn giải xem đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” có nội dung như thế nào? Tìm những biểu hiện của đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” trong thực tế đời sống?
- Đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” là biểu hiện của lòng biết ơn, biểu hiện ân nghĩa thuỷ chung của con người Việt Nam giàu tình cảm.
- Được thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần ngày nay. Chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát ấy để tỏ lòng kính trọng và cũng phải hành động để trả phần nào cái ơn đó.
Lễ hội Đền Hùng
Biết ơn thầy cô giáo
Tổ tiên, ông bà cha mẹ
* Chúng ta cần biết ơn :
Đảng, Bác Hồ
Những người có công
với dân tộc, đất nước.
* Những người giúp đỡ ta lúc khó khăn
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Uống nước nhớ nguồn
Những biểu hiện
* Những lễ hội tưởng nhớ tổ tiên:
- Giỗ Tổ Hùng Vương 10-3 âm lịch.
- Giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương.
Lễ hội Đống Đa kỷ niệm Quang Trung đại phá quânThanh.
*Ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa:
- Giỗ ông bà, cha mẹ những người đã khuất.
- Nhớ tới công ơn sinh thành, xây đắp vun vén cho gia đình để cho con cháu được thừa hưởng hôm nay
* Những ngày:
- Thương binh liệt sĩ ...
- Nhà giáo Việt Nam
- Quốc tế phụ nữ
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
Cho đề văn:
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
II.Lập dàn bài:
2. Dàn bài:
1.1 Mở bài: Câu tục ngữ thể hiện một truyền thống đạo lý tốt đẹp: lòng biết ơn những người đã tạo nên thành quả cho chúng ta thừa hưởng.
1.2Thân bài:
a. Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ
2.Thân bài:
a.Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ
(1) “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
a) Nghĩa đen: “Quả” là trái cây. Được ăn quả cây chín, ngon ngọt là một sự hưởng thụ sung sướng, phải biết nhớ ơn nguời trồng cây.
b) Nghĩa bóng: « Quả » là thành quả lao động. Mọi giá trị- vật chất và tinh thần- đều phải từ lao động mà có.Được hưởng thụ thành quả lao động phải biết nhớ ơn những người đã có công tạo dựng nên.
(2) « Uống nước nhớ nguồn »
a) Nghĩa đen: Uống ngụm nước mát thì phải biết nước ấy từ đâu mà có. « Nguồn » là nơi bắt đầu của dòng nước.
b) Nghĩa bóng: Được hưởng thụ một thành quả nào phải biết thành q uả ấy từ đâu mà có. « Nguồn » là nguồn gốc, là cội nguồn. Câu tục ngữ không chỉ nhắn nhủ một bài học về lòng biết ơn, mà còn gợi lên tình cảm cội nguồn sâu xa và thiêng liêng trong tâm linh người Việt.
2. Dàn bài:
1.1 Mở bài: Câu tục ngữ thể hiện một truyền thống đạo lý tốt đẹp: lòng biết ơn những người đã tạo nên thành quả cho chúng ta thừa hưởng.
1.2 Thân bài:
a.Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ
b. Đưa ra các luận điểm phụ:
- Từ xưa,dân tộc Việt Nam ta đã luôn luôn nhớ tới cội nguồn,luôn luôn biết ơn những người đã cho mình được hưởng những thành quả,những niềm vui sướng trong cuộc sống.
- Đến nay, đạo lí ấy vẫn được những con người Việt Nam của thời hiện đại tiếp tục giữ gìn và phát huy.
c. Dẫn chứng
1.3 Kết bài: Cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
Cho đề văn:
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
2. Lập dàn bài:
3. Viết bài:
THẢO LUẬN NHÓM 5 PHÚT
Nhóm 1 (Tổ 1): Viết phần mở bài.
Nhóm 2 (Tổ 2): Viết phần kết bài.
Nhóm 3 (Tổ 3): Viết đoạn giải thích hai câu tục ngữ.
Cả lớp: Viết đoạn văn chứng minh luận điểm: “Đến nay, đạo lí ấy vẫn được những con người Việt Nam của thời hiện đại tiếp tục giữ gìn và phát huy”.
