Bài 21. Thêm trạng ngữ cho câu

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Việt Hà | Ngày 28/04/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Thêm trạng ngữ cho câu thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo
Về dự giờ Môn Ngữ văn lớp 7A
? ) Tình huống :
Trong một tiết dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thầy giáo hỏi các học viên:
- Bao giờ bạn đi thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám?
C¸c häc viªn ®Òu muèn ®­îc tham gia tr¶ lêi.
- Häc viªn 1: H«m qua, t«i ®i th¨m V¨n MiÕu Quèc Tö Gi¸m.
- Häc viªn 2 : Ngµy mai, t«i ®i th¨m V¨n MiÕu Quèc Tö Gi¸m
- Häc viªn 3 : Ngµy mai.
- Häc viªn 4 : T«i ®i th¨m V¨n MiÕu Quèc Tö Gi¸m, ngµy mai.
? Theo em, c©u tr¶ lêi nµo chÊp nhËn ®­îc, c©u tr¶ lêi nµo cÇn ph¶i söa? V× sao?

- Câu trả lời của học viên thứ 2, 3, 4 chấp nhận được vì đã đảm bảo thông tin theo yêu cầu của người hỏi
- Câu trả lời của học viên thứ nhất cần phải sửa vì câu hỏi hướng tới sự việc trong tương lai nhưng câu trả lời lại quay về quá khứ
Ngày mai, tôi đi thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám
? Đọc đoạn trích sau:
Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp [.]
Tre ăn ở với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ "văn minh", "khai hoá" của thực dân cũng không làm ra một tấc sắt. Tre vẫn còn phải vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
(Thép Mới)

dưới bóng tre xanh : TN bổ sung ý nghĩa về nơi chốn
đã từ lâu đời: TN bổ sung ý nghĩa về thời gian
đời đời, kiếp kiếp: TN bổ sung ý nghĩa về thời gian
từ nghìn đời nay: TN bổ sung ý nghĩa về thời gian
Ghi nhớ: (SGK/39)
Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
Về hình thức, :
- Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu;
- Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
Bài tập nhanh : Xác định câu có trạng ngữ và chỉ ra vai trò của trạng ngữ trong câu
1, Tay xách nón, chị bước lên thềm nhà.

2, Chị bước lên thềm nhà với tay xách nón

3, Xe đạp, nó đi đến trường hàng ngày.

4, Nó đến trường bằng xe đạp

5, Tôi đọc báo hôm nay.

6, Hôm nay, tôi đọc báo
Trạng ngữ chỉ cách thức
Trạng ngữ chỉ phương tiện
Trạng ngữ chỉ thời gian
Bổ ngữ
Bổ ngữ
Định ngữ
Ghi nhớ: (SGK/39)
Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
Về hình thức, :
- Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu;
- Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
II) Luyện tập:
Bài tập 1 : Bốn câu sau đều có cụm từ "mùa xuân". Hãy cho biết trong câu nào cụm từ "mùa xuân" làm trạng ngữ. Trong những câu còn lại, cụm từ "mùa xuân" đóng vai trò gì?
a, Mùa xuân của tôi - mùa xuân của Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuâncó mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [.].
(Vũ Bằng)

b, Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
(Vũ Tú Nam)
c, Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.
(Vũ Bằng)
d, Mùa xuân! Mỗi khi hoạ mi tung ra những ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu.
(Võ Quảng)
->Cụm từ "mùa xuân" 1,2,3 là chủ ngữ, "mùa xuân" 4 là vị ngữ
Trạng ngữ chỉ thời gian
-> Cụm từ "mùa xuân" làm bổ ngữ
-> Cụm từ "mùa xuân" là câu đặc biệt
Bài tập 2: Đặt câu có sử dụng trạng ngữ, chỉ ra ý nghĩa của trạng ngữ trong câu em vừa đặt được?
Bài tập 3: Viết đoạn văn ngắn về chủ đề mùa xuân có sử dụng trạng ngữ. Chỉ ra trạng ngữ trong đoạn văn vừa viết?
Bài tập 4: Thiết lập bản đồ tư duy cho nội dung bài học?
Bản đồ tư duy
Đặc điểm của trạng ngữ
Về ý nghĩa:
Về hình thức:
Bản đồ tư duy
Đặc điểm của trạng ngữ
Về ý nghĩa: TN thêm vào câu để xác định
Về hình thức: Trạng ngữ có thể
Nguyên nhân
Nơi chốn
Thờigian
Phương tiện
Cách thức
Mục đích
Đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu
Ngăn cách với CN, VN bằng một dấu phẩy khi viết hoặc một quãng ngắt hơi khi nói
Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng phần ghi nhớ và nắm được các đặc điểm của trạng ngữ.
- Làm bài tập 2,3 trang 40/ SGK vào vở bài tập.
- Đọc trước bài "Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh"

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Việt Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)