Bài 21. Thêm trạng ngữ cho câu

Chia sẻ bởi Đặng Thị Huế | Ngày 28/04/2019 | 18

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Thêm trạng ngữ cho câu thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS QUẢN CƠ THÀNH
TỔ CM: NGỮ VĂN
GIÁO VIÊN: VÕ THỊ HUY NHỨT
TIẾT 85
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
TIẾT 85
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I. ĐẶC ĐiỂM CỦA TRANG NGỮ
TN chỉ thời gian
Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang ( 1). Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp(2). […]
Tre với người như thế đã mấy nghìn năm (3). Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt (4). Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người (5). Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc (6).
(Thép Mới)
TN chỉ địa điểm
TN chỉ thời gian
TN chỉ thời gian
TIẾT 86
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẠNG NGỮ
Ví dụ SGK- 39
1. Tìm trạng ngữ.
- Dưới bóng tre xanh
- Đời đời, kiếp kiếp.
- Từ nghìn đời nay,
2. Về ý nghĩa, trạng ngữ thêm vào câu để xác định: địa điểm, thời gian,...
3. Chuyển trạng ngữ.
3/ Có thể chuyển các trạng ngữ nói trên sang những vị trí nào trong câu?
Câu 1: Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
 Người dân cày Việt Nam, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
 Người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời.

Câu 2:Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.
 Đời đời, kiếp kiếp, tre ăn ở với người.
 Tre, đời đời, kiếp kiếp, ăn ở với người.

Câu 6: Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
 Từ nghìn đời nay, cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc.
 Cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc, từ nghìn đời nay.

TIẾT 85
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
Ví dụ SGK- 39
1. Tìm trạng ngữ.
- Dưới bóng tre xanh
- Đời đời, kiếp kiếp.
- Từ nghìn đời nay,
2. Về ý nghĩa, trạng ngữ thêm vào câu để xác định: địa điểm, thời gian,...
3. Chuyển trạng ngữ. Có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu.
I. ĐẶC ĐiỂM CỦA TRANG NGỮ
Ghi nhớ SGK/39
* Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
* Về hình thức:
- Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
- Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
TIẾT 85
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
GHI NHỚ SGK - 39
Ví dụ SGK- 39
1. Tìm trạng ngữ.
- Dưới bóng tre xanh
- Đời đời, kiếp kiếp.
- Từ nghìn đời nay,
2. Về ý nghĩa, trạng ngữ thêm vào câu để xác định: địa điểm, thời gian,...
3. Chuyển trạng ngữ. Có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu.
I. ĐẶC ĐiỂM CỦA TRANG NGỮ
Người dân Hưng Nguyên ngồi bên thửa ruộng bị chết vì rét
Thêm trạng ngữ cho câu văn sau:
Lúa chết rất nhiều.
THẢO LUẬN
- Ngoài đồng
- Hôm nay
- Vì rét
Lúa chết rất nhiều
- Ngoài đồng, lúa chết rất nhiều.
- Hôm nay, lúa chết rất nhiều.
- Lúa chết rất nhiều, vì rét.
TIẾT 85
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
GHI NHỚ SGK - 39
Ví dụ SGK- 39
1. Tìm trạng ngữ.
- Dưới bóng tre xanh
- Đời đời, kiếp kiếp.
- Từ nghìn đời nay,
2. Về ý nghĩa, trạng ngữ thêm vào câu để xác định: địa điểm, thời gian,...
3. Chuyển trạng ngữ. Có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu.
II. LUYỆN TẬP
I. ĐẶC ĐiỂM CỦA TRANG NGỮ
Bài tập 1: Tìm cụm từ “mùa xuân” làm trạng ngữ, cụm từ “mùa xuân” còn lại đóng vai trò gì?
a) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh […]. (Vũ bằng)
b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. (Vũ Tú Nam)
c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. (Vũ Bằng)

d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu.
(Võ Quảng)
Mùa xuân: làm chủ ngữ và vị ngữ
Mùa xuân: trạng ngữ chỉ thời gian.
Mùa xuân: làm phụ ngữ cho động từ “chuộng”.
Mùa xuân: câu đặc biệt
Bài tập 2: Tìm trạng ngữ và phân loại:
a/ (1) Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. (2) Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? (3) Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ.(4) Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.
(Thạch Lam)
b) Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.