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
Cho đề văn:
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
2. Lập dàn bài:
3. Viết bài:
IV. Đọc và sửa chữa
Sống theo đạo lý là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam xưa nay. Trong đó, lòng biết ơn là một đạo lý sống luôn luôn được đề cao. Hai câu tục ngữ: “Ăn qủa nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”chính là những lời tâm niệm thiêng liêng của con người Việt Nam về tình nghĩa ở đời.
Ca dao, tục ngữ là viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân gian.Nếu những bài ca dao là những lời ru ngọt ngào thì tục ngữ là những kinh nghiệm, những bài học về đạo lí sống quý giá.Một trong những đạo lí ấy chính là lòng biết ơn được ông cha ta đúc kết bằng hai câu tục ngữ: “Ăn qủa nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.
Phần mở bài
Tuy là hai câu tục ngữ khác nhau, cách diễn đạt cũng khác nhau nhưng cả hai đều chứa đựng bài học luân lí về cách sống, về tình nghĩa cao đẹp của người Việt Nam với nhau. Khi ăn trái ngon ngọt, ta phải nhớ ơn người đã dày công vun trồng, chăm sóc từ khi cây còn non đến lúc ra quả ngọt trái chín. Được uống ngụm nước ngon lành, mát lạnh, nhất định ta không được quên cội nguồn, nơi dòng nước chảy tới. Vẫn là đặc điểm quen thuộc của tục ngữ, vẫn là những hình ảnh tượng trưng độc đáo và hàm súc, vẫn là lời răn dạy về lòng biết ơn: người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Để có được cuộc sống như ngày hôm nay, ta không được quên ơn những người mang đến cho ta sự ấm no, hạnh phúc.
Đoạn văn giải thích hai câu tục ngữ
Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vốn đã đi vào đời sống, là nét đẹp trong phẩm chất của người Việt. Gần gũi là thờ ông bà tổ tiên mỗi khi Tết, giỗ trong mỗi gia đình để tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của con cháu, rầm rộ hơn là những lễ hội được tổ chức hằng năm tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc. Bác Hồ đã dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Vì thế:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Cứ đến dịp lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), nhân dân cả nước lại nô nức kéo nhau về nơi quê cha đất tổ để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng. Ở mỗi làng, mỗi thôn xóm đều diễn ra hoạt động hội làng đều đặn nhằm ghi tạc công lao của các vị thành hoàng làng, tổ nghề, tổ sư.
Đoạn văn chứng minh
Đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” đã trở thành một cách sống, một nếp sống quen thuộc mang đậm bản sắc dân tộc.Mỗi người Việt Nam đều có quyền tự hào về truyền thống ấy và phải biết sống xứng đáng với truyền thống đó.
Những phong tục,lễ hội,những việc làm ấy đã trở thành hoạt động không thể thiếu của người Việt Nam. Bởi, nhớ ơn Người mang lại cho mình cuộc sống ấm no hạnh phúc trở thành lẽ tự nhiên,trở thành nếp nghĩ và phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam. Đối với người học sinh thể hiện lòng biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô bằng hành động cụ thể chính là đang thực hiện đạo lí làm người ấy
Phần kết bài
Hướng dẫn về nhà :
- Ôn lại lý thuyết.
Viết hoàn chỉnh một bài văn với đề văn trên.
Chuẩn bị làm bài viết số 5- Văn nghị luận.
? Muốn làm một bài văn lập luận chứng minh thì ta phải thực hiện những bước nào? Nêu dàn bài chung của bài văn lập luận chứng minh.
*Muốn làm bài văn nghị luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc bài và chữa lại.
*Dàn bài:
-Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.
-Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
-Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần kết bài hô ứng với lời văn phần mở bài.
Tiết 97 LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
Cho đề văn:
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì? Em hiểu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” là gì? Yêu cầu lập luận chứng minh ở đây đòi hỏi phải làm như thế nào?
1. Điều phải chứng minh: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng - một đạo lý sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.
