Bài 22. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Chia sẻ bởi Ông Kiệt | Ngày 04/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

TRU?NG THCS V? THANH
GIÁO ÁN SINH HỌC 9
Bài dạy: Bài 22 ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
GV: Hu?nh Van Ki?t
Tuần 12 - Tiết 23
Mục tiêu:
Kiến thức
- HS trình bày được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
HS nắm được nguyên nhân và vai trò của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
2. Kĩ năng:
Phát triễn kĩ năng quan sát và phân tích, so sánh.
Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
HS1: Em hãy cho biết đột biến gen là gì ? Các dạng của đột biến gen ?.
Đáp án: - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit. Đột biến gen di truyền được.
- Các dạng đột biến gen:
+ Mất một cặp nuclêôtit
+ Thêm một cặp nuclêôtit
+ Thay một cặp nuclêôtit
HS2: Em hãy cho biết đột biến gen có vai trò gì trong chọn giống và tiến hóa?.
Đáp án: - Trong chọn giống: đột biến gen tạo ra những giống mới có ích trong sản xuất.
- Trong tiến hóa: đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ
BÀI 22: ĐỘT BIẾN
CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
? Các em quan sát hình 22. và hoàn thành phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
Gồm các đoạn
ABCDEFGH
Mất đoạn H
Mất đoạn
Gồm các đoạn
ABCDEFGH
Lặp lại đoạn BC
Lặp đoạn
Gồm các đoạn
ABCDEFGH
Trình tự đoạn BCD đổi thành DCB
Đảo đoạn
- Treân ñaây laø caùc daïng ñoät bieán nhieãm saéc theå thöôøng gaëp. Ngoaøi ra coøn coù caùc daïng khaùc nhö chuyeån ñoaïn.
? Qua thảo luận nhóm kết hợp với thông tin SGK. Em hãy cho biết đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Gồm những dạng nào?.
- Gồm các dạng : Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
- Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể.
CÁC VÍ DỤ VỀ
ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
Ví dụ 1: Bệnh Tơcnơ (XO)
Ví dụ 2: Lợn 4 mắt.
Ví dụ 3: Gà 4 chân
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
II. Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
1. Nguyên phát sinh.
Các em xem thông tin sách giáo khoa để trả lời câu hỏi?
? Có những nguyên nhân nào gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ?.
? Phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng.
+ Do điều kiện ngoại cảnh, con người.
+ Các tác nhân vật lí, hoá học.
? Qua tìm hiểu thông tin SGK kết hợp với các ví dụ . Em hãy cho biết những nguyên nhân gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?.
- Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người.
- Nguyên nhân: Do các tác nhân vật lí, hóa học ? cấu trúc nhiễm sắc thể.
2. Vai trò của đột biến nhiễm sắc thể.
Ví dụ1 : Mất một đoạn nhỏ ở đầu nhiễm sắc thể thứ 21 gây ung thư máu ở người.
? Đây là dạng đột cấu trúc NST nào? Có lợi hay có hại?.
- Đây là dạng mất đoạn NST
- Có hại cho con người.
Ví dụ 2: Enzim thủy phân tinh bột ở một giống lúa mạch có hoạt tính cao hơn nhờ hiện tượng lặp đoạn nhiễm sắc thể mang gen quy định enzim này.
? Đây là dạng đột cấu trúc NST nào? Có lợi hay có hại?.
- Đây là dạng lặp đoạn NST.
- Có lợi cho sinh vật.
? Qua tìm hiểu thông tin SGK kết hợp với các ví dụ . Em hãy cho biết vai trò của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?.
- Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường có hại cho sinh vật.
- Một số đột biến có lợi ? có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa.
Các em đọc kết luận chung trong sách giáo khoa
Trang 66
Câu hỏi và bài tập:

Mất đoạn
Lặp đoạn
Đảo đoạn
Mất một đoạn NST.
Một đoạn NST được lặp lại.
Một đoạn NST bị đảo vị trí.
Câu 1: Các em hoàn thành bảng sau:
? a) Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
b) Nguyên nhân gây ra đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do các tác nhân vật lí và hóa học làm phá vỡ cấu trúc nhiễm sắc thể hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của nhiễm sắc thể
c) Biến đổi cấu trúc nhiễm sắc thể làm đảo lộn cách sắp xếp các gen trên nhiễm sắc thể gây rối loạn hoặc bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể.
d. Tuy nhiên, trong thực tế người ta thấy hầu hết các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là có lợi.
+
+
+
Câu 2: Hãy đánh dấu + vào ô ? chỉ câu trả lời đúng, khi viết về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
Câu 3: Chọn câu trả lời đúng:
* Loại đột biến nào làm mất hoặc thêm vật liệu di truyền?.
? a) Mất đoạn.
b) Đảo đoạn.
c) Lập đoạn.
+
+
Bài học về nhà
- Học thuộc bài theo nội dung sách giáo khoa và phần ghi trong tập học.
Trả lời các câu hỏi sau?
1. Đột biến nhiễm sắc thể là gì? Gồm những dạng nào? Hãy mô tả từng dạng nói trên?.
2. Những nguyên nhân chủ yếu nào gây biến đổi cấu trúc nhiễm sắc thể ?
3. Tại sao biến đổi cấu trúc nhiễm sắc thể lại gây hại cho con người và sinh vật?.
Tìm hiểu hiện tượng dị bội thể
Tìm hiểu sự phát sinh thể 3 nhiễm và thể một nhiễm
Đọc trước bài 23 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể và chú ý những điểm sau:

HẾT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ông Kiệt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)