Bài tập 3
b) Kể tên những loại trạng ngữ khác mà em biết, cho ví dụ?
- Để đạt được danh hiệu học sinh giỏi, chúng em ra sức học tập.
- Bằng đôi đũa, người Việt Nam đã dùng gấp thức ăn.
- Để thực hiện kế hoạch của nhà trường, lớp em đã trồng xong một vườn hoa lan.
 TN chỉ cách thức
 TN chỉ phương tiện
 TN chỉ mục đích
1
2
3
CỦNG CỐ
TIẾT 86,87
TÌM HIỂU CHUNG VỀ
PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH
1. Chứng minh trong đời sống:
- Khi bị nghi ngờ, hoài nghi khẳng định một điều gì đó thì có nhu cầu chứng minh.
2. Chứng minh trong văn nghị luận:
3. Văn bản “Đừng sợ vấp ngã”.
Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì…
Oan Đi-xnây từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len.
Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.
Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hòa bình, bị đình chỉ học đại học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”.
Hen-ri Pho thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công.
Ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.
Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.
(Theo Trái tim có điều kì diệu)
a) Luận điểm cơ bản của bài văn:
- Những câu mang luận điểm:
+ Đầu bài “Đừng sợ vấp ngã”.
+ Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.
b) Lập luận:
1. Oan Đi- Xmây nhiều lần phá sản và cuối cùng sáng tạo nên Đi-xmây len.
2. Lu- i Pa-xtơ là học sinh trung bình. Về môn Hóa đứng hạng 15 trong số 22 học sinh.
3. Lép Tôn-xtôi bị đình chỉ đại học  vĩ đại.
4. Hen-ri Pho thất bại đến lần thứ 5 mới thành công.
5. Ca sĩ En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy đánh giá thiếu chất giọng  thành công.
Đừng sợ vấp ngã
- Các sự thật được dẫn có đáng tin không? Vì sao?
 Đáng tin cậy vì chúng được rút ra từ tiểu sử của những người đã thành công, đã nổi tiếng.
- Em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?
 Là dùng lí lẽ kết hợp với những bằng chứng chân thực, xác đáng để chứng tỏ một luận điểm mà mình nêu ra mới là đáng tin cậy.
Ghi nhớ SGK/42
1
2
3
CỦNG CỐ
Hướng dẫn chuẩn bị bài
- Học ghi nhớ, xem lại bài tập
Soạn bài: Tiết 88 Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
Đọc văn bản “Không sợ sai lầm” và trả lời câu hỏi.
a) Bài văn nêu luận điểm gì? Tìm những câu mang luận điểm đó.
b) Để chứng minh cho luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có sức thuyết phục không?
c) So sánh cách lập luận chứng minh của 2 văn bản “Đừng sợ vấp ngã và Không sợ sai lầm”.
II. LUYỆN TẬP
a) Bài văn nêu luận điểm gì? Tìm những câu mang luận điểm đó.
Văn bản: “Không sợ sai lầm”
a) Luận điểm:
- Không sợ sai lầm
- Dù có phạm sai lầm thì vẫn suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.
* Những câu mang luận điểm:
- Đầu đề bài.
- Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm… tự lập được.
- Thất bại là mẹ của thành công.
- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.
b) Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào?
b) Luận cứ:
- Nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào thì chỉ là ảo tưởng hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
- Nếu sợ thất bại, sợ sai lầm thì không bao giờ làm được việc gì.
- Sai lầm đem đến bài học cho đời.
- Nếu sợ sai lầm thì chẳng dám làm gì.
- Chẳng ai thích sai lầm cả nhưng khi đã phạm sai lầm thì phải biết rút kinh nghiệm để tiến lên.
? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không?
- Những luận cứ ấy rất đúng thực tế cuộc sống nên có sức thuyết phục cao.
c) Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài Đừng sợ vấp ngã?
THẢO LUẬN
Có khác:
- Phần mở đầu nêu vấn đề  khẳng định: Đã sống là có phạm sai lầm.
- Phần thân bài:
+ Bài “Đừng sợ vấp ngã”: Tác giả nêu một loạt dẫn chứng thực tế rút ra từ tiểu sử những người đã thành công, đã nổi danh để làm chứng cứ.
+ Bài “Không sợ sai lầm”: Tác giả chủ yếu dùng lí lẽ để phân tích, lí giải nhằm chứng minh vấn đề.
Sợ sai lầm là trốn tránh thực tế.
Sai lầm có 2 mặt: mặt gây tổn thất và mặt đem lại bài học bổ ích.
Cứ mạnh dạn tiến hành vào công việc của mình dù có thất bại thì hãy xem thất bại là mẹ thành công.
Hướng dẫn chuẩn bị bài
- Học ghi nhớ, xem lại bài tập
- Soạn bài: Tiết 89 Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)
Mục I: + Đọc đoạn văn, tìm trạng ngữ và cho biết vì sao các trạng ngữ ta không thể hoặc không nên lược bỏ trạng ngữ?
+ Trong BVNL, em phải sắp xếp các luận cứ theo những trình tự nào? Trạng ngữ có vai trò gì?
Mục II + Đọc ví dụ, chỉ ra TN của câu đứng trước, nêu tác dụng của việc tách câu?
Mục III. Xem luyện tập SGK/47
Trong đời sống hằng ngày, người ta dùng cái gì để chứng minh cho một sự thật được coi là đáng tin cậy?
- Nhân chứng, vật chứng.
1
Trong văn nghị luận, người viết dùng những gì để chứng minh cho luận điểm của mình là đáng tin cậy?
- Dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận.
2
Các lí lẽ, bằng chứng được dùng trong phép lập luận chứng minh phải như thế nào?
- Phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích.
3
Trạng ngữ trong câu bao giờ cũng được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy. Đúng hay sai?
- Đúng.
1
Trạng ngữ làm thành phần gì ở trong câu?
- Làm thành phần phụ của câu.
2
Về ý nghĩa, trạng ngữ thêm vào câu để xác định nội dung gì?
- Xác định về thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, phương tiện, mục đích...
3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Huế
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)