2. Yêu cầu lập luận chứng minh: Đưa ra và phân tích những chứng cứ.
Cả hai câu đều dùng hai hình tượng gợi liên tưởng “quả” và “cây”, “nước” và “nguồn” => phải biết ơn những thế hệ đi trước khi mình hôm nay được thừa hưởng những thành quả của họ.
- Trước hết phải giải thích ngắn gọn hai câu tục ngữ để hiểu ý cần chứng minh.
- Sau đó đưa ra các luận điểm phụ và làm sáng tỏ chúng bằng dẫn chứng và lý lẽ.
- Rút ra bài học, đánh giá tình cảm biết ơn thế hệ đi trước.
Em hãy diễn giải xem đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” có nội dung như thế nào? Tìm những biểu hiện của đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” trong thực tế đời sống?
- Đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” là biểu hiện của lòng biết ơn, biểu hiện ân nghĩa thuỷ chung của con người Việt Nam giàu tình cảm.
- Được thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần ngày nay. Chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát ấy để tỏ lòng kính trọng và cũng phải hành động để trả phần nào cái ơn đó.
Lễ hội Đền Hùng
Biết ơn thầy cô giáo
Tổ tiên, ông bà cha mẹ
* Chúng ta cần biết ơn :
Đảng, Bác Hồ
Những người có công
với dân tộc, đất nước.
* Những người giúp đỡ ta lúc khó khăn
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Uống nước nhớ nguồn
Những biểu hiện
* Những lễ hội tưởng nhớ tổ tiên:
- Giỗ Tổ Hùng Vương 10-3 âm lịch.
- Giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương.
Lễ hội Đống Đa kỷ niệm Quang Trung đại phá quânThanh.
*Ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa:
- Giỗ ông bà, cha mẹ những người đã khuất.
- Nhớ tới công ơn sinh thành, xây đắp vun vén cho gia đình để cho con cháu được thừa hưởng hôm nay
* Những ngày:
- Thương binh liệt sĩ ...
- Nhà giáo Việt Nam
- Quốc tế phụ nữ
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
Cho đề văn:
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
II.Lập dàn bài:
2. Dàn bài:
1.1 Mở bài: Câu tục ngữ thể hiện một truyền thống đạo lý tốt đẹp: lòng biết ơn những người đã tạo nên thành quả cho chúng ta thừa hưởng.
1.2Thân bài:
a. Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ
2.Thân bài:
a.Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ
(1) “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
a) Nghĩa đen: “Quả” là trái cây. Được ăn quả cây chín, ngon ngọt là một sự hưởng thụ sung sướng, phải biết nhớ ơn nguời trồng cây.
b) Nghĩa bóng: « Quả » là thành quả lao động. Mọi giá trị- vật chất và tinh thần- đều phải từ lao động mà có.Được hưởng thụ thành quả lao động phải biết nhớ ơn những người đã có công tạo dựng nên.
(2) « Uống nước nhớ nguồn »
a) Nghĩa đen: Uống ngụm nước mát thì phải biết nước ấy từ đâu mà có. « Nguồn » là nơi bắt đầu của dòng nước.
b) Nghĩa bóng: Được hưởng thụ một thành quả nào phải biết thành q uả ấy từ đâu mà có. « Nguồn » là nguồn gốc, là cội nguồn. Câu tục ngữ không chỉ nhắn nhủ một bài học về lòng biết ơn, mà còn gợi lên tình cảm cội nguồn sâu xa và thiêng liêng trong tâm linh người Việt.
2. Dàn bài:
1.1 Mở bài: Câu tục ngữ thể hiện một truyền thống đạo lý tốt đẹp: lòng biết ơn những người đã tạo nên thành quả cho chúng ta thừa hưởng.
1.2 Thân bài:
a.Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ
b. Đưa ra các luận điểm phụ:
- Từ xưa,dân tộc Việt Nam ta đã luôn luôn nhớ tới cội nguồn,luôn luôn biết ơn những người đã cho mình được hưởng những thành quả,những niềm vui sướng trong cuộc sống.
- Đến nay, đạo lí ấy vẫn được những con người Việt Nam của thời hiện đại tiếp tục giữ gìn và phát huy.
c. Dẫn chứng
1.3 Kết bài: Cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
Cho đề văn:
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
2. Lập dàn bài:
3. Viết bài:
THẢO LUẬN NHÓM 5 PHÚT
Nhóm 1 (Tổ 1): Viết phần mở bài.
Nhóm 2 (Tổ 2): Viết phần kết bài.
Nhóm 3 (Tổ 3): Viết đoạn giải thích hai câu tục ngữ.
Cả lớp: Viết đoạn văn chứng minh luận điểm: “Đến nay, đạo lí ấy vẫn được những con người Việt Nam của thời hiện đại tiếp tục giữ gìn và phát huy”.
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
Cho đề văn:
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
2. Lập dàn bài:
3. Viết bài:
IV. Đọc và sửa chữa
Sống theo đạo lý là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam xưa nay. Trong đó, lòng biết ơn là một đạo lý sống luôn luôn được đề cao. Hai câu tục ngữ: “Ăn qủa nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”chính là những lời tâm niệm thiêng liêng của con người Việt Nam về tình nghĩa ở đời.
Ca dao, tục ngữ là viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân gian.Nếu những bài ca dao là những lời ru ngọt ngào thì tục ngữ là những kinh nghiệm, những bài học về đạo lí sống quý giá.Một trong những đạo lí ấy chính là lòng biết ơn được ông cha ta đúc kết bằng hai câu tục ngữ: “Ăn qủa nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.
Phần mở bài
Tuy là hai câu tục ngữ khác nhau, cách diễn đạt cũng khác nhau nhưng cả hai đều chứa đựng bài học luân lí về cách sống, về tình nghĩa cao đẹp của người Việt Nam với nhau. Khi ăn trái ngon ngọt, ta phải nhớ ơn người đã dày công vun trồng, chăm sóc từ khi cây còn non đến lúc ra quả ngọt trái chín. Được uống ngụm nước ngon lành, mát lạnh, nhất định ta không được quên cội nguồn, nơi dòng nước chảy tới. Vẫn là đặc điểm quen thuộc của tục ngữ, vẫn là những hình ảnh tượng trưng độc đáo và hàm súc, vẫn là lời răn dạy về lòng biết ơn: người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Để có được cuộc sống như ngày hôm nay, ta không được quên ơn những người mang đến cho ta sự ấm no, hạnh phúc.
Đoạn văn giải thích hai câu tục ngữ
Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vốn đã đi vào đời sống, là nét đẹp trong phẩm chất của người Việt. Gần gũi là thờ ông bà tổ tiên mỗi khi Tết, giỗ trong mỗi gia đình để tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của con cháu, rầm rộ hơn là những lễ hội được tổ chức hằng năm tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc. Bác Hồ đã dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Vì thế:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Cứ đến dịp lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), nhân dân cả nước lại nô nức kéo nhau về nơi quê cha đất tổ để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng. Ở mỗi làng, mỗi thôn xóm đều diễn ra hoạt động hội làng đều đặn nhằm ghi tạc công lao của các vị thành hoàng làng, tổ nghề, tổ sư.
Đoạn văn chứng minh
Đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” đã trở thành một cách sống, một nếp sống quen thuộc mang đậm bản sắc dân tộc.Mỗi người Việt Nam đều có quyền tự hào về truyền thống ấy và phải biết sống xứng đáng với truyền thống đó.
Những phong tục,lễ hội,những việc làm ấy đã trở thành hoạt động không thể thiếu của người Việt Nam. Bởi, nhớ ơn Người mang lại cho mình cuộc sống ấm no hạnh phúc trở thành lẽ tự nhiên,trở thành nếp nghĩ và phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam. Đối với người học sinh thể hiện lòng biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô bằng hành động cụ thể chính là đang thực hiện đạo lí làm người ấy
Phần kết bài
Hướng dẫn về nhà :
- Ôn lại lý thuyết.
Viết hoàn chỉnh một bài văn với đề văn trên.
Chuẩn bị làm bài viết số 5- Văn nghị luận.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Đình Luân
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)