Bài 22. Cách làm bài văn lập luận chứng minh

Chia sẻ bởi Đào Thúy Chinh | Ngày 28/04/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Cách làm bài văn lập luận chứng minh thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng!
Các thầy cô giáo về dự giờ thAm lớp 7C

Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là phép lập luận chứng minh?
Tiết 91 CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
Đề bài: Nhân dân ta thường nói: “ Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý.
Xác định yêu cầu chung của đề.
- Thể loại: lập luận chứng minh
- Nội dung: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có chí thì nên”
b. Tìm ý.
- Câu tục ngữ khẳng định điều gì?
- Chí có nghĩa là gì?
- Các cách lập luận:( Nêu dẫn chứng xác thực, nêu lí lẽ)
+ Xét về lí lẽ
+ Xét về thực tế.
2. Lập dàn bài
a.Mở bài : Nêu vai trò của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết . Đó là một chân lí.



b.Thân bài: (Phần chứng minh)
Xét về lí
+ Chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
+ Không có chí thì không làm được gì cả.
Những người có chí đều thành công (dẫn chứng).
-Xét về thực tế:
Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được (dẫn chứng).
c. Kết bài : Mọi người nên tu dưỡng chí, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đời làm việc lớn.
3. Viết bài
a. Mở bài
Cách 1: “Hoài bão, ý chí nghị lực là điều không thể thiếu đối với những ai muốn thành đạt. Câu tục ngữ của dân gian Có chí thì nên đã nêu bật tầm quan trọng đó.”
Cách 2: “Sống tức là khắc phục khó khăn. Không có ý chí, niềm tin, nghị lực để khắc phục mọi trở ngại trên đường đời thì không thể thành đạt được. Do đó, từ xưa nhân dân ta đã dạy: Có chí thì nên.”
Cách 3: “Ở đời mấy ai mà không mong muốn được thành đạt về sự nghiệp? Nhưng không phải ai cũng có đủ niềm tin, nghị lực để tiếp túcự nghiệp cho đến thành công. Bởi thế cho nên từ xữ nhân dân ta đã dạy: Có chí thì nên.”
b. Thân bài
Cần phải có từ ngữ chuyển đoạn: Thật vậy…, Đúng như vậy….
- Viết đoạn văn phân tích lí lẽ.
- Viết đoạn văn nêu các dẫn chứng.
c. Kết bài
- Nên sử dụng từ ngữ chuyển đoạn: Tóm lại…, Câu tục ngữ cho ta bài học…
Chú ý kết bài nên hô ứng với mở bài.
4. Đọc và sửa chữa.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý.
2. Lập dàn bài.
3. Viết bài.
4. Đọc và sửa chữa.
Dàn bài
Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh
Thân bài: Nêu lí lễ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
- Kết bài : Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần kết bài nên hô ứng với lời văn phần mở bài.
* Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.
II. Luyện tập
Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Đề 2: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
(Hồ Chí Minh)
- Giống nhau: Đều mang ý nghĩa khuyên nhủ con người phải bền lòng, không nản chí, tương tự ý nghĩa của câu Có chí thì nên.
- Khác nhau:
+ Đề 1: Cần nhấn mạnh vào chiều thuận: Hễ có lòng bền bỉ, chí quyết tâm thì việc khó như mài sắt thành kim cũng có thể hoàn thành.

+ Đề 2: Cần chú ý cả 2 chiều thuận, nghịch: Một mặt nếu lòng không bền thì không làm được việc, còn đã quyết chí thì việc dù lớn lao, phi thường như đào núi, lấp biển cũng có thể làm nên.

xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Thúy Chinh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)