Bài 21. Trình bày cô đọng bằng bảng

Chia sẻ bởi Cao Nguyễn Hoàng Vũ | Ngày 25/04/2019 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Trình bày cô đọng bằng bảng thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

Tuần: 31(tt)+32
Tiết: 62+63
Ngày:
BÀI 21: TRÌNH BÀY CÔ ĐỌNG BẰNG BẢNG
---(---

I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Nắm được cách tạo bảng, thay đổi kích thước cột, hàng.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng nội dung bài học để tạo bảng với các nội dung đã cho. Rèn kỹ năng thao tác trên máy.
3. Thái độ: Có thái độ cẩn thận, tỉ mỉ, làm việc đúng quy trình.
4. Định hướng năng lực: Học sinh có thể tạo một bảng điểm để theo quá trình học tập các môn của mình, ....
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, tài liệu, giáo án. Đồ dùng dạy học như máy tính, projector...
- HS: Đọc trước bài. SGK, Đồ dùng học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:Kết hợp trong giờ học.
3. Bài mới:
Ta đã biết nhiều nội dung văn bản, nếu được diễn đạt bằngtừ ngữ sẽ rất dài dòng, đặc biệt là rất khó so sánh. Khi đó bảng sẽ là hình thức trình bày cô đọng, dể hiểu và dể so sánh hơn, Vậy cách thực hiện như thế nào, bài học hôm nay sẽ giúp ta giải quyết vấn đề đó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách tạo bảng.
GV: Giới thiệu vào bài, chiếu hình mẩu cho học sinh quan sát (Trong hai cách trình bày (SGK) cách nào dễ hiểu, dễ so sánh hơn.
HS: Trả lời
Vậy trình bày nội dung bằng bảng là gì? làm sao để tạo bảng?
HS: Trả lời
Giới thiệu cách tạo bảng
GV: Thao tác mẫu cho HS quan sát các bước thực hiện tạo bảng.
HS: Quan sát.
GV: Yêu cầu HS trình bày lại các thao tác vừa thực hiện.
HS: Nhắc lại và ghi bài vào vở.
GV giới thiệu thêm: Một bảng trống vừa tạo với số hàng và số cột như đã chọn. Bảng gồm các ô được sắp xếp đồng thời theo các hàng và các cột. Muốn đưa nội dung vào ô nào, ta nháy chuột để đặt con trỏ soạn thảo tại ô đó. Ta có thể làm việc với nội dung văn bản trong ô giống như với văn bản trên một trang riêng biệt, tức là ta có thể thêm nội dung, chỉnh sửa và sử dụng các công cụ đã biết để định dạng.
GV: Gọi HS lên máy thao tác lại nội dung vừa học.
HS: Thực hiện.
GV: Nhận xét và cho điểm khuyến khích HS làm tốt.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thay đổi kích thước của cột hay hàng.
GV: Thao tác trên máy cho HS quan sát các bước thao tác để thay đổi kích thước của cột hay hàng.
HS: Quan sát cách thực hiện.
GV: Gọi HS nhắc lại các bước thao tác thực hiện.
HS: Ghi bài.
GV: Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác.
HS: Thực hiện.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách chèn thêm hàng hoặc cột.
GV: Làm thế nào để chèn thêm một hàng hay một cột?
HS: Thảo luận và đưa ra các bước thực hiện.
GV: Gọi 1 HS lên làm mẫu ( Chốt ý
GV: Thao tác trên máy cho HS quan sát các bước thao tác để chèn thêm hàng hoặc cột.
HS: Quan sát cách thực hiện.
GV: Gọi HS nhắc lại các bước thao tác thực hiện.
HS: Ghi bài.
GV: gọi HS lên thao tác lại trên máy nội dung trên.
HS: Thực hiện.
GV: Nhận xét và cho điểm khuyến khích.



Hoạt động 4: Tìm hiểu cách xóa hàng, cột hoặc bảng.
GV: Làm thế nào để xóa một hàng hay một cột?
HS: Thảo luận và đưa ra các bước thực hiện.
GV: Gọi 1 HS lên làm mẫu ( Chốt ý
GV: Thao tác trên máy cho HS quan sát các bước thao tác để chèn thêm hàng hoặc cột.
HS: Quan sát cách thực hiện.
GV: Thao tác trên máy cho HS quan sát các bước thao tác để xóa hàng, cột hoặc bảng.
HS: Quan sát cách thực hiện
1/ Tạo bảng
- Trình bày nội dung bằng bảng là bố trí nội dung văn bản trong các ô theo các hàng và các cột.

Các bước tạo bảng:
+ Bước 1: Chọn lệnh Table / trên dải lệnh Insert.
+ Bước 2: Kéo thả chuột để chọn số hàng, số cột cho bảng .
/
( Một bảng trống được xuất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Nguyễn Hoàng Vũ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)