Bài 21. Thêm trạng ngữ cho câu

Chia sẻ bởi Trần Thị Hoàng Dung | Ngày 09/05/2019 | 422

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Thêm trạng ngữ cho câu thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:


TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7


Giáo viên thiết kế: Đào Thị Hoa
Kiểm tra bài cũ:

Xác định câu đặc biệt, câu rút gọn có trong đoạn văn sau. Nêu tác dụng của việc rút gọn câu.
Khi xuống đến cầu thang, cô nói to với tôi:
- Đừng quên cô nhé!
Ôi! Cô giáo rất tốt của em, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được!
(Ét- môn- đô đơ A- mi- xi)
Ngữ Văn: Tiết 86: Thêm trạng ngữ cho câu
I. Đặc điểm của trạng ngữ:
1/ Ví dụ:

a/ Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.[...]
Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hoá” của thực dân cũng không làm ra được tấc sắt.Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ bao đời nay, xay nắm thóc.

b/ Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.
c/ Do trời quá lạnh, em không đi chơi tết.
d/ Chúng em học tập chăm ngoan, để cha mẹ vui lòng.
Xác định những trạng ngữ có trong các ví dụ sau và cho biết các trạng ngữ ấy bổ sung cho câu nội dung gì?
*Thảo luận nhóm:
Các trạng ngữ ở ví dụ bổ sung cho câu nội dung gì?Từ đó rút ra nhận xét chung về mục đích của việc thêm trạng ngữ cho câu.
a.1/ Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt
Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
TN chỉ nơi chốn
TN chỉ thời gian
a.2/ Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.
TN chỉ thời gian
a.3/ Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
TN chỉ thờigian
b/ Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và
lặn xuống nước .
TN chỉ cách thức
c/ Do trời quá lạnh, em không đi chơi tết.
d/ Chúng em học tập chăm ngoan, để cha mẹ vui lòng.
TN chỉ nguyên nhân
TN chỉ mục đích


Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian,nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
2/ Nhận xét 1:
c/ Do trời quá lạnh, em không đi chơi tết.
a.1/ Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt
Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
TN chỉ thơi gian
TN chỉ nơi chốn
a.2/ Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.
TN chỉ thời gian
a.3/ Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay,xay nắm thóc.
TN chỉ thờigian
b/ Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và
lặn xuống nước .
TN chỉ cách thức
TN chỉ nguyên nhân
3/ Nhận xét 2:
- Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
- Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có quãng nghỉ khi nói hoặc dấu phẩy khi viết.


Thảo luận nhóm:
+ Thử đổi vị trí các trạng ngữ trong các câu sau và rút ra nhận xét.
+ Có thể dùng dấu hiệu gì để phân biệt giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ?
Ghi nhớ:
* Về ý nghĩa: Trạng ngữ là thành phần phụ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
* Về hình thức:
- Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
- Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc dấu phẩy khi viết.
iii.Luyện tập
Bài tập 2:
Hoạt động Nhóm


Hãy xác định trạng ngữ trong các câu sau, trường hợp nào đặt trạng ngữ ở vị trí không thích hợp? Vì sao? Từ đó em cần lưu ý điều gì khi thêm trạng ngữ vào câu?
a/Chiều, bạn Lan đi chơi công viên với mẹ.
b/ Bạn Lan,chiều đi chơi công viên với mẹ.
c/ Bạn Lan đi chơi công viên với mẹ,chiều.
Câu (c) trạng ngữ ở cuối câu không thích hợp,vì làm cho người đọc, người nghe hiểu sai ý cần diễn đạt trong câu.
*Lưu ý:Trong một số trường hợp cụ thể, trạng ngữ không thể đứng ở cuối câu, nhất là trạng ngữ có cấu tạo chỉ gồm một từ.

0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Bài tập 2: Hoạt động nhóm.
+ Các nhóm 1,2,3,4 làm câu (a). + Các nhóm 5,6 làm câu (b).
+ Các nhóm 7,8 làm câu (c) + các nhóm 9,10 làm câu (d)
Trong các câu sau đây, câu nào có cụm từ mùa xuân làm trạng ngữ? Những câu còn lại cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì?

a/ Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội- là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh. (Vũ Bằng)
b/ Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
(Vũ Tú Nam)
c/ Tự nhiên như thế ai cũng chuộng mùa xuân.
(Vũ Bằng)
d/ Mùa xuân! Mỗi khi hoạ mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.
(Võ Quảng)
a/ Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của
Hà Nội- là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng
nhạn kêu trong đêm xanh.

b/ Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
c/ Tự nhiên như thế ai cũng chuộng mùa xuân.
d/ Mùa xuân! Mỗi khi hoạ mi tung ra những tiếng hót
vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.
Câu (b) cụm từ mùa xuân làm Trạng ngữ
Bài tập2: Đáp án
1
2
3
4
+Cụm từ mùa xuân ở vị trí (2) và (3) thuộc bộ phận phụ chú cho
chủ ngữ.
+ cụm từ mùa xuân ở vị trí(4) làm vị ngữ.
+ Cụm từ mùa xuân ở vị trí (1) làm chủ ngữ.
Câu(a):
Câu(c) Cụm từ mùa xuân làm phụ ngữ cho cụm động từ.
Câu (d) cụm từ mùa xuân là câu đặc biệt.
Bài tập3: Phiếu bài tập- Thực hiện theo nhóm
Gạch dưới các trạng ngữ có trong các đoạn tríchvà cho biết ý nghĩa của các trạng ngữ đó.
a/ Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, như báo trước
mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết.Các bạn có
ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp
đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy mùi thơm của
bông lúa non không? (Thạch Lam)



b/ Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta
nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.
(Đặng Thai Mai)
TN cách thức
TN thời gian
TN cách thức
TN cách thức
Bài tập 4: Hoạt động cá nhân
Thêm trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, cách thức, mục đích cho câu sau.
Các bạn học sinh không xả rác bừa bãi.
Có thể thêm các trạng ngữ cho câu trên như sau.
Trong năm học này, để bảo vệ môi trường sạch đẹp,
với ý thức tự giác, các bạn học sinh, ở trường
Chu Văn An, không xả rác bừa bãi.
TN chỉ thời gian
TN chỉ mục đích
TN chỉ cách thức
TN chỉ nơi chốn
CÙNG CHƠI TRÒ CHƠI
CÂU 1
1/ Đặt câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn, phù hợp với ảnh dưới:
2/ Thêm trạng ngữ thích hợp vào dấu (...) ở câu sau:
Cảnh sông Hương,....,mới đẹp làm sao!
3/ Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu sau đây:
Hôm nay, ba mình đi Hà nội.
4/ Xác định trạng ngữ của câu sau và cho biết ý nghĩa của nó.
Mỗi ngày cố gắng thuộc mười từ tiếng Anh và bây giờ, tôi đã có vốn tiếng Anh kha khá.
Câu 5: Tìm trong đoạn văn sau:câu rút gọn, câu đặc biệt,
câu có trạng ngữ.
Ồ, đẹp quá! Cảnh bình minh thật tuyệt vời. Mặt trời, từ từ, nhú lên khỏi
mặt biển. Tròn trĩnh như một quả trứng hồng.
Câu đặc biệt
Câu có TN
Câu rút gọn chủ ngữ
Bài tập về nhà:

Viết đoạn văn (5 đến 7 câu) có sử dụng câu có trạng ngữ và các dạng câu đã học.
Chủ đề: Tả quê hương khi mùa xuân về.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Hoàng Